K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:         “Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn… và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

         “Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn… và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể không nhắc đến bài Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Bài thơ được in trong tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003.
         Bài thơ Mẹ triển khai qua hai hình tượng sóng đôi: cau và mẹ, nhà thơ chọn một thứ cây rất gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê. Đã từ bao đời ,cây cau, quả cau cùng lá trầu trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần người Việt. Hình ảnh quả cau, lá trầu xuất hiện trong mọi nghi lễ quan trọng của vòng đời con người từ khi sinh ra đời, cưới hỏi, lễ Tết đến sinh hoạt hằng ngày. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Xuyên suốt bài thơ, nhà thơ Đỗ Trung Lai đã khai thác thủ pháp nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ để đem đến cho người đọc những cảm nhận sự gần gũi giữa cau và mẹ: Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng/Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng.
Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của mẹ mà gợi ra bao cảm nhận về công lao của mẹ, sự nhọc nhằn, đắng cay trong cuộc đời mẹ cho con khôn lớn, trưởng thành. Nhà thơ Trương Nam Hương khi viết về mẹ cũng có những câu đầy xúc động về tấm lưng còng của mẹ: Thời gian chạy qua tóc mẹ/Một màu trắng đến nôn nao/Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao (Trong lời mẹ hát).
Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp, dân gian có câu: "Gần đất xa trời" nhằm nói lên sự già nua, cái chết đang đến gần. Sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng  nghe bao nuối tiếc khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều. Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần: Cau ngày càng cao/Mẹ ngày một thấp/Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất!
Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc. Ngày xưa, khi mẹ chưa già, quả cau bổ làm tư - vừa miếng với mẹ nhưng bây giờ quả cau bổ tám mẹ còn ngại to, ý niệm thời gian hiển hiện trong mỗi khổ của bài thơ, thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ.
Hình ảnh người mẹ được ví như miếng cau khô gầy, thời gian đã bào mòn tất cả, chỉ nay mai mẹ không còn trên thế gian nữa, nhà thơ không khỏi ứa nước mắt trước hình hài của mẹ.
Khổ kết với câu hỏi tu từ, người con thảng thốt nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, không tránh khỏi quy luật cuộc đời và ngày con xa mẹ đang đến gần. Câu hỏi nhưng không có câu trả lời, chỉ có mây bay về xa như những nỗi niềm rưng rưng, dâng trào cảm xúc: Ngẩng hỏi giời vậy/- Sao mẹ ta già?/Không một lời đáp/Mây bay về xa.
          Bài thơ rất kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa, lời thơ dung dị, tự nhiên, không nhiều dụng công nghệ thuật nhưng vẫn gây xúc động người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến những gì thiêng liêng nhất của mỗi người, đó là tình mẫu tử.”

                                                   (Theo báo Hải Dương , Nguyễn Quỳnh Anh)

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A.   Văn bản biểu cảm.

B.Văn bản nghị luận.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Trong câu “Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây ..” người viết  đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Ẩn dụ.

B.   Hoán dụ.

C.    So sánh.

D.   Tương phản.

Câu 3: Trong câu văn “Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc” có các Phó từ là?

A.Mỗi, đều,và.

B. Mỗi , đã.

C.Đều, đã.

D. Đều, và , đã.

Câu 4:Trong  văn bản, cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo

A.   việc phân tích từng khổ thơ.

B.   việc phân tích từng câu thơ.

C.   việc phân tích từng hình ảnh về mẹ.

D.việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A.   Thuyết phục người đọc về sự gần gũi giữa mẹ và hình ảnh cây cau .

B.   Thuyết phục người đọc về một bài thơ hay.

C.   Thuyết phục người đọc về nghệ thuật thơ bốn chữ qua  một bài thơ.

D.Thuyết phục người đọc về những biện  pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong thơ .

Câu 6:Nhiệm vụ của đoạn 1 trong văn bản là:

A. Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản , khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ .

