K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
10 tháng 11 2023

Để đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ CSDL ta cần:

- Triển khai bảo mật vật lý

- Tách biệt máy chủ CSDL

- Thiết lập máy chủ proxy HTTPS

- Tránh sử dụng các cổng mạng mặc định

22 tháng 8 2023

Để quản lí kết quả học tập của học sinh, việc lưu trữ dữ liệu là cần thiết để đảm bảo tính chính xác và minh bạch của quá trình đánh giá. Các dữ liệu cần lưu trữ trong hệ thống quản lí điểm bao gồm:

- Thông tin học sinh

- Thông tin môn học

- Điểm đánh giá thường xuyên

- Điểm đánh giá giữa kì

- Điểm đánh giá cuối kì

- Điểm trung bình môn học

- Điểm trung bình chung.

17 tháng 7 2023

Theo em, những ứng dụng nào sau dưới đây cần có CSDL?

a. Quản lí bán vé máy bay.

b. Quản lí chi tiêu cá nhân.

c. Quản lí cước phí điện thoại

d. Quản lí một mạng xã hội.

21 tháng 8 2023

1) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) chính là một gói phần mềm được dùng để xác định, thao tác cũng như truy xuất và quản lý dữ liệu. Hệ quản trị thường sẽ thao tác với các dữ liệu của chính DBMS. Ví dụ như: định dạng dữ liệu, tên các file, cấu trúc của bản record và cả cấu trúc của file.

21 tháng 8 2023

2) Nếu muốn trở thành một nhà quản trị cơ sở dữ liệu thì các em cần chuẩn bị những kỹ năng và kiến thức sau:

- Cần hiểu rõ về cơ sở dữ liệu, cấu trúc, quy trình và phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu.

- Cần có kinh nghiệm trong thiết kế cơ sở dữ liệu, triển khai hệ thống, sao lưu và phục hồi dữ liệu, và bảo mật cơ sở dữ liệu.

- Cần có hiểu biết về hệ thống máy tính và mạng để có thể thiết lập và quản lý cơ sở dữ liệu trên nhiều máy tính và máy chủ.

- Cần nắm vững ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu như SQL, để có thể truy vấn và xử lý dữ liệu.

- Cần có kỹ năng quản lý dự án để có thể quản lý các dự án liên quan đến cơ sở dữ liệu và đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng thời gian và ngân sách.

Tóm lại, để trở thành một nhà quản trị cơ sở dữ liệu, các em cần có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để quản lý cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

3 tháng 10 2021

Một CSDL là 1 tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của 1 tổ chức nào đó (như 1 trường học, ngân hàng....) được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để ĐÁP ỨNG NHU CẦU KHAI THÁC THÔNG TIN CỦA NHIỀU NGƯỜI DÙNG với nhiều mục đích khác nhau.

Vậy ở đây không thể nói Bí thư Đoàn trường đã tạo ra một CSDL vì trên thực tế, bí thư Đoàn trường là người duy nhất khai thác dữ liệu của hệ thống do mình xây dựng không có người nào khác nên không thỏa mãn với khái niệm.

3 tháng 10 2021

mình cảm ơn ạ :))

 Câu 1: Hệ thống tin học gồm các thành phầnA.  Phần cứng, phần mềm, sự quản lí và điều khiển của con ngườiB.  Máy tính, mạng và phần mềmC.  Người quản lí, máy tính và InternetD.  Máy tính, phần mềm và dữ liệuCâu 2: Đối tượng nghiên cứu của ngành tin học là:A.  Con người                B.  Máy tính                   C.  Xã hội                      D.  Thông tinCâu 3: Dạng dấu phẩy động của số: 1234,56 là:A....
Đọc tiếp

 

Câu 1: Hệ thống tin học gồm các thành phần

A.  Phần cứng, phần mềm, sự quản lí và điều khiển của con người

B.  Máy tính, mạng và phần mềm

C.  Người quản lí, máy tính và Internet

D.  Máy tính, phần mềm và dữ liệu

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của ngành tin học là:

A.  Con người                B.  Máy tính                   C.  Xã hội                      D.  Thông tin

Câu 3: Dạng dấu phẩy động của số: 1234,56 là:

A.  0.123456 x 104        B.  0.0123456 x 105      C.  1234,56                    D.  123456 x 102 

Câu 4: Giá trị 21 trong cơ số 10 bằng bao nhiêu trong cơ số 2?

