K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Những câu văn cho thấy tác giả đã liên hệ với bối cảnh văn hóa, xã hội để hiểu câu thơ sâu sắc hơn:

+ “Trong chữ Hán, chữ "đế" và chữ "vương" đều dịch là "vua", đều là đại diện cho nước cho dân. Tuy nhiên "đế" bao giờ cũng cao hơn "vương".

+ Trong xã hội phong kiến Trung Hoa thường tồn tại vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống, còn lại người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục sẽ được phong vương.

+ Tại Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, ngay cả thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa cũng chỉ gắn với chữ "vương" như "Trưng Nữ Vương" (Trưng Trắc - Trưng Nhị), "Triệu Việt Vương" (Triệu Quang Phục), Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng), "Tiền Ngô Vương" (Ngô Quyền)”.

Câu văn cho thấy tác giả đã liên hệ bối cảnh văn hóa là:

- Trong chữ Hán, chữ "đế" và chữ "vương" đều dịch là "vua", đều là đại diện cho nước cho dân. Tuy nhiên "đế" bao giờ cũng cao hơn "vương".

 - Trong xã hội phong kiến Trung Hoa thường tồn tại vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống, còn lại người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục sẽ được phong vương.

- Tại Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, ngay cả thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa cũng chỉ gắn với chữ "vương" như "Trưng Nữ Vương" (Trưng Trắc - Trưng Nhị), "Triệu Việt Vương" (Triệu Quang Phục), Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng), "Tiền Ngô Vương" (Ngô Quyền).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Việc nhận biết, liên hệ bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có tác dụng trong việc đọc hiểu các văn bản nghị luận trong bài:

+ Dễ hình dung và suy luận vấn đề trong các văn bản nghị luận.

+ Hiểu được mục đích, ý nghĩa của bài viết.

+ Chuẩn bị tốt những kiến thức nền để đọc hiểu văn bản.

+ Có khả năng đánh giá vấn đề trong bài viết.

+ Nhìn nhận đa chiều về vấn đề trong bài.

Chúng ta sẽ hiểu văn bản nghị luận có chiều sâu hơn đặc biệt là đặt trong hoàn cảnh thời đại bài viết ấy ra đời. Đồng thời ta cũng sẽ biết cách liên hệ với các tác phẩm có cùng bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội để so sánh, hiểu rõ tác phẩm hơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Ở đây lại là trong tầm mắt và thẩm mỹ, điệu xúc động của một ông vua thi sĩ. Ông vua ấy - Trần Nhân Tông Đúng là tự thân lăn lộn trong dân, cùng nhân dân vào sinh ra tử gian khổ biết chừng nào mới đánh đuổi được quân giặc, giành lại được cho đất nước, cho dân cảnh sống thănh bình này.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc nhan đề và nêu cách hiểu của bản thân.

- Nêu suy luận về vấn đề tác giả bàn luận.

- Nêu ý nghĩa của vấn đề ấy.

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề Bản sắc là hành trang mang ý nghĩa: Bản sắc là nét riêng, nét độc đáo trong văn hóa của mỗi quốc gia hay cá nhân nào đó. Cũng chính vì vậy, bản sắc ấy sẽ là nền móng để nước ta bước ra thế giới, hội nhập và phát triển.

- Nhan đề ấy cho em biết vấn đề mà tác giả đang bàn luận chính là gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập.

- Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Khi mà những giá trị, bản sắc truyền thống đang có nguy cơ bị mai một thậm chí bị thay thế hoàn toàn.

5 tháng 3 2023

- Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.

- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đoạn trích đã tái hiện lịch sử nước Pháp với những sự kiện nổi bật và nỗi đau ám ảnh của những mảnh đời bất hạnh. Đó là một nước Pháp ở nửa đầu thế kỷ 19 với đường phố, nhà cửa mang kiến trúc đô thị của Paris và màu sắc ảm đạm thể hiện sự ngột ngạt mà người dân buộc phải sống trong luật pháp hà khắc. 

19 tháng 7 2023

Tham khảo nè!!!

- Nội dung đoạn trích đã tái hiện lại bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ một cách chân thực về góc khuất của con người cùng khổ đói khát, bế tắc dưới quyền cai trị của nhà vua Na-pô-lê-ông I. Thông qua nhân vật Phăng-tin đã dám hy sinh tất cả, sẵn sàng nuôi đứa con bị bỏ rơi, nhà văn đã thành công nổi bật vẻ đẹp của một người mẹ và cái bóng của lý tưởng đẹp trong một xã hội vô cảm.