K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn hiểu thế nào là yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình? Theo bạn, đoạn thơ sau có yếu tố tượng trưng không? Dựa vào những dấu hiệu nào để khẳng định như vậy?Này lắng nghe em khúc nhạc thơm                                                      Say người như rượu tối tân hôn;Như hương thấm tận qua xương tuỷ,                                                    Âm điệu, thần tiên, thấm tận...
Đọc tiếp

Bạn hiểu thế nào là yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình? Theo bạn, đoạn thơ sau có yếu tố tượng trưng không? Dựa vào những dấu hiệu nào để khẳng định như vậy?

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm

                                                      Say người như rượu tối tân hôn;

Như hương thấm tận qua xương tuỷ,

                                                    Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.

 

                                                    Hãy tự buông cho khúc nhạc hường

                                                   Dẫn vào thế giới của Du Dương

                                                  Ngừng hơi thở lại, xem trong ấy

                                                 Hiển hiện hoa và phảng phất hương…

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là sử dụng các từ, các hình ảnh để truyền tải những cảm xúc, suy tư, tình cảm một cách ẩn ý, không trực tiếp.

- Đoạn thơ trên có yếu tố tượng trưng.

+ Dấu hiệu: Sử dụng các từ ngữ tượng trưng để miêu tả tình cảm.

Ví dụ: "khúc nhạc" biểu tượng cho tình cảm, "âm điệu, thần tiên" diễn tả tình cảm. "hương thấm tận qua xương tủy" và "phảng phất hương" cũng là một hình thức sử dụng tượng trưng để miêu tả tình cảm một cách tinh tế và ẩn ý.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể:

+ Tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc…

+ Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh nghệ thuật so sánh, ẩn dụ…

+ Sự sáng tạo về ngôn từ.

+ Tính nhạc trong thơ.

+ …

- Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ) ...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lý, đánh thức suy ngẫm của người đọc về bản chất sâu xa của con người và thế giới.

- Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình còn có thể gắn với sự đề cao nhạc tính của thơ (sức gợi cảm của nhịp thơ, vần, thanh điệu...) và sự tương giao giữa các giác quan (sự hoà hợp của các ấn tượng thính giác, thị giác, xúc giác...).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Thông tin về nhà thơ Xuân Diệu

+ Xuân Diệu (1916 – 1985) -  Ngô Xuân Diệu

+ Quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp

+ Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn

+ Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo

+ Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

+ Xuân Diệu là nhà thơ lớn và nổi bật nhất văn học Việt Nam, thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ. 

+ Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, mang ngôn ngữ tươi trẻ và ấm áp, ai cũng thấy được sự khác biệt trong sáng tác thơ văn của ông đầy mới mẻ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Bài thơ Tràng giang giàu yếu tố tượng trưng: Nhà thơ đã sử dụng một loạt những hình ảnh tượng trưng nói về thiên nhiên, cảnh vật: củi một cành khô lạc mấy dòng, bến cô liêu, chim nghiêng cánh nhỏ…. để bày tỏ nỗi lòng của mình - cho nỗi sầu nhân thế.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Để xác định yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật, cần dựa vào các chi tiết nghệ thuật (hình ảnh, từ ngữ trong văn chương, màu sắc, đường nét, hình ảnh trong hội hoạ...); từ đó, chỉ ra những triết lí sâu xa về bản chất của đời sống mà những chi tiết đó gợi nên.

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

Biện pháp tu từ so sánh “Sông Đáy chảy vào đời tôi như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ…”; “…như người bước hụt”; “…như một tiếng nấc”; “…như cát bên bờ”.

- Biện pháp tu từ nhân hóa “Cơn mơ vang lên…”.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ “âm thầm”; “Sông Đáy ơi”.

→ Tác dụng: Làm cho bài thơ thêm sinh động hấp dẫn, bộc lộ cảm xúc chân thực trong bài thơ có yếu tố tượng trưng. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là tác giả, xưng “tôi”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn thơ trích trong bài “Tiếng thu” – Lưu Trọng Lư:

    Em không nghe mùa thu

    dưới trăng mờ thổn thức?

    Em không nghe rạo rực

    hình ảnh kẻ chinh phu

    trong lòng người cô phụ?

    Em không nghe rừng thu.

    lá thu kêu xào xạc,

    con nai vàng ngơ ngác

    đạp trên lá vàng khô?

 

Phân tích:

- Tiếng thu trong bài thơ là tượng trưng. Nó không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xào xạc của lá rừng. Tiếng thu là một điệu huyền… Có lẽ bởi sự cộng hưởng ấy mà “bản hòa âm mùa thu” đã tìm thấy cho mình một “bảng hòa âm ngôn từ”.

- Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.