A.  10101                       B.  65535                       C.  10115                       D.  1A001 

Câu 5: ALU (Bộ số học / logic)

A.  Có chức năng thực hiện các phép toán số học và logic

B.  Có chức năng điều khiển các bộ phận khác thực hiện chương trình

C.  Là thành phần quan trọng nhất của máy tính

D.  Quyết dịnh chất lượng của máy tính.

Câu 6: Những hiểu biết về một thực thể nào đó được gọi là gì?

A.  Dữ liệu                     B.  Đơn vị đo dữ liệu    C.  Đơn vị đo thông tin      D.  Thông tin 

Câu 7: Input của bài toán giải hệ phương trình bậc nhất ax+b=0 là:

A.  a, b                            B.  a, b, c, m, n, p, x, y  C.  x,y                             D.  a, b, c, x, y

Câu 8: Trong tin học dữ liệu là:

A.  Các số được mã hoá thành dãy số nhị phân. 

B.  Thông tin được lưu trữ  ở bất kỳ phương tiện nào.

C.  Thông tin đã được đưa vào máy tính 

D.  Thông tin về đối tương được xét.

Câu 9: DVD, ROM, Keyboard lần lượt là các thiết bị?

A.  Bộ nhớ ngoài – bộ nhớ trong – thiết bị ra 

B.  Bộ nhớ ngoài – bộ nhớ trong – thiết bị vào

C.  Bộ nhớ trong – bộ nhớ ngoài – thiết bị vào 

D.  Bộ nhớ trong – bộ nhớ ngoài – thiết bị ra

Câu 10: Sô nào sau đây là số thuộc hệ nhị phân:

A.  1100103                   B.  110011AB               C.  1100111                   D.  1160011 

Câu 11: Trong biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối, mô tả nào sau đây là sai?

A.  Hình Oval thể hiện thao tác nhập xuất

B.  Hình bình hành thể hiện các phép tính toán

C.  Dấu mũi tên quy định trình tự thực hiện các thao tác

D.  Hình thoi thể hiện thao tác so sánh

Câu 12: Đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông tin là

A.  Byte                          B.  KB                             C.  Bit                             D.  MB 

Câu 13: Mùi vị là thông tin dạng nào?

A.  Chưa có khả năng thu thập                            B.  Dạng văn bản

C.  Dạng hình ảnh                                                 D.  Dạng âm thanh 

Câu 14: Bộ nhớ nào sẽ không còn dữ liệu khi ngắt nguồn điện của máy?

A.  Bộ xử lý trung tâm  B.  ROM                         C.  RAM                         D.  Bộ nhớ ngoài 

Câu 15: Để biểu diễn số nguyên -103 máy tính dùng:

A.  3byte                        B.  1 byte                        C.  4 bit                          D.  2 byte

Câu 16: Máy tính sử dụng hệ cơ số nào để biễu diễn thông tin

A.  Hệ thập phân           B.  Hệ cơ số 8                C.  Hệ nhị phân             D.  Hệ Lamã 

Câu 17: Bộ mã ASCII (American Standard Code for Information) mã hóa được

A.  128 kí tự                   B.  1024 kí tự                 C.  256 kí tự                   D.  512 kí tự 

Câu 18: Thông tin của 1 lệnh bao gồm:

