K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
Ở vùng Nam Bộ, thủy sản được nuôi trồng nhiều tại các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
• Yêu cầu số 2: Giải thích: Do có vùng biển rộng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều vùng đất ngập nước, người dân nhiều kinh nghiệm và năng động,... nên Nam Bộ là vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ở vùng Nam Bộ, thuỷ sản được nuôi trồng chủ yếu ở các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang,...

- Vai trò của hoạt động thủy sản: cung cấp các sản phẩm thủy sản, như cá ba sa, tôm,... nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và cung cấp mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Ở vùng Nam Bộ, cây lúa được trồng nhiều tại các tỉnh: Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
• Yêu cầu số 2: Giải thích: Nhờ có diện tích đồng bằng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất,... nên vùng Nam Bộ đã trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước với chất lượng gạo ngày càng tăng.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
• Yêu cầu số 1:
- Một số ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ là: khai thác dầu mỏ; điện tử; hóa chất; chế biến nông sản; dệt may; thủy điện; nhiệt điện,…
- Vị trí phân bố:
+ Các nhà máy thủy điện tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ.
+ Các nhà máy nhiệt điện tập trung chủ yếu ở: thành phố Hồ Chí Minh; thành phố Cần Thơ và tỉnh Cà Mau.
+ Ngành khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa.
+ Các ngành điện tử, hóa chất, dệt may tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một.
+ Ngành chế biến nông sản tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh; Biên Hòa; Thủ Dầu Một; Vũng Tàu; thành phố Cần Thơ và Cà Mau.
• Yêu cầu số 2: Giải thích: Nam Bộ có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên đã trở thành vùng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta.

31 tháng 7 2023

Tham khảo~

- Các tỉnh trồng lúa chính ở Nam Bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Tây Ninh.

- Vai trò của hoạt động sản xuất lúa ở vùng Nam Bộ: đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, đồng thời xuất khẩu gạo sang các nước khác.

14 tháng 8 2023

Tham khảo                                                                                                         

Vùng Nam Bộ có đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước và khí hậu thuận lợi cho phát triển ngành trồng lúa. Bên cạnh đó, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc và đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản.

1 tháng 10 2017

a) So sánh

- Tổng sản lượng thuỷ sản Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng).

- Sản lượng thuỷ sản khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng).

- Bắc Trung Bộ có t trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản cao hơn so Duyên hải Nam Trung Bộ (dẫn chứng).

b) Gii thích

- Duyên hi Nam Trung Bộ có sản lượng thuỷ sn khai thác lớn hơn Bắc Trung Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.

     + Có đường b biển dài nhất trong các vùng của nước ta, tất cả các tỉnh đều giáp biển.

     + Nguồn hải sản rất phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.

     + Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trương Bà Rịa - Vũng Tàu.

     + Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm. Số ngày ra khơi nhiều hơn vùng Bắc Trung Bộ.

     + Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm đánh bắt, chế biến thủy, hải sản.

     + Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sơ chế hải sản,...

- Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng nuôi trồng lớn hơn do nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển,... thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh. Thiên tai thường xảy ra gây khó khăn cho họat động đánh bắt,...

9 tháng 8 2023

Một số cây trồng chính:

Cao su

Cây ăn quả

Cà phê

Hồ tiêu

Mía

Lúa

Dừa

Một số vật nuôi chính:

Lợn

Gia cầm

Thủy sản

a) So sánh sản lượng thủy sản của hai vùng:

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Bắc Trung Bộ gấp hơn 1,3 lần sản lượng thủy sản nuôi trồng của Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002: nuôi trồng Bắc Trung Bộ là 38,8 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 27,6 nghìn tấn), chiếm 57,3 % sản lượng nuôi trồng của duyên hải miền Trung.

- Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 3,1 lần sản lượng thủy sản khai thác của Bắc Trung Bộ, (năm 2002: khai thác Bắc Trung Bộ là 153,7 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 493,5 nghìn tấn), chiếm 75,9% sản lượng khai thác của duyên hải miền Trung.

+ Tổng sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 2,5 lần tổng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ, chiếm 71, 6 % tổng sản lượng thủy sản của toàn vùng Duyên hải miền Trung.

⟹ Kết luận: Nhìn chung ngành thủy sản duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ (về tổng sản lượng), Bắc Trung Bộ phát triển thế mạnh nuôi trồng, duyên hải Nam Trung Bộ phát triển thế mạnh đánh bắt hải sản.

b) Giải thích:

Có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng chủ yếu do:

+ Bắc Trung Bộ có lợi thế hơn Duyên hải Nam Trung Bộ về diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản, bờ biển có nhiều đầm phá nóng, nhiều bãi triều, nhiều diện tích đất ngập nước ....

+ Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn, có ngư trường lớn Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa — Vũng Tàu, nên sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nhiều so Bắc Trung Bộ.

Tham khảo

- Một số sản phẩm đánh bắt chủ yếu là: cá, mực, tôm,…

- Cách đánh bắt hải sản của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung:

+ Đánh bắt bằng lưới vây, lưới kéo, cần câu,...

+ Người dân đã đầu tư các tàu lớn để đánh bắt hải sản xa bờ mang lại hiệu quả cao

- Các loài hải sản được nuôi chủ yếu là: tôm sú, tôm hùm, cá, ngao, hàu, bào ngư, ốc hương, cua,...

- Các hình thức nuôi hải sản: nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi tôm trên cát, nuôi tôm nước lợ,...