B.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định chung, giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

C.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

D.Giới thiệu đề tài , nhận định chung về những nét đặc sắc trong nội dung bài thơ.

 Câu 7: Nhiệm vụ của đoạn cuối trong văn bản là gì?

A. Liên hệ , mở rộng bài thơ với các bài thơ cùng chủ đề khác.

B. Khái quát lại tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ.

C. Khái quát lại tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ.

D. Khái quát lại cái hay trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Câu 8: Gạch chân dưới cụm chủ -vị dung để mở rộng thành phần chính của câu trong câu văn :

Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động”.

Câu 9: Văn bản này giúp em hiểu thêm được điều gì về bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai ? (Viết trong khoảng 3 – 5 dòng)?

Câu 10: Quan sát người thân trong gia đình mình qua năm tháng , em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy? (Viết khoảng 7-10 câu văn)

3
3 tháng 8 2023

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A.   Văn bản biểu cảm.

B.Văn bản nghị luận.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Trong câu “Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây ..” người viết  đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Ẩn dụ.

B.   Hoán dụ.

C.    So sánh.

D.   Tương phản.

Câu 3: Trong câu văn “Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc” có các Phó từ là?

A.Mỗi, đều,và.

B. Mỗi , đã.

C.Đều, đã.

D. Đều, và , đã.

Câu 4:Trong  văn bản, cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo

A.   việc phân tích từng khổ thơ.

B.   việc phân tích từng câu thơ.

C.   việc phân tích từng hình ảnh về mẹ.

D.việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A.   Thuyết phục người đọc về sự gần gũi giữa mẹ và hình ảnh cây cau .

B.   Thuyết phục người đọc về một bài thơ hay.

C.   Thuyết phục người đọc về nghệ thuật thơ bốn chữ qua  một bài thơ.

D.Thuyết phục người đọc về những biện  pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong thơ .

Câu 6:Nhiệm vụ của đoạn 1 trong văn bản là:

A. Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản , khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ .

B.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định chung, giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

C.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

D.Giới thiệu đề tài , nhận định chung về những nét đặc sắc trong nội dung bài thơ.

 Câu 7: Nhiệm vụ của đoạn cuối trong văn bản là gì?

A. Liên hệ , mở rộng bài thơ với các bài thơ cùng chủ đề khác.

B. Khái quát lại tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ.

C. Khái quát lại tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ.

D. Khái quát lại cái hay trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Câu 8: Gạch chân dưới cụm chủ -vị dung để mở rộng thành phần chính của câu trong câu văn :

Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động”.

3 tháng 8 2023

chị ơi văn bản là kiểu nghị luận mới có câu 5 kêu mục đích văn bản là thuyết phục ... á chị:")

21 tháng 12 2018

a. đoạn thơ trên đã sử dụng những danh từ là bão, bầu trời , mẹ , nắng, nhà.

b. động từ trong câu đó là: về; tính từ trong câu đó là mới.

c (mình viết ko dc hay nên bạn tự viết nha)

10 tháng 12 2018

hay

11 tháng 12 2018

Mình cần lời giải nhé tranthienan

Họ và tên:Lớp :Trường :PHIẾU HỌC TẬPBây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những...
Đọc tiếp

Họ và tên:

Lớp :

Trường :

PHIẾU HỌC TẬP

Bây giờ em sẽ nêu một vài nét vè tác giả tác phẩm để khi chũng ta trả lời câu hỏi sẽ đễ dàng hơn:

Xuân Quỳnh (1942 - 1988), người làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, rất sâu sắc và cũng rất giàu nữ tính. Xuân Quỳnh viết nhiều về những chuyện đời thường giản dị trong gia đình, tình yêu, tình mẹ con,… Thơ bà biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm.

Tiếng gà trưa là một bài thơ ngũ ngôn, được Xuân Quỳnh sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ . Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Từ đó, nó khắc sâu hơn tình yêu đối với đất nước, quê hương.

