K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Lưu Quang Vũ là một trong các nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Một trong những vở kịch tiêu biểu nhất trong con đường sự nghiệp của ông là Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả đồng thời gửi gắm rất nhiều bài học, tư tưởng nhân văn ý nghĩa và sâu sắc.

       Trương Ba có tài đánh cờ rất giỏi nhưng bị chết oan do trong lúc làm việc không chú ý, Nam Tào đã nhầm lẫn và gây ra sự việc ngoài ý muốn làm cho Trương Ba phải chết. Vì muốn sửa sai, chuộc lại lỗi lầm nên Nam Tào và Đế Thích đã bàn nhau cho hồn Trương Ba sống lại và nhập vào thân xác của anh hàng thịt mới chết không lâu. Tưởng chừng như mọi việc đã êm xuôi, nhưng không. Trong thời gian trú nhờ xác anh hàng thịt, Trương Ba đã không ít lần gặp phải nhiều việc phiền toái như lí trưởng sách nhiễu, vợ anh hàng thịt đòi chồng, hay ngay đến cả gia đình– những người thương yêu và quý trọng nhất giờ đây cũng làm cho ông cảm thấy thật xa lạ... Bản thân Trương Ba cũng dằn vặt và đau khổ rất nhiều vì phải sống trái với quy luật tự nhiên. Đặc biệt là khi mà xác anh hàng thịt đã gây ảnh hưởng, làm cho hồn Trương Ba nhiễm một vài thói quen xấu. Đoạn trích trong sách giáo khao kể về cuộc đối thoại giữa Trương Ba cùng với các nhân vật.

       Đầu tiên là cuộc đối thoại gay gắt, nảy lửa giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt. Bản thân Trương Ba, ông cho rằng từ trước tới giờ, kể cả khi đã chết thì bản thân mình vẫn có một đời sống trong sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn. Ông coi thường và cho rằng xác anh hàng thịt chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài với sự âm u, đui mù, “không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc” nếu có thì cũng chỉ là “những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thút”. Nhưng xác hàng thịt thì lại khác, cái xác cho rằng hồn Trương Ba sẽ không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, đồng nghĩa với mọi việc làm, mọi hành động của hồn Trương Ba sẽ đều chịu sự chi phối của cái xác anh hàng thịt. Đây chính là một cuộc đấu tranh khốc liệt giữa phần con và phần người cũng giống như giữa khát vọng và dục vọng, giữa đạo đức và tội lỗi. Qua cuộc đối thoại này, nhà văn đã gửi gắm tới độc giả thông điệp: Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người chúng ta được sống một cách tự nhiên với sự hài hòa giữa phần xác và phần hồn.

Tiếp đến, hồn Trương Ba đã có cuộc trò chuyện và giãi bày những tâm sự cùng với người thân trong gia đình. Trước tình cảnh éo le mà Trương Ba gặp phải, mỗi một thành viên lại có một thái độ khác nhau. Trước sự thay đổi đột ngột của chồng mình, vợ Trương Ba đau đớn mà thốt lên : “Ông đâu còn là ông”, bà cho rằng ông một mực muốn rời khỏi gia đình này để đi cày thuê làm mướn để được tự do với vợ anh hàng thịt. Còn cái Gái, đứa cháu thương ông nhất nhưng giờ đây nó cũng chẳng chịu nhận ông, và cho rằng ông nội của mình đã chết thay vào đó là một người vô cùng thô lỗ, vụng về “Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn của ông tôi nữa!... chân ông to bè như cái xẻng, giẫm nát lên cả cây sâm quý mới ươm”. Duy nhất trong nhà chỉ có chị con dâu là cảm thông, chia sẻ và yêu thương với người ba chồng đáng thương này Trương Ba, nhưng dù vậy chị ấy vẫn không nhận ra ông Trương Ba của ngày. Ở một vị trí khác nhau, một thái độ, cảm nhận khác nhau nhưng họ đều có một điểm chung là thấy sự thay đổi rõ rệt của Trương Ba, ông đã chẳng còn nguyên vẹn, trong sạch hay thẳng thắn. Để rồi, từ đó Trương Ba mới vỡ lẽ, mới nhận ra sự thay đổi của bản thân đồng thời cũng là sự lấn át của phần xác đối đối với phần hồn trong ông. Vậy nên ông đã đươc ra quyết định, Trương Ba sẽ trả lại xác cho anh hàng thịt.

