K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

 Nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Anh

- Đến thế kỉ XV - XVI, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh có nhiều chuyển biến:

+ Nền kinh tế Anh chuyển sang thời kì phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa

+ Xã hội có nhiều biến động, như: nông dân bất bình với nhà nước phong kiến; tầng lớp quý tộc mới ra đời, có thể lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng,…

+ Nền cai trị chuyên chế của vua Sác-lơ I đã tạo ra nhiều bất ổn về chính trị.

- Năm 1640, do cần tiền để đàn áp cuộc nổi dậy ở Xcốt-len, vua Sác-lơ I triệu tập Nghị viện để đặt thêm thuế mới, nhưng bị từ chối. Mâu thuẫn giữa nhà vua với nghị viện ngày càng sâu sắc.

=> Tháng 8/1642, Vua Sác-lơ I tuyên chiến với Nghị viện, cách mạng bùng nổ.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Các nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Pháp:

- Nguyên nhân sâu xa: Cuối thế kỉ XVIII, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp có nhiều chuyển biến quan trọng:

+ Chính trị: Pháp vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu-i XVI. Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

+ Kinh tế: nông nghiệp lạc hậu, mất mùa thường xuyên diễn ra; công - thương nghiệp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng bị chính sách thuế của nhà vua kìm hãm.

+ Xã hội: trật tự ba đẳng cấp ngày càng khoét sâu mâu thuẫn trong xã hội. Đẳng cấp thứ ba bất bình với chính sách của vua và hai đẳng cấp trên.

+ Tư tưởng: trào lưu Triết học Ánh sáng được sự đón nhận rộng rãi trong xã hội, thúc đẩy người dân đứng lên làm cách mạng.

- Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

* Những vấn đề mà cách mạng tư sản Pháp cần giải quyết:

- Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.

- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng.

- Đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.

- Thống nhất thị trường dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Trong quá trình diễn ra cách mạng, nước Pháp còn phải đương đầu với cuộc tấn công, xâm lược của liên minh phong kiến châu Âu, và sự nổi dậy, chống đối của nội phản, do đó, cách mạng Pháp cần giải quyết thêm nhiệm vụ: đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

Nguyên nhân bùng nổ: Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp.

Kết quả:

- Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
- Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Tính chất: 

- Được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình và triệt để nhất:
- Thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ;
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân;
- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.

Đặc điểm chính: Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ Tổ quốc.

Ý nghĩa: 

- Đối với nước Pháp:

Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Đối với thế giới:

Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến Âu - Mĩ.Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phân hóa giai cấp, chia thành 2 phe đối lập: vua và các thế lực phong kiến; giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị.

- Sự thay đổi về kinh tế -> mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh những mâu thuẫn cũ) -> Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Nguyên nhân trực tiếp: 
- Xoay quanh vấn đề tài chính.
- Chính sách tăng thuế khiến mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến phản động ngày càng gay gắt.

=> 8/1642: Vua tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.

Kết quả:

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

Tính chất: Là một cuộc cách mạng không triệt để, không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến, chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất của nông dân.

Đặc điểm chính:

- Do tầng lớp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo

- Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Ý nghĩa: Thắng lợi của giai cấp tư sản là thắng lợi của chế độ xã hội mới, của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.

1 tháng 8 2023

#Tham khảo

Tiền đề về chính trị của các cuộc cách mạng tư sản:

- Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội. Mâu thuẫn chính trị gay gắt dẫn tới sự bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. Ví dụ:

+ Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo, lập ra các toà án để buộc tội những người chống đối.

+ Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, chính sách của chính quốc (Anh) đối với các thuộc địa đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của các tầng lớp nhân dân.

1 tháng 8 2023

#Tham khảo

- Tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản:

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.

+ Tuy nhiên, sự phát triển đó gặp phải nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính quốc ở thuộc địa.

=> Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần phải xóa bỏ những rào cản đó.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Anh: Giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.

- Tiền đề tư tưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết". Tổ chức tiến bộ là “Hội những người con tự do” với đại diện tiêu biểu là Thô-mát Giép-phéc-sơn.

- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp:

+ Trào lưu Triết học Ánh sáng (với các đại diện tiêu biểu là: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô,…) đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.

+ Những quan điểm tiến bộ của trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng đi lên.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Anh: Giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh sử dụng Thanh giáo làm ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.

- Tiền đề tư tưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: Tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và chủ nô thể hiện qua khẩu hiệu: “Tự do và tư hữu”, “Thống nhất hoàn toàn hay là chết". Tổ chức tiến bộ là “Hội những người con tự do” với đại diện tiêu biểu là Thô-mát Giép-phéc-sơn.

- Tiền đề tư tưởng của cách mạng tư sản Pháp:

+ Trào lưu Triết học Ánh sáng (với các đại diện tiêu biểu là: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô,…) đã kịch liệt phê phán tình trạng mục nát, lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.

+ Những quan điểm tiến bộ của trào lưu Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng tư sản bùng nổ, thúc đẩy cách mạng đi lên.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

2 tháng 8 2023

- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Anh.

 Đến đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là công nghiệp len, dạ. Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội. Giai cấp tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.

- Tiền đề kinh tế dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Giữa thế kỉ XVI, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ngày một thể hiện sự phát triển vượt bậc rõ rệt. Các công trường thủ công phổ biến mạnh mẽ ở phía Bắc.Còn ở miền Nam, kinh tế về đồn điền, trang trại được đầu tư và có những chuyển biến rõ rệt.

- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Pháp.

Cuối thế kỉ XVIII, công - thương - nghiệp ở Pháp đã rất phát triển, đặc biệt là ở những vùng ven biển. Các trang thiết bị, máy móc được sử dụng ngày một nhiều với những cải tiến phù hợp với nhu cầu sản xuất. Còn về ngoại thương có bước tiến mới, các công ty ở Pháp đẩy mạnh thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhiều nước châu Âu và châu Á.