K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2019

Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:

- Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.

- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.

- Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.

Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.

- Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.

+ Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.

+ Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.

+ Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.

- Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.

- Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.

- Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…

Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.

NG
14 tháng 8 2023

 Tham khảo: Kế hoạch trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường THCS ………..

(*) Trình bày:

KẾ HOẠCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XANH

TRONG KHUÔN VIÊN TRƯỜNG THCS ……….

1. Mục đích:

- Tổ chức, thực hiện trồng cây xanh, sạch đẹp nhằm tạo môi trường cảnh quan xanh, bóng mát xung quanh ngôi trường mình đang học tập.

- Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm của các bạn học sinh, các vị phụ huynh, giáo viên và nhân viên trường học,… trong việc trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh, cải thiện môi trường và cảnh quan sư phạm; bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Yêu cầu

- Cây trồng trong trường học phải lựa chọn kỹ về loại cây, đảm bảo tiêu chuẩn cây giống tốt, có giá trị nhiều mặt, vừa tạo bóng mát vừa có giá trị về kinh tế phải trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ cây tốt.

3. Thời gian

- Trồng cây: bắt đầu thực hiện từ ngày …./…../….. đến ngày …./…../…..

- Chăm sóc cây: thực hiện liên tục từ sau khi trồng cây

4. Đối tượng tham gia

- Học sinh, giáo viên và nhân viên trong trường học

- Đại diện Hội phụ huynh học sinh của từng chi đội.

5. Nội dung thực hiện

5.1 Trồng cây:

- Mỗi chi đội thực hiện trồng 4 cây, tại 4 vị trí: trong sân trường; khu vực sát tường rào; vườn trường và bồn hoa.

- Loại cây trồng:

+ Trong sân trường: Trồng các loại cây có bộ rễ chắc - khoẻ, tán rộng - to - cao - cho bóng mát tốt (Xà cừ, Phượng vĩ,…); hạn chế trồng các loại cây trút lá nhiều lần trong năm, cây có gai, các loại cây hấp dẫn ruồi, nhặng, sâu, bọ.

+ Khu vực sát tường rào: trồng các loại cây xanh tốt hầu hết thời gian trong năm, như: nguyệt quế,trắc bách diệp,…

+ Khu vực vườn trường: có thể trồng xen lẫn các loại cây, như: cây xanh cho bóng mát, cây cảnh, cây hoa, cây ăn trái, cây thuốc nam, … vừa tạo cảnh quan, vừa có thể phục vụ cho các môn học theo khối lớp.

+ Khu vực bồn hoa: trồng các loại cây tạo cảnh quan đẹp, như: Mắt nai lá tím, chuỗi ngọc, hoa ngũ sắc; cúc mặt trời,…

5.2 Chăm sóc cây

- Hàng tuần các chi đội cử các thành viên chăm sóc cây sau khi trồng (tưới nước, bón phân…)
- Nhà trường phân công các cá nhân hỗ trợ việc chăm sóc cho các chi đội

6. Kinh phí thực hiện

- Nguồn huy động sự đóng góp của các cá nhân học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhân viên trường học.

- Nguồn kinh phí phong trào “kế hoạch nhỏ”, thu gom phế liệu (giấy vụn, rác thải nhựa,…)

10 tháng 12 2018

Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:

 

- Thời vụ: Thường trồng từ tháng 2 – 4 (vụ xuân), tháng 8 – 9 (vụ thu) ở các tỉnh phía Bắc.

 

Khoảng cách trồng:

 

Loại đất Khoảng cách (m) Mật độ (cây/ha)
Đất đồng bằng 9 x 10; 10 x 10 100 – 110
Đất đồi 7 x 8; 8 x 8 150 - 180

- Đào hố bón phân lót: Tiến hành đào hố, bón phân lót trước khi trồng 1 tháng như đối với cây nhân.

Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:

- Làm cỏ, vun xới kết hợp trồng cây xen với các cây họ Đậu.

- Bón phân thúc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vào thời kì xuất hiện mầm hoa, có quả non và sau khi thu hoạch.

- Tưới nước thường xuyên cho cây phát triển. Trước khi cây ra hoa, hạn chế tưới nước để tạo điều kiện cho cây phân hoá mầm hoa.

- Tạo hình sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành nhỏ.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ các loại sâu, bệnh phá hại vải giống như ở cây nhãn.

Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Khi vỏ màu xanh vàng chuyển sang màu hồng hoặc đỏ thẫm là thu hoạch được. Bẻ từng chùm quả, không kèm theo lá vì khoảng cách giữa, các cành quả với phần lá dưới cành quả có các mầm ngủ.

19 tháng 3 2022

tham khảo

câu 1

Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…

Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp trong đó có: - Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống  xuất khẩu. - Trồng rừng phòng hộ: phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển (chắn gió, chống cát bay, cải tạo bãi cát, …)

câu 2

Sau khi trồng cây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay, chăm sóc liên tục 4 năm. 2. Số lần chăm sóc: + Năm thứ nhất và năm thứ hai mỗi lần chăm sóc từ 2 đến 3 lần.

câu3

- Giống nhau:

       + Khai thác trắng và khai thác dần: lượng cây chặt hạ là toàn bộ cây rừng.