A.  Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ, mã của thao tác cần thực hiện, địa chỉ các ô nhớ liên quan

B.  Mã của thao tác cần thực hiện, chương trình thi hành, Địa chỉ của chương trình cần thi hành

C.  Địa chỉ các ô nhớ liên quan, mã của thao tác cần thực hiện, tên của lệnh cần thực hiện

D.  Dung lượng của lệnh, tên của lệnh, các tham số cần người dùng cung cấp

Câu 19: Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành dãy bít. Cách biến đổi như vậy được gọi là:

A.  Lưu trữ thông tin    B.  Mã hóa thông tin     C.  Biến đổi  thông tin  D.  Truyền thông tin 

Câu 20: Bộ nhớ chứa các chương trình hệ thống được nhà sản xuất nạp sẵn là:

A.  Bộ nhớ trong           B.  ROM                         C.  RAM                        D.  Bộ nhớ ngoài

Câu 21: Tin học là:

A. Là chế tạo máy tính.                                     B. Ngành khoa học.

C. Học sử dụng máy tính.                                 D. Tất cả đều sai.

Câu 22: Nơi chương trình đưa vào để thực hiện và lưu trữ dữ liệu đang được xử lí là?

A.  Bộ xử lí trung tâm  B.  Bộ nhớ ngoài           C.  Thiết bị vào             D.  Bộ nhớ trong 

Câu 23: Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các kí hiệu nào?

A.  0 và 1                                                                B.  1, 2, …, 9, A, B, C, D, E, F, G 

C.  0, 1, 2, …, 9                                                     D.  0, 1, 2, …, 9, A, B, C, D, E, F 

Câu 24: …(1) là một dãy hữu hạn các …(2) được sắp xếp theo mộ trật tự xác định sao cho khi thực hiện dãy các thao tác ấy, từ …(3) của bài toán, ta nhận được …(4) cần tìm”. Các cụm từ còn thiếu lần lượt là?

A.  Input – Output - thuật toán – thao tác 

B.  Thuật toán – thao tác – Input – Output

C.  Thuật toán – thao tác – Output – Input 

D.  Thao tác - Thuật toán– Input – Output

Câu 25: Thuật toán có những tính chất nào?

A.  Tính xác định, tính liệt kê, tính đúng đắn 

B.  Tính dừng, tính liệt kê, tính đúng đắn

C.  Tính xác định, tính liệt kê, tính dừng 

D. Tính dừng, tính xác định, tính đúng đắn

Câu 26: Bộ nhớ ngoài gồm

A.  Máy ảnh kỹ thuật số                                       B.  Thẻ nhớ Flash và chương trình

C.  Rom  và Ram                                                  D.  Đĩa cứng và  Đĩa CD

Câu 27: Tính xác định của thuật toán có nghĩa là:

A.  Sau khi thực hiện một thao tác thì có đúng một thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo

B.  Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm

C.  Sau khi thực hiện một thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc, hoặc là có đúng một thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo

D.  Thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện các thao tác

 

 Cho bài toán tìm kiếm với danh sách các số theo thứ tự sau: 5; 4; 3; 6; 2; 10; 8; 11; 25; 11;  và k=11; Bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự (Sequential Search), các em trả lời các câu hỏi từ {<28>} đến câu {<36>}

Câu 28: Thao tác i←1 được đặt trong hình khối nào?

A.  Hình thoi                  B.  Hình tròn                  C.  Hình chữ nhật         D.  Hình ô van

Câu 29: Nếu với k=100 thì kết thúc thuật toán i=?

A.  0                                B.  11                              C.  10                              D.  9

Câu 30: Thao tác ai=k  được đặt trong hình khối nào?

A.  Hình ô van               B.  Hình tròn                  C.  Hình chữ nhật         D.  Hình thoi 

 

Câu 31: Giá trị ban đầu của i khi khởi chạy thuật toán là:

A.  1                                B.  0                                C.  3                                D.  2

Câu 32: Nếu với k=15 thì kết thúc thuật toán i=?

A.  11                              B.  0                                C.  9                                D.  10 

Câu 33: Khi kết thúc thuật toán thì giá trị i bằng:

A.  8                                B.  5                                C.  6                                D.  7

Câu 34: Tính dừng trong thuật toán trên thể hiện ở thao tác nào?

A.  ai=k                           B.  ai=k hoặc i>N          C.  ai=k và i←1             D.  i←i+1

Câu 35: Input của thuật toán trên là:

A.  Số lượng các phần tử trong dãy, các phép toán cần làm và khóa k

B.  Số lượng các số trong dãy và khóa k

C.  Số lượng các phần tử trong dãy, dãy các số và khóa k

D.  Khóa k

Câu 36: Output của thuật toán trên là

A.  Dãy các số và các phép toán cần làm

B.  Số lượng các số trong dãy

C.  Dãy các số và số lượng các số trong dãy

D.  Vị trí của k trong dãy hoặc thông báo không có phần tử nào có giá trị bằng k

 

Với thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi (Exchange sort) trả lời các câu hỏi từ câu {<37>} đến {<40>}

Câu 37: Muốn sắp xếp dãy theo thứ tự không tăng thì cần đổi dấu bước nào sau đây?

A.  i>M                           B.  i>N                            C.  M<2                          D.  ai>ai+1 

Câu 38: M có ý nghĩa gì?

A.  Số phần tử còn lại cần phải sắp xếp             B.  Số lượng phần tử của dãy 

C.  Giá trị của các phần tử                                   D.  Biến chỉ số

Câu 39: i có ý nghĩa gì?

A.  Số phần tử cần phải sắp xếp còn lại             B.  Giá trị của các phần tử

C.  Biến chỉ số                                                       D.  Số lượng phần tử của dãy 

Câu 40: Thuật toán kết thúc khi

A.  i>M                           B.  M<2                          C.  ai>ai+1                       D.  i>N

 

 

1

Câu 1: A

Câu 2: A

Cau 4: A

Câu 7: A

Câu 10: C

23 tháng 8 2023

Để khai thác và sử dụng nhóm chức năng hỗ trợ sao lưu dữ liệu dự phòng và phục hồi dữ liệu trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (QTCSDL), có thể thực hiện các bước sau:

- Xây dựng kế hoạch sao lưu dữ liệu dự phòng: Bạn cần thiết lập một kế hoạch định kỳ để sao lưu dữ liệu từ hệ thống chính sang hệ thống dự phòng. Kế hoạch này cần đảm bảo tính thường xuyên, đúng đắn và đầy đủ của quá trình sao lưu dữ liệu.

- Cấu hình tính năng sao lưu dữ liệu dự phòng: Các hệ QTCSDL thường cung cấp các tính năng hỗ trợ sao lưu dữ liệu dự phòng, ví dụ như tính năng sao lưu tự động, sao lưu đa điểm, mã hóa dữ liệu, nén dữ liệu, v.v. Bạn cần cấu hình các tính năng này để đáp ứng đúng yêu cầu của tổ chức và đảm bảo tính an toàn của dữ liệu.

- Kiểm tra và đánh giá tính hoạt động của sao lưu dữ liệu dự phòng: Bạn cần thực hiện các kiểm tra định kỳ để đảm bảo tính hoạt động của quy trình sao lưu dữ liệu dự phòng, bao gồm việc kiểm tra tính đầy đủ, tính chính xác, tính khả thi của dữ liệu đã sao lưu.

- Xây dựng kế hoạch phục hồi dữ liệu: Ngoài kế hoạch sao lưu dữ liệu dự phòng, bạn cần cấu hình và xây dựng kế hoạch phục hồi dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố. Kế hoạch này cần đảm bảo tính nhanh chóng, đúng đắn và đầy đủ của quy trình phục hồi dữ liệu.