K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2019

Tham khảo:

1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

2 tháng 10 2019

Gợi ý
1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

17 tháng 10 2019

1. Tìm hiểu vấn đề:

Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:


+ Cơ sở quan niệm của Nguyễn Công Trứ: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.

Quan niệm của Tố Hữu:

+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.

+Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.

Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.

2. Phân tích bài thơ:

Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.

Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.

Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.

Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.

-''Giọng thơ rắn rỏi,mạnh mẽ,đề tài bình thường dân dã,ý thơ sâu sắc thâm thúy mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời(...)Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hóa tượng trưng.Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ,chất liệu dân gian là chiếc bánh-loại bánh dân gian xưa cho tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế,nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương...
Đọc tiếp

-''Giọng thơ rắn rỏi,mạnh mẽ,đề tài bình thường dân dã,ý thơ sâu sắc thâm thúy mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời(...)Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hóa tượng trưng.Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ,chất liệu dân gian là chiếc bánh-loại bánh dân gian xưa cho tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế,nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh bình thường với hình ảnh người phụ nữ.Cả 2 đều có vẻ ngoài rất đẹp,có phẩm giá cao quý,tương đồng cuộc sống,số phận phụ thuộc.Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc.Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng.Nói cái bánh mà thành chuyện con người-người phụ nữ''

Câu 1:Em hiểu ntn về chi tiết''Cả 2 đều có vẻ ngoài rất đẹp,có phẩm giá cao quý,tương đồng cuộc sống,số phận phụ thuộc''?

Câu 2:Tìm 1 phép tu từ trong văn bản mà em tìm được ở câu 1.Nêu tác dụng

Câu 3:Viết đoạn văn từ 3-5 câu nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
 

0
26 tháng 6 2023

Khổ thơ trên bộc lộ tình cảm thân thương, mến yêu, tự hào của tác giả đối với rừng cọ của quê hương qua phép điệp "rừng cọ", "lá" Người đã thể hiện vẻ đẹp của cây cọ cho đọc giả thấy. Đồng thời nhà thơ còn tinh tế sử dụng phép hoán dụ "mặt trời xanh" để chỉ đến rừng cọ là điều đặc biệt trong tim Người càng cho thấy em thấy một tình thương da diết chân thật!.

1 . Sắp đến ngày 20 / 11 - ngày hội hằng năm của thầy cô giáo . Em hãy làm một tờ báo tường để dành tặng các thầy cô giáo nhân ngày hội năm nay . Hãy viết những câu thơ trong tờ báo ấy .Gợi ý :1 . Giới thiệu : Tên bài thơ             VD    :  Biết ơn thầy cô / Thầy cô là tuyệt nhất 2 . Cách viết bài thơ :a ) Với thơ lục bát :- Viết câu thơ phải có dòng 6 dòng 8 , lùi vào số ô nhất...
Đọc tiếp

1 . Sắp đến ngày 20 / 11 - ngày hội hằng năm của thầy cô giáo . Em hãy làm một tờ báo tường để dành tặng các thầy cô giáo nhân ngày hội năm nay . Hãy viết những câu thơ trong tờ báo ấy .

Gợi ý :

1 . Giới thiệu : Tên bài thơ 

            VD    :  Biết ơn thầy cô / Thầy cô là tuyệt nhất 

2 . Cách viết bài thơ :

a ) Với thơ lục bát :

- Viết câu thơ phải có dòng 6 dòng 8 , lùi vào số ô nhất định 

- Viết hoa chữ cái đầu dòng

- Phải đúng số chữ ở từng câu .

b ) Với thể thơ 4 , 5 ,...

- Lùi vào số ô đã chon lựa để viết >

- Viết hoa chữ cái đầu dòng >

- Phải có số chữ ở từng dòng giống nhau >

3 . Lời chào và lời chúc :

- Lời chào phải trân trọng , lễ phép

- Lời chúc phải tốt đẹp đối với cô thầy 

4 . Lề xung quanh ( không cần )

- Vẽ những bông hoa , những chú chim đẹp 

- Vẽ đẹp nhất có thể .

CẢM ƠN NHA ! MÌNH SẼ TICK CHO NGƯỜI NHANH NHẤT . CÁI PHẦN 4 KO CẦN TRÌNH BÀY ĐÂU !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!  

3
10 tháng 11 2017

Công ơn thầy cô

Tháng 11 đã đến và chúng ta đang đến gần ngày Hiến chương các nhà giáo. Đó là ngày để các thế hệ học sinh chúng ta tỏ lòng quý mến biết ơn các thầy cô giáo

Ngày 20 tháng 11 ngày hiến chương các thầy cô giáo để mỗi người học trò nhớ tới nhũng người thầy, cô của mình. Nhân dân ta có câu:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

“Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Tôn vinh nghề dạy học và quý trọng thầy cô giáo là nghĩa cử cao đẹp của dân tộc ta và ngày 20 tháng 11 không chỉ có ý nghĩa với thấy cô giáo mà còn có ý nghĩa với mỗi người học sinh .

