K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5 2021

Tham khảo dàn ý nha em:

I. Mở bài

- Giới thiệu về di tích lịch sử đền Hùng.

II. Thân bài

1. Lịch sử hình thành

- Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

2. Đặc điểm

- Vị trí: nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

- Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

- Đền Hạ: xây vào thế kỷ 17 - 18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

- Chùa Thiên Quang: nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

- Đền Trung: tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý - Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

- Ðền Thượng: nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

- Lăng vua Hùng: là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

 

- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích

- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.

-Đưa lễ hội lên các mặt báo

-Tuyên truyền, bảo tồn lễ hội

-Có ý thức giữ gìn và bảo tồn lễ hội

-Khuyến khích mọi người tham gia lễ hội

-Nói cho mọi người biết về giá trị cũng như ý nghĩa sâu sắc của lễ hội

....................

7 tháng 3 2022

+ Tuyên truyền về những mặt tốt của văn hóa xã hội 

+ Đưa lễ hội lên những trang mặt báo xã hội 

+ Bảo tồn những lễ hội không bị vấy bẩn, hoặc truyền tai nhau những mặt xấu không có thật ( tin đồn) về xã hội

+ Truyền tai cho nhiều người biết về những giá trị mà xã hội văn hóa đã đem lại 

 

2 tháng 3 2022

Tham khảo:

Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây  tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua HùngNếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ.

2 tháng 3 2022

Tham khảo: 

Đền Hùng biểu tượng lịch sử của dân tộc Việt Nam, khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ phụng các Vua Hùng những người có công dựng nước từ xa xưa. Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc.

Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ. Tiếp đến du khách sẽ được khám phá đền Trung địa điểm thường tổ chức các cuộc hội họp bàn các vấn đề quốc gia của vua Hùng thử xưa, qua đền Trung sẽ đến đền Thượng nơi thờ vua Hùng thứ 6 đây chính là vị trí cao nhất.

Mỗi năm ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất linh đình theo nghi thức quốc gia, Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.

Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.

Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

9 tháng 8 2023

*Một số di sản văn hóa ở Hà Nội:

Gò Đống Đa
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Cột cờ Hà Nội
Chùa Một Cột
*Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa:

Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích
Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm
Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn

*Ý nghĩa: góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan di tích lịch sử.

môn giáo dục địa phươngPhần trắc nghiệm         Câu 1: Khoảng 3 vạn năm trước, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có các thị tộc, bộ lạc sinh sống ở:          A. Các khu vực ven sông Hồng, sông Lô, sông Đà          B. Các khu vực ven sông Chảy, sông Hồng, sông Lô          C. Các khu vực ven sông Hồng, sông Lam, sông Mã          D. Các khu vực ven núi đồi, hang động          Câu 2: Gò Mun là địa điểm tìm thấy  dấu tích người...
Đọc tiếp

môn giáo dục địa phương

Phần trắc nghiệm         Câu 1: Khoảng 3 vạn năm trước, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có các thị tộc, bộ lạc sinh sống ở:          A. Các khu vực ven sông Hồng, sông Lô, sông Đà          B. Các khu vực ven sông Chảy, sông Hồng, sông Lô          C. Các khu vực ven sông Hồng, sông Lam, sông Mã          D. Các khu vực ven núi đồi, hang động          Câu 2: Gò Mun là địa điểm tìm thấy  dấu tích người nguyên thủy thuộc huyện nào?          A.Đoan Hùng            B. Phù Ninh          C. Tam Nông        D. Lâm Thao                         Câu 3: Ai là người đứng đầu nhà nước Văn Lang?          A.Lí Bí           B. Thục Phán          C. Hùng Vương       D. Triệu Quang Phục         Câu 4: Kinh đô nhà nước Văn Lang ở đâu?         A.Lâm Thao              B. Việt Trì          C.  Phù Ninh                 C.  Hạ Hòa                              Câu 5: Nghề nào phát triển trên vùng đất Phú Thọ thời Văn Lang?         A.Chăn nuôi            D. Đánh cá                 C. Đúc đồng                 D. Rèn sắt                         Câu 6 : Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang- Âu lạc là:    A.dệt vải          B. làm gốm                 C. nông nghiệp                     D. đánh cá         Câu 7: Di tích Làng Cả và Gò De (Việt Trì) tìm thấy nhiều hiện vật bằng:         A.đá                         B. đồng                 C. gốm                     D. sắt         Câu 8: Nữ tướng ở Đoan Hùng tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng là ai?         A. Nguyệt Diện                  B.Nàng Nội             C. Thiều Hoa          D. Hà Liễu     Câu 9: Đình Lâu Thượng thờ Hai Bà Trưng và các nữ tướng của Hai Bà hiện nay ở đâu?         A.Đoan Hùng               B. Lâm Thao           C. Phù Ninh                  D. Việt Trì         Câu 10: Cuộc kháng chiến chống quân Lương (TK VI) lúc đầu do ai lãnh đạo?        A. Nhân dân Phú Thọ      B. Hai Bà Trưng     C. Lí Bí      D. Triệu Quang Phục           II. Phần tự luận    Câu 1. Trong truyền thuyết “Hùng Vương chọn đất đóng đô”, tại sao vua lại chọn thành Phong Châu làm đất đóng đô sau khi đi qua nhiều nơi? Việc làm đó có ý nghĩa gì?          Câu 2. Viết đoạn văn khoảng 10 dòng kể tóm tắt một truyền thuyết Hùng Vương mà em biết ?

0
13 tháng 9 2017

- Việt Nam là một đất nước có rất nhiều danh lam thắng cảnh được UNESCO cũng như thế giới công nhận: Vịnh Hạ Long, Quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng, Kinh thành Huế, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, …

- Việt Nam là một nước đang phát triển và có nhiều thành tích kinh tế nổi bật qua từng ngày.

- Các truyền thống văn hóa chúng ta giữ gìn được rất nhiều những nét đẹp từ bao đời nay: Ngày lễ tết cổ truyền, Ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày hội chọi trâu, ...

Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà em biết là : Hồ Gươm , Lăng Bác , đền ngọc sơn , hoàng thành thăng long, hồ tây ,chùa trần quốc ,...

 

  Em sẽ làm những điều sau để bảo vệ , giữ gìn danh lam thắng cảnh đó là : 

+ Không nên vứt rác bừa bãi . 

+ Không hút thuốc ở các nơi công cộng . 

+ Đi thăm quan , tìm hiểu các di tích lịch sử . 

+ Báo cáo với bảo vệ khi thấy người ăn cắp cổ vật .