 

1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào ?Theo âm thanh của ‘Tiếng gà trưa’,hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2.Từ ‘tiếng gà trưa’,những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ? Điều đó giúp em cảm nhận ra những tình cảm nào của người viết ?

Trả lời:

-Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

-Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

3.Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ ?

Trả lời:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

4.Về ý nghĩa của bài thơ,có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm,sâu lặng.Những cũng có ý kiến nhấn mạnh: Bài thơ là sự hòa diệu giữa tình cảm gia đình,tình cảm bà cháu và tình quê hương.Em tán thành ý kiến nào ? Vì sao ?

Trả lời :

-Em tán thành với cả hai ý kiến.Vì những tình cảm lớn lao được viết một cách dung dị và tự nhiên: yêu tổ quốc ,yêu quê hương,từ tình cảm yêu bà,yêu ‘Tổ trứng tuổi thơ ‘; chiến đấu vì quê hương,xóm làng,vì bà và cả ‘Ổ trứng tuổi thơ ‘.Những hình ảnh đó đã khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ thật là trân thành, mãnh liệt.

5.Theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ như thế

Trả lời:

-Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

5
9 tháng 12 2016

kinh vảioeoeoeoeoeoeoeoe

 

21 tháng 12 2016

sao nhiều quá vậy . chóng mặt quáoho

3 tháng 1 2018

a)Danh từ:cơn bão,bầu trời,mẹ,nắng,căn nhà

b)Động từ:về

Tính từ:mới

c)Mẹ là người tuyệt vời nhất!Mẹ là người đã sinh ra, đã nuôi lớn và dạy dỗ chúng ta nên người.Mẹ đã không quản ngại khó khăn, mưa nắng vất vả để cho chúng ta những tháng ngày hạnh phúc.Vì vậy, những người làm con phải biết yêu thương và chăm sóc mẹ của mình để đền bù lại những ngày tháng cực khổ của người mẹ vì chúng ta.Chúng ta phải biết cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mẹ để mẹ không phải thất vọng về người con của mình và làm cho mẹ buồn....

K MK NHA BẠN 

CHÚC BẠN HỌC TỐT

26 tháng 12 2017

a,danh từ ;cơn bão ;bầu trời;mẹ;căn nhà;nắng 

b, động từ: rồi;đã qua;ấm ;về

tính từ: xanh;mới;sáng

22 tháng 6 2018

- Về từ ngữ:

+ Thu vịnh: nhóm các từ ngữ dùng để xây dựng hình tượng mùa thu: trời thu xanh ngắt, cần trúc lơ phơ gió hắt hiu, nước biển, khói phủ, bóng trăng…

→ Các từ ngữ có tính chất ước lệ, quen thuộc mang những dấu ấn của thi pháp văn học trung đại

+ Tiếng thu: lá thu rơi, nai vàng, lá vàng khô → Hình ảnh quen thuộc, mang hơi hướng tả thực

+ Đất nước: núi đồi, gió thổi, rừng tre, trời thu, trong biếc → Những hình ảnh gần gũi, thân thiết, tả thực

- Về nhịp điệu:

+ Thu vịnh: 4/3 hoặc 2/2/3

+ Đất nước: 3/2; 3/ 4; 2/2/2; 2/3 → Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp linh hoạt và đa dạng

- Mỗi tác giả lại xây dựng hình tượng mùa thu một cách riêng biệt, tạo dấu ấn phong cách riêng

9 tháng 11 2016

/hoi-dap/question/120275.html

9 tháng 11 2016

1. làm cho 0 đêm rằm ngập tràn 0 khi xuân

2.rất vất vả và khổ cực

có sự xuất hiện của bác vs các anh chiến sĩ nên người và cảnh có sự hòa hợp

3.điệp ngữ

hổng có có đúng thì thôi nhaleuleu