K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
30 tháng 1

* Nội dung:

- Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.

- Tác phẩm của Nguyễn Du chứa chan tinh thần nhân đạo - một chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.

* Nghệ thuật:

- Về thể loại: Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Nguyễn Du đã tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.

- Về ngôn ngữ: Nguyễn Du đã có đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.

-> Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

8 tháng 2 2019

Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.

Đáp án cần chọn là: D

7 tháng 3 2017

Lời giải:

Những đóng góp của Lê Thánh Tông đối với nền văn học dân tộc ở thế kỉ XV bao gồm:

- Vua Lê Thánh Tông để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ cho nền văn học nước nhà với khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm)..Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.

Ông là người sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Sự ra đời của Hội Tao đàn đã đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.

Đáp án cần chọn là: B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Nguyễn Trãi là một người nghệ sĩ đa tài hay nói đúng hơn, ông được coi như một thiên tài ở nhiều lĩnh vực. Một con người vừa có khả năng chính trị tài tình, vừa sáng tác thơ văn đạt đến độ kiệt xuất thật hiếm ai được như Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc trên nhiều loại hình văn học: văn học chức năng và văn học nghệ thuật, văn chính luận và trữ tình, văn xuôi và thơ, chữ Hán và chữ Nôm,... Có thể nói, Nguyễn Trãi chính là người làm giàu cho vốn văn học, văn hoá của dân tộc.

21 tháng 3 2016

* Những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh,Lê. Bước đầu thống nhất đất nước.

- Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, Thanh thắng lợi, vảo vệ độc lập dân tộc.

- Xây dựng một vương triều mới tiến bộ.

* Đóng góp quan trọng nhất của phong trào nông dân Tây Sơn:

Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm, quân xâm lược Thanh thắng lợi, bảo vệ độc lập dân tộc.

- Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

- Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai). Từ năm 1773-1783, quân Tây Sơn giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn.

+ Nguyễn Ánh chạy sang cầu cứu vưa Xiêm. Lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm tổ chức các đạo quân thủy, bộ gồm 5 vạn quân đánh chiếm Gia Định trong đó đạo quân chủ lực gồm 2 vạn quân và 300 chiến thuyền do tàn quân Nguyễn dẫn đường tiến đến đóng tại Trà Tân (phía Bắc sông Tiền).

+ Sau khi chiếm được gần một nửa đất Gia Định (Nam Bộ ngày nay) chúng ra sức cướp phá, hoành hành và chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn vùng đất còn lại.

+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia Định và đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho. Nguyễn Huệ chủ trương nhử địch ra khỏi căn cứ, tổ chức lực lượng mai phục ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để tiêu diệt chúng. Trận đánh diễn ra và kết thúc nhanh gọn trong ngày 19-1-1785, đúng như dự tính của Nguyễn Huệ.

+ Trên đà chiến thắng, quân Tây Sơn tấn công quét sạch quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.

- Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789)

+ Sau chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn Hệ dẫn đầu đoàn quân Tