K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn thơ trích trong bài “Tiếng thu” – Lưu Trọng Lư:

    Em không nghe mùa thu

    dưới trăng mờ thổn thức?

    Em không nghe rạo rực

    hình ảnh kẻ chinh phu

    trong lòng người cô phụ?

    Em không nghe rừng thu.

    lá thu kêu xào xạc,

    con nai vàng ngơ ngác

    đạp trên lá vàng khô?

 

Phân tích:

- Tiếng thu trong bài thơ là tượng trưng. Nó không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xào xạc của lá rừng. Tiếng thu là một điệu huyền… Có lẽ bởi sự cộng hưởng ấy mà “bản hòa âm mùa thu” đã tìm thấy cho mình một “bảng hòa âm ngôn từ”.

- Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể:

+ Tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc…

+ Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh nghệ thuật so sánh, ẩn dụ…

+ Sự sáng tạo về ngôn từ.

+ Tính nhạc trong thơ.

+ …

- Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ) ...

23 tháng 11 2021
     Ngày xưa có một người con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thân ở dưới nước và ở cả trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.

Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.

Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.

Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.

Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.

Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:

- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.

Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:

- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.

Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:

- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.

Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:

- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.

Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.

Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.

 
16 tháng 3 2022

THAM KHẢO :

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

 

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Đoạn thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong em là:

    “Chết ba năm hình còn treo đó;

    Chết thành sông, vực nước uống mát lòng

    Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm,

    Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung,

    Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát,

    Chết thành hồn, chung một mái, song song.”

Với việc sử dụng điệp cấu trúc “Chết…” làm nổi bật lời thề nguyền của chàng trai đã lên đến tận cùng, Chàng trai khẳng định dù biến thành bất cứ hình dạng, dáng vẻ nào, hai người vẫn sẽ ở bên nhau, vai kề vai sánh đôi. Cái chết tưởng chừng như hết nhưng khi đặt trong hoàn cảnh này, nó như trở thành một sự giải thoát cho cả hai, sẽ đưa họ đến bên nhau mà không ai có thể ngăn cách. Cách nói đầy hình ảnh này nhằm nhấn mạnh tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái, nó dường như đã vượt ra khỏi ranh giới giữa sự sống và cái chết, tìm kiếm hy vọng trong sự tận cùng, chỉ vì muốn được ở bên nhau dù trong bất cứ thân phận nào. Tình cảm ấy thật mãnh liệt, nồng cháy, một tình yêu bất diệt trước mọi hoàn cảnh khiến người đọc không khỏi xúc động, cảm thông cho hoàn cảnh của chàng trai.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Với ngòi bút sáng tạo cùng tài năng của mình, “Đây mùa thu tới” đã được tác giả vận dụng nhiều biện pháp tu từ và hình ảnh ước lệ tượng trưng, trong đó, yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em thích nhất là hình ảnh "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang". 

- Là một câu thơ mở đầu bài thơ, mở ra một khung cảnh buồn và vắng vẻ, đìu hiu, hình ảnh rặng liễu đã được miêu tả như một mái tóc buồn đang đứng chịu tang. Người xưa thường có câu "liễu yếu đào tơ". Do đó hình ảnh liễu đìu hiu này có thể là hình ảnh tượng trưng cho một cô gái đang chịu tang.

Trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, hai câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong ta. Vẻ đẹp của người dân chài lưới mang theo đặc trưng của vùng biển, của thiên nhiên. Làn da rám nắng ấy là ngoại hình được hun đúc sau muôn vàn khó khăn, là hành trình dài lênh đênh trên biển khơi vô tận. Thân hình mang...
Đọc tiếp

Trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, hai câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong ta. Vẻ đẹp của người dân chài lưới mang theo đặc trưng của vùng biển, của thiên nhiên. Làn da rám nắng ấy là ngoại hình được hun đúc sau muôn vàn khó khăn, là hành trình dài lênh đênh trên biển khơi vô tận. Thân hình mang vị xa xăm của họ là vị của biển khơi hay là vị của ước mơ, của khao khát? Tế Hanh đã lựa chọn từ ngữ thật đắt khi nói về cái đẹp của người ngư dân. Họ là biểu trưng cho ước mơ, cho hi vọng của người dân vùng biển. Khắc họa chân dung ngoại hình của những ngư dân. Nhà thơ không chỉ khẳng định sức mạnh khỏe khoắn của họ mà còn khẳng định họ chính là người mang theo ước mơ đi xa. Càng đọc, ta càng thêm yêu quý, kính phục người dân chài. Với vẻ đẹp ngoại hình ,với làn da ngăm đen rám nắng ,với những bắp thít cuồn cuộn , rắn rỏi,mạnh mẽ đã tạo nên 1 thần thái phong trần dẻo dai kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muỗi biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân làng chái.Cụm từ ” vị xa xăm” còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông,của  lòng biển sâu , của những chaan trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên , người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những anh hùng phi thường kì diệu. Hãy tìm trong đoạn văn trên 1 câu phủ định và 1 câu phép liên kết. Giúp e với ạ mai e thi rồi huhu

0
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Ở khổ thứ ba, hình ảnh"trăng" vừa mang tính hiện thực lại có tính tượng trưng đầy sáng tạo. Hình ảnh "nàng trăng" hiện lên là trang non, trăng đầu mùa. Xuân Diệu đã nhân hóa trăng thành hình ảnh một người con gái xinh đẹp, đương tuổi xuân xanh. Dưới ngòi bút của thi sĩ, trăng như có tính cách, biết ngẩn ngơ, suy nghĩ. Trăng hiện lên thật đẹp, nó để lại dấu ấn rất riêng trong lòng em.

17 tháng 10 2018

Hình ảnh biểu tượng đầu súng trăng treo là biểu tượng bắt đầu từ hình ảnh thực

    + Những người lính đứng cạnh nhau chờ phục kích giặc, trên trời là ánh trăng sáng tỏ

- Hình ảnh đầu súng trăng treo là sự kết hợp giữa hiện thực với lãng mạn

    + Súng- hiện thực cuộc chiến gian khổ, nguy khó

    + Trăng- ước mơ hòa bình, niềm tin chiến thắng, tự do, đây cũng là biểu tượng đồng hành cùng lời tâm sự của tác giả

→ Đó là những nét phẩm chất tâm hồn của người lính, cũng có thể xem là biểu tượng của thơ ca kháng chiến