Đó là ngày ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và khuyến khích các thầy cô giáo hăng say hơn, nhiệt tình để “ ươm mầm những mầm non tương lai của đất nước” . Đó là ngày để các thầy cô cảm thấy tự hào về sự cao quý của sự nghề trồng người .

Đối với các thế hệ học sinh chúng em, đây là một ngày thật có ý nghĩa .”Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường “. Ngay ngày đầu tiên em như bước vào ngưỡng cửa mới đầy mới lạ, đầy hấp dẫn nhưng cũng có cả những khó khăn, thử thách của sự học, em được cô dìu dắt, ân cần nâng đỡ, đầy yêu thương. Chính tình yêu đó đã xoa dịu nỗi sợ hãi của em trong những bỡ ngỡ buổi đầu và cũng làm em có ý thức hơn, có động lực hơn để cố gắng trong việc học tập sau này. Em được học “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, em biết yêu quý kiến thức của cô . Em cũng biết rằng sự học là cách cửa mở ra tri thức, đóng lại sự kém hiểu biết của thời kì sơ khai, sự học đưa loài người đạt được những tiến bộ vượt bậc, sự học hướng em sống theo phần “người” xa dần phần “con” bản năng, sự học giúp em tự tin bước vào thế giới hội nhập.

Ngày nhôm nay khi nghe bài “ Khi tóc thày bạc trắng”, em cũng hiểu hơn những lời dạy của thầy cô. Thầy cô dạy em biết yêu quý hơn đất nước, yêu “ai hai sương một nắng để làm lên lúa vàng”, dạy em biết sống cần có một tấm lòng ,để gió cuốn những tấm lòng thơm thảo ấy đến những miền đất xa xôi, tháp lên hi vọng cho những mảnh đời bất hạnh. Em thấy rằng tóc thấy tóc cô cũng đã bạc thêm rồi, bạc vì những trăn trở làm sao để truyền đạt những kiến thức đến với chúng em.

Ngày hôm nay em xin cảm ơn thấy cô- những nhà giáo đứng trên bục giảng truyền cho lớp trẻ những bài học quý giá bằng cả kinh nghiệm và tình yêu thương của mình. Chúng em mong rằng thầy cô sẽ mãi vững tay chèo để chở những người tri thức  đến bờ thành công.

=^^=

11 tháng 11 2017

Mình k cho người nhanh nhất và bài hỏi của mình dù có 1 người đi chăng nữa , mình vẫn k người đó vì người đó nhanh nhất !

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:         “Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn… và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

         “Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn… và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể không nhắc đến bài Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Bài thơ được in trong tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003.
         Bài thơ Mẹ triển khai qua hai hình tượng sóng đôi: cau và mẹ, nhà thơ chọn một thứ cây rất gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê. Đã từ bao đời ,cây cau, quả cau cùng lá trầu trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần người Việt. Hình ảnh quả cau, lá trầu xuất hiện trong mọi nghi lễ quan trọng của vòng đời con người từ khi sinh ra đời, cưới hỏi, lễ Tết đến sinh hoạt hằng ngày. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Xuyên suốt bài thơ, nhà thơ Đỗ Trung Lai đã khai thác thủ pháp nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ để đem đến cho người đọc những cảm nhận sự gần gũi giữa cau và mẹ: Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng/Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng.
Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của mẹ mà gợi ra bao cảm nhận về công lao của mẹ, sự nhọc nhằn, đắng cay trong cuộc đời mẹ cho con khôn lớn, trưởng thành. Nhà thơ Trương Nam Hương khi viết về mẹ cũng có những câu đầy xúc động về tấm lưng còng của mẹ: Thời gian chạy qua tóc mẹ/Một màu trắng đến nôn nao/Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao (Trong lời mẹ hát).
Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp, dân gian có câu: "Gần đất xa trời" nhằm nói lên sự già nua, cái chết đang đến gần. Sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng  nghe bao nuối tiếc khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều. Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần: Cau ngày càng cao/Mẹ ngày một thấp/Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất!
Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc. Ngày xưa, khi mẹ chưa già, quả cau bổ làm tư - vừa miếng với mẹ nhưng bây giờ quả cau bổ tám mẹ còn ngại to, ý niệm thời gian hiển hiện trong mỗi khổ của bài thơ, thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ.
Hình ảnh người mẹ được ví như miếng cau khô gầy, thời gian đã bào mòn tất cả, chỉ nay mai mẹ không còn trên thế gian nữa, nhà thơ không khỏi ứa nước mắt trước hình hài của mẹ.
Khổ kết với câu hỏi tu từ, người con thảng thốt nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, không tránh khỏi quy luật cuộc đời và ngày con xa mẹ đang đến gần. Câu hỏi nhưng không có câu trả lời, chỉ có mây bay về xa như những nỗi niềm rưng rưng, dâng trào cảm xúc: Ngẩng hỏi giời vậy/- Sao mẹ ta già?/Không một lời đáp/Mây bay về xa.
          Bài thơ rất kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa, lời thơ dung dị, tự nhiên, không nhiều dụng công nghệ thuật nhưng vẫn gây xúc động người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến những gì thiêng liêng nhất của mỗi người, đó là tình mẫu tử.”

