K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Vì sao nói AIDS là nguy hiểm, không có vacxin và thuốc trị? 

Căn bệnh này có nguồn gốc là do virut có vật chất di truyền là ARN ; phân tử ARN có khả năng phiên mã ngược thành ADN sau đó ADN này cài xen vào ADN của người . Vì vật mà đến hiện tại thì căn bệnh HIV này vẫn chưa thể điều trị tận gốc được mà vẫn chỉ sử dụng thuốc để duy trì sự sống con người .

2 Biện pháp phòng chống virut?

Muốn tránh bệnh do virus cần tiêm vaccine, kiểm soát vật trung gian (muỗi, ve, bét…) giữ môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cách li và có biện pháp phòng tránh khi phát hiện ổ dịch.

3. So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu?

Giống nhau

Cả hai loại miễn dịch đều nằm trong nhóm phản ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhiệm vụ của cả hai đều bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và các tế bào bạch cầu liên quan đến cả hai.

Khác nhau

Có rất nhiều điểm khác nhau ở cả hai loại miễn dịch trên như:

- Tính đặc hiệu:

Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.

Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

Thành phần khác nhau của hai loại miễn dịch:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào là các thành phần của phản ứng miễn dịch đặc hiệu.

Miễn dịch không đặc hiệu: Hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

- Khả năng ghi nhớ:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, nó sẽ ghi nhớ kháng nguyên này và cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo.

Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch.

- Thời gian đáp ứng:

Miễn dịch đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì.

Miễn dịch không đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng.

- Tính hiệu quả:

Miễn dịch đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn.

Miễn dịch không đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

4. Tại sao xung quanh chúng ta và cơ thể chúng ta có nhiều sinh vật gây bệnh nhưng không gây bệnh?

Vì cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch, gồm có:

- Miễn dịch không đặc hiệu: Da, nước mắt, nước bọt, nhung bao, chất nhầy có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật; bạch cầu, dịch phá hủy có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập.

- Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch dịch thể (tạo kháng thể chống lại các kháng nguyên tương ứng) và miễn dịch tế bào (nhờ tế bào T độc diệt các mầm bệnh).



 

27 tháng 10 2021

Câu 1:

- Giun kim kí sinh trong ruột già của người, giun cái đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm, gây ngứa ngáy mất ngủ. Trứng giun có thể qua tay và thức ăn truyền vào miệng người.

- Giun móc câu kí sinh ở tá tràng của người, ấu trùng xâm nhập qua da bàn chân (khi đi chân đất).

Như vậy, giun móc câu nguy hiểm hơn, vì nó kí sinh ở tá tràng. Tuy nhiên, phòng chống giun móc câu lại dễ hơn giun kim, chỉ cần đi giày, dép, thì ấu trùng giun móc câu không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người (qua da bàn chân).

Câu 2: 

- Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, không phân đốt, tiết diện ngang hình tròn.

- Khoang cơ thể chưa chính thức, có cơ quan tiêu hóa dạng ống .

- Có lớp vỏ cuticun.

Câu 3:

- Vì nhà tiêu, hố xí chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán, ruồi nhặng nhiều mang trứng giun (có trong phân) đi khắp mọi nơi. Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao (dùng phân tươi tưới rau. ăn rau sống không qua sát trùng, mua, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng,...).

(Tham khảo)

11 tháng 12 2021

3. em đã được tiêm loại vaccine: Pfizer

 

miễn dịch nhân tạo

6 tháng 11 2021

Miễn dịch nhân tạo

6 tháng 1 2022

1.b

 

10 tháng 3 2022

Đáp án: D

Pháp luật quy định, để phòng chống HIV/AIDS chúng ta không được có những hành vi cố ý làm lây truyền HIV/AIDS.

10 tháng 3 2022

D

Câu 1 : Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
(1) Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.
(2) Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.
(3) Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.
(4) Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang... Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ, thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua.

a. Nêu nội dung của đoạn trích trên
b. Những từ ngữ nào của đoạn (3) nêu lên cách tốt nhất phòng chống dịch virus corona mới?
Câu 2: Từ nội dung của phần Đọc hiểu trên, em sẽ làm gì để tự bảo vệ mình và cộng đồng trước nguy cơ của dịch Covid – 19 hiện nay? ( Viết đoạn văn khoảng 20 câu)

0
4 tháng 6 2016

- Kháng nguyên: là chất lạ khi vào cơ thể có khả năng kích thích cơ thể tổng hợp chất đáp ứng miễn dịch (tức là hình thành kháng thể). Kháng nguyên có thể là chất lạ như protein lạ, chất độc thực vật, chất độc động vật (nọc rắn, nọc ong), các loại enzim, các chất có trọng lượng phân tử lớn hơn 10000 Dal, các cơ quan tử của tế bào.

- Kháng thể: Là các globulin trong máu người và động vật có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Mỗi loại tế bào limpho chỉ sản xuất ra một loại kháng thể.

- Vì cơ thể có hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Chỉ khi nào hệ thống miễn dịch này bị suy giảm lúc đó cơ thể mới mắc bệnh

4 tháng 6 2016

- Kháng nguyên là một yếu tố lạ mà khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên sự phản ứng để chống lại - những phản ứng đó được gọi là "sự đáp ứng miễn dịch" để tự bảo vệ. Ví dụ như Vi khuẩn gây bệnh, Virus gây bệnh, Độc tố của Vi khuẩn hoặc Vi nấm ...là những kháng nguyên đồng thời là mầm bệnh 
- Kháng thể là một yếu tố dịch thể được hình thành trong máu người sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, có tác dụng chống lại kháng nguyên, làm mất khả năng gây bệnh của chúng - do vậy cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chóng lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao . Tiêm Vac xin chính là biện pháp chủ động đưa Kháng nguyên (đã xử lý để không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn khả năng kích thích miễn dịch) vào cơ thể để giúp cơ thể tạo ra kháng thể phòng vệ , ngăn chặn sự gây nhiễm của VI khuẩn và Virus

Xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh:

- Do cơ thể có cơ chế bảo vệ cơ thể đa lớp, giúp cơ thể ngăn ngừa được hầu hết các kháng nguyên gây hại thông thường. 
- Khi một kháng nguyên vào được trong cơ thể, các bạch cầu và đại thực bào sẽ nuốt trửng chúng. 
Kháng nguyên nào thoát được cửa ải thứ nhất này sẽ bị các tế bào tiết kháng thể chữ Y vô hiệu hóa các kháng nguyên. 
- Kháng nguyên nào lại tiếp tục thoát ra, gây đầu độc một tế bào nào đó, lúc đó tế bào lympho T sẽ truyền protein đặc hiệu, gây tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh. 

Do hệ thống phòng thủ lợi hại thế, nên hầu như không có giặc kháng nguyên nào xâm nhập và gây hại được cho cơ thể.