       + Khai thác dần và khai thác chọn là rừng tự phục hồi.

- Khác nhau:

       + Khai thác trằng và khai thác dần: Khác nhau thời gian chặt hạ, cách phục hồi rừng, khác nhau số lần khai thác.

       + Khai thác trắng và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng.

       + Khai thác dần và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, và thời gian chặt hạ.

câu 4

 Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể. 2. Sự phát dục là sự thay đổi về thể chất của các bộ phận trong cơ thể.

19 tháng 3 2022

Câu 1:

 Vai trò c̠ủa̠ rừng ѵà trồng rừng 

– bảo vệ môi trường, điều hòa co2 ѵà o2, Ɩàm sạch ko khí.

– phòng hộ, chắn gió, chắn cát, hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, lũ lụt.

– cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu.

– cung cấp nguyên liệu để sản xuất, Ɩàm đồ gia dụng…

– phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí 

– phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động vật rừng.

Câu 2:

Thời gian : Sau khi trồng cây gây rừng từ 1  đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay, chăm sóc liên tục đến 4 năm 

Số lần chăm sóc : năm thứ nhât và năm thứ hai , mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Năm thứ ba và năm thứ tư, mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần . 

Câu 3:

- Giống nhau:

       + Khai thác trắng và khai thác dần: lượng cây chặt hạ là toàn bộ cây rừng.

       + Khai thác dần và khai thác chọn là rừng tự phục hồi.

- Khác nhau:

       + Khai thác trằng và khai thác dần: Khác nhau thời gian chặt hạ, cách phục hồi rừng, khác nhau số lần khai thác.

       + Khai thác trắng và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng.

       + Khai thác dần và khai thác chọn: Khác nhau số lượng cây chặt hạ, và thời gian chặt hạ.

Câu 4:

–  Sinh trưởng là một mặt của phát triển cơ thể vật nuôi. Như vậy, quá trình phát triển cơ thể vật nuôi gồm hai mặt là sinh trưởng (thay đổi số lượng) và phát dục (thay đổi về chất lượng).

– Cơ chế của sự sinh trưởng là tế bào mới được sinh thêm từ tế bào phân sinh. Ví dụ tế bào sinh xương sinh ra tế bào xương, mặt khác tế bào có quá trình tích lũy và lớn lên, làm cho các cơ quan lớn lên, dài ra và nặng thêm.

– Phát dục là sự thay đổi bản chất, sự thay đổi về chất lượng, quá trình này xảy ra liên tiếp nhau trong cơ thể vật nuôi, bắt đầu từ lúc hình thành phôi thai đã phân hoá để tạo ra các cơ quan, hệ cơ quan của con vật. Tiếp theo là quá trình hoàn thiện cấu tạo thực hiện tốt nhất các chức năng sinh lí.

Ví dụ:

Quá trình tăng lên về khối lượng và thể tích của dạ cỏ (dạ dày nghé). Từ lúc mới sinh ra cho tới thời điểm có đầy đủ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ là quá trình sinh trưởng

Câu 5:

*Có hai phương pháp đang được dùng ở nước ta là
- Chọn lọc hàng loạt: dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi so sánh sức sản xuất của từng các thể vật nuôi trong đàn, lựa chọn từ trong đàn những các thể đạt tốt giữ lại làm giống
- Kiểm tra năng suất.: trong cùng một điều kiện chuẩn và thời gian nuôi dưỡng, chọn những cá thể vật nuôi tốt đạt tiêu chuẩn định trước giữ lại làm giống

Câu 6:

- Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn đôi giao phối, gọi tắt là chọn phối.

-Mục đích : 

– Làm tăng nhanh số lượng cá thể ,giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có .

– Sử dụng để hoàn thiện các giống bằng cách giữ gìn, củng cố và nâng cao ở đời sau có những giá trị vốn có của nó

– Tạo nên tính đồng nhất về các đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của các cá thể trong cùng một giống.

-Phương pháp :

– Có 2 phương pháp:

+ Chọn phối cùng giống.

+ Chọn phối khác giống.

Nhân giống thuần chủng đồng huyết.

Nhân giống thuần chủng không đồng huyết

Nhân giống theo dòng.

Câu 7:

– Cùng giống: chọn phối lợn ỉn đực với lợn ỉn cái sẽ được thế hệ sau đều là những lợn ỉn (cùng giống với bố mẹ)

– Khác giống: chọn phối gà trống giống Rốt (có sức sản xuất cao) với gà mái trống Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sức sản xuất thấp) được thế hệ sau là gà lai Rốt-Ri (vừa có khả năng thích nghi tốt, lại có sức sản xuất cao)