       Chính cái quyết định đó đã dẫn đến cuộc đối thoại của Trương Ba với Đế Thích. Trương Ba đã chỉ rõ ràng cái sai mà Đế Thích đã gây ra: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. Trương Ba bày tỏ mong ước của mình: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” và “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”. Nhưng Đế Thích lại chẳng cho là vậy mà đáp: “Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi dây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!” Và mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi nghe tin cu Tị chết, Đế Thích đã đề nghị cho hồn Trương Ba được nhập vào cu Tị, nhưng trải qua bao sự việc, Trương Ba đã thẳng thừng từ chối. Ông đã nhận ra sẽ có một loạt những rắc rối tồi tệ đằng sau việc này: phải giải thích cho chị Lụa và những người thân trong gia đình mình biết đầu đuôi câu chuyện và đặc biệt là cái Gái – dù là cháu gái của mình nhưng với nó, cu Tị là người bạn thân nhất. Hoặc có khi sẽ phải sang nhà chị Lụa ở, tạo ra cơ hội để bọn lý trưởng sách nhiễu, thu lợi về mình… Cuối cùng, Trương Ba đã từ chối ý tốt ấy và yêu cầu Đế Thích để cho cu Tị được sống lại còn bản thân mình sẽ chết cùng phần xác. Đây quả thật là một cái kết rất hợp lí và có hậu,  nếu ta xét theo ý nghĩa đó thì đó chính kết quả của cuộc đấu tranh giữa khát khao được sống, nhưng lại không chấp nhận một cuộc sống giả tạo, không được là chính mình.

          Qua tác phẩm Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Được sống được là người là một điều thật quý giá nhưng chỉ khi ta được là chính mình, sống một cách trọn vẹn với theo đuổi và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân còn là một điều quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa, đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

- Tác giả: 

+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng

+ Tuổi thơ ông gắn liền với mảnh đất Phú Thọ, đến năm 1954 ông và sống và học tập tại Hà.

+ Từ năm 1965 đến 1970 ông vào bộ đội phục vụ trong quân chủng phòng không không quân, một thời gian sau ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.

+ Từ năm 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên Tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.

+ Sự nghiệp sáng tác

Các tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Si-ta, Tôi và chúng ta, Hồn trương ba da hàng thịt...

Là một tròn những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

Là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc...

+ Ông được nhân giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.

20 tháng 2 2019

Đáp án cần chọn là: C

31 tháng 8 2023

Ngôn ngữ trong đoạn trích là những lời nói dùng trong giao tiếp hằng ngày, người nói và người nghe được tiếp xúc trực tiếp với nhau, luân phiên nhau trong vai trò nghe và nói. 

28 tháng 5 2017

* Dàn bài

1. Mở bài

- Giới thiệu Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) và bút pháp sắc sảo nhạy bén đề cập hàng loạt vẫn đề nóng bỏng của thời kì đổi mới những năm 80 của thế kỉ XX.

- Đoạn trích là cảnh ba phản ánh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.

2. Thân bài

- Hoàng Việt giám đốc và Nguyễn Chính phó giám đốc là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phái mới và cũ.

- Nguyễn Chính cho rằng muốn sản xuất theo đúng kế hoạch “cấp trên”, tuyển công nhân phải thì theo chỉ tiêu biên chế; còn bà trưởng phòng tài vụ cho biết “không có quỹ lương cho thợ hợp đồng”, mọi mua sắm nguyên liệu, vật tư “phải làm đúng những quy định”.

- Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố chủ động đặt ra trong kế hoạch, phải tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất của xí nghiệp sẽ tăng lên năm lần, lương mỗi công nhân sẽ tăng lên bốn lần. Dừng việc xây nhà khách để trả lương cho công nhân trong hai tháng sau đó sẽ hoàn lại. Muốn tăng sản xuất thì phải đầu tư, trước tiên là con người để chấm dứt tình trạng vô lí, bất công. Những chức vụ vô tích sự như quản đốc Trương sẽ được bố trí làm việc khác. Ai làm được nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lương cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền. Muốn phát triển sản xuất thì cần mua thêm nguyên, vật liệu...

- Phái bảo thủ Nguyễn Chính chống trả quyết liệt, có khi lại lên cao giọng đạo đức ân tình.

- Quan điểm của Hoàng Việt mới mẻ, tiến bộ.

- Qua đó, ta thấy tư tưởng bảo thủ và cơ chế bao cấp quan liêu đã bị tư tưởng đổi mới giáng những đòn mạnh mẽ quyết liệt nhưng thế lực bảo thủ đâu đã chịu đầu hàng. Nguyễn Chính một kẻ vô cùng xảo quyệt vả lại sau lưng hắn còn có những thế lực như Trần Khắc, ban thanh tra bộ.

- Cái “tôi” mà Hoàng Việt nêu lên là một tư tưởng lớn: Chúng ta hăng say lao động, vì sự ấm no hạnh phúc của chúng ta, vì sự giàu đẹp của đất nước.

3. Kết bài

- Tôi và chúng ta là đổi mới. Hơn hai mươi năm sau, trước sự đổi mới tốt đẹp của đất nước, ta càng thấy rõ vở kịch của Lưu Quang Vũ là vở kịch hay và sâu sắc.

2 tháng 3 2017

- Sau một năm về làm quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng việt đã quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, dứt khoát không tuân thủ theo những lối mòn, các nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Những ý kiến của Hoàng Việt về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp không được sự đồng thuận và chia sẻ của những con người bảo thủ đang là cộng sự của mình. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở lên hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, người xem.