K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Tâm trạng của nhân trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết chính là nỗi nhớ khi xa quê, xa gia đình. Thể hiện tính nhân văn, một góc nhìn mới rất hiện đại, ông như được mở mang đầu óc sau chuyến đi đó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

+ “rồi”: (từ cổ) rỗi rãi

+ Ngày trường: ngày dài

⇒ Tư thế: thoải mái, thư thái, nhẹ nhàng

⇒ Tâm trạng: thảnh thơi, không vướng bận, hòa mình tận hưởng khí trời mát mẻ. Câu thơ mở đầu với một tâm trạng nhàn rỗi nhưng có lẽ Nguyễn Trãi “nhàn thân mà không nhàn tâm”.

10 tháng 11 2021

 

Trong truyện " Kiều ở lầu ngưng bích ",  Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ của Kiều. 

                      Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

                   Tin sương luống những rày trông mai chờ

Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng: “đinh ninh hai miệng một lời song song”. Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công. Hết thương Kim Trọng, Kiều lại thương mình. 

                            Bên trời góc bể bơ vơ

                Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Một mình nàng bơ vơ nơi chân trời góc bể nafgn nhó về Kim Trọng nỗi nhớ đau đớn, tình cảm của nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ phai nhạt. Câu thơ " tấm son gột rửa bao giờ cho phai " vừa sử dụng nghệ thuật ẩn dụ vừa là câu hỏi tu từ. Từ " tấm son " nghĩa là luôn giữ tấm lòng chung thủy, son sắc. 

                      Xót người tựa cửa hôm mai…

              Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?

Nàng sót thương cha mẹ khi sáng chiều " tựa cửa " ngóng tin con, nàng không khỏi day dứt khôn nguôi vì cha mẹ đã tuổi già sức yếu mà nàng không thể tự tay chăm sóc. Tác giả sử dụng thành ngữ " Quạt nồng ấp lạnh" để nói lên tâm trạng nhớ thương cha mẹ của Kiều.

                       Sân Lai cách mấy nắng mưa 

                    Có khi gốc tử đã vừa người ôm 

Cụm từ " Sân lai, gốc tử " thể hiện tâm trạng xót xa, lo lắng của Kiều. Hình ảnh " cách mấy nắng mưa " vừa gợi sự xa cách vừa gợi sức mạnh tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật. Trong cảnh ngộ như vật Kiều là một người vô cùng đáng thương nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về người yêu, nhớ về cha mẹ không biết giờ này họ ra sao. Nàng là một người chung thủy, một người con hiếu thảo, một người phụ nữ có tấm lòng vị tha và đáng trân trọng. Trong bài thơ, còn có một chi tiết vô cùng quan trọng đó là Kiều ẫ bày tỏ nỗi nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau bởi trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Thúy Kiều khiến Thúy Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Đọc đoạn thơ, chúng ta không chỉ hiểu được tâm trạng Kiều, mà còn thấy ở Kiều những phẩm chất tốt đẹp. Đó là một con người đầy lòng vị tha. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm của nhà thơ đối với nhân vật. Và nhất là thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.

 

* đây là mình có tham khảo một chút ở trên mạng ạ * 

Chúc bạn học tốt !!! yeu

 

23 tháng 2 2021

Qua bài thơ, ta thấy nổi bật nhiệt tình yêu đời, khát khao tự do, tinh thần hăng say hoạt động của nhà thơ - nhân vật trữ tình - người làm cho ta thấy tinh thần hăng say hoạt động của người chiến sĩ. Nếu ở khổ thơ đầu, ta mới gián tiếp cảm nhận được tâm trạng của người chiến sĩ trẻ: thì đến khổ thơ cuối, ta đã được trực tiếp với nỗi niềm đang cuộn lên như sóng lũ trong tâm hồn chàng trai giữa tù ngục. Đó là nỗi phẫn uất trước cảnh tù túng giam cầm: Người chiến sĩ đòi hỏi hành động trước sự thôi thúc của thiên nhiên mùa hè đang vang dậy bên ngoài. Anh muốn đạp tan phòng giam, anh nghe rõ tiếng hè náo nức. Phải chăng, nỗi phẫn uất đã buột thành lời, như một điệp khúc hai lần dằn vặt? 

                       "Ngột làm sao, chết uất thôi"

Tiếng chim tu hú ngoài trời gióng giả không ngớt, càng như giục giã chàng trai: đồng thời như một biểu hiện cao độ khát vọng tự do của người chiến sĩ nhiệt tình sôi sục được hòa mình gắn bó với cuộc sống đầy sinh lực.Nhà thơ qua bài "Khi con tu hú" đã bộc lộ cả một nhiệt tình ham sống, một khát vọng tự do, tham gia hoạt động, nhập cuộc với sự sống đang trào dâng trong một thiên nhiên đầy nét tươi đẹp cùa mùa hè.

*Câu nghi vấn mình in đậm ạ.

Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ Đón gặp người bạn quí của con   Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực Dưới những làn mây xốp đồng quê   Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn Và con bò đứng nhìn theo tha...
Đọc tiếp
Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Ôi mẹ thân yêu, mẹ tảo tần Để con sẽ đi ra cồn đất nhỏ Đón gặp người bạn quí của con   Và hôm nay con thấy ở cánh đồng Những vệt bánh xe in trên cỏ ướt Gió thổi nhẹ đường cầu vồng vàng rực Dưới những làn mây xốp đồng quê   Ngày mai bình minh bạn con sẽ ra đi Vành mũ sau vòm cây – vầng trăng lặn muộn Và con bò đứng nhìn theo tha thẩn Ve vẩy đuôi trên đám cỏ ven đường   Ngày mai mẹ thức con dậy sớm Mở cửa ra cho ánh sáng vào nhà Người ta bảo con sắp thành thi sĩ Nổi tiếng, và, một thi sĩ người Nga   Con sẽ hát về mẹ và về bạn Người chăn bò, bếp lửa, đàn bò Và thơ con có một dòng sữa chảy Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta. Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình và tình cảm, cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Câu 2. Những đối tượng nào đã khơi gợi cảm xúc ở thi sĩ? Những đối tượng đó hiện lên với dáng vẻ như thế nào? (dẫn chứng) Câu 3. Xác định hình thức và phân tích hiệu quả thẩm mỹ ở nghệ thuật điệp, ẩn dụ trong hai dòng thơ sau:  Và thơ con có một dòng sữa chảy   Dòng sữa của đàn bò của mẹ, của nhà ta.  Câu 4. Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện ở khổ thơ nào? Hãy phân tích khát vọng đó? Câu 5. Xác định yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ và cho biết tác dụng của chúng trong việc thể hiện của nhân vật trữ tình Câu 6. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào (chú ý gương mặt tinh thần qua cảm xúc)? Điều gì ở nhân vật trữ tình tác động đến cảm cảm xúc và nhận thức của em? ( trả lời 4-6 câu liên tiếp)
0