                                                   (Theo báo Hải Dương , Nguyễn Quỳnh Anh)

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A.   Văn bản biểu cảm.

B.Văn bản nghị luận.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Trong câu “Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây ..” người viết  đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Ẩn dụ.

B.   Hoán dụ.

C.    So sánh.

D.   Tương phản.

Câu 3: Trong câu văn “Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc” có các Phó từ là?

A.Mỗi, đều,và.

B. Mỗi , đã.

C.Đều, đã.

D. Đều, và , đã.

Câu 4:Trong  văn bản, cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo

A.   việc phân tích từng khổ thơ.

B.   việc phân tích từng câu thơ.

C.   việc phân tích từng hình ảnh về mẹ.

D.việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A.   Thuyết phục người đọc về sự gần gũi giữa mẹ và hình ảnh cây cau .

B.   Thuyết phục người đọc về một bài thơ hay.

C.   Thuyết phục người đọc về nghệ thuật thơ bốn chữ qua  một bài thơ.

D.Thuyết phục người đọc về những biện  pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong thơ .

Câu 6:Nhiệm vụ của đoạn 1 trong văn bản là:

A. Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản , khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ .

B.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định chung, giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

C.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

D.Giới thiệu đề tài , nhận định chung về những nét đặc sắc trong nội dung bài thơ.

 Câu 7: Nhiệm vụ của đoạn cuối trong văn bản là gì?

A. Liên hệ , mở rộng bài thơ với các bài thơ cùng chủ đề khác.

B. Khái quát lại tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ.

C. Khái quát lại tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ.

D. Khái quát lại cái hay trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Câu 8: Gạch chân dưới cụm chủ -vị dung để mở rộng thành phần chính của câu trong câu văn :

Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động”.

Câu 9: Văn bản này giúp em hiểu thêm được điều gì về bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai ? (Viết trong khoảng 3 – 5 dòng)?

Câu 10: Quan sát người thân trong gia đình mình qua năm tháng , em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy? (Viết khoảng 7-10 câu văn)

3
3 tháng 8 2023

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A.   Văn bản biểu cảm.

B.Văn bản nghị luận.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Trong câu “Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây ..” người viết  đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Ẩn dụ.

B.   Hoán dụ.

C.    So sánh.

D.   Tương phản.

Câu 3: Trong câu văn “Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc” có các Phó từ là?

A.Mỗi, đều,và.

B. Mỗi , đã.

C.Đều, đã.

D. Đều, và , đã.

Câu 4:Trong  văn bản, cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo

A.   việc phân tích từng khổ thơ.

B.   việc phân tích từng câu thơ.

C.   việc phân tích từng hình ảnh về mẹ.

D.việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A.   Thuyết phục người đọc về sự gần gũi giữa mẹ và hình ảnh cây cau .

B.   Thuyết phục người đọc về một bài thơ hay.

C.   Thuyết phục người đọc về nghệ thuật thơ bốn chữ qua  một bài thơ.

D.Thuyết phục người đọc về những biện  pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong thơ .

Câu 6:Nhiệm vụ của đoạn 1 trong văn bản là:

A. Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản , khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ .

B.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định chung, giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

C.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

D.Giới thiệu đề tài , nhận định chung về những nét đặc sắc trong nội dung bài thơ.

 Câu 7: Nhiệm vụ của đoạn cuối trong văn bản là gì?

A. Liên hệ , mở rộng bài thơ với các bài thơ cùng chủ đề khác.

B. Khái quát lại tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ.

C. Khái quát lại tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ.

D. Khái quát lại cái hay trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Câu 8: Gạch chân dưới cụm chủ -vị dung để mở rộng thành phần chính của câu trong câu văn :

Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động”.

3 tháng 8 2023

chị ơi văn bản là kiểu nghị luận mới có câu 5 kêu mục đích văn bản là thuyết phục ... á chị:")

8 tháng 10 2021

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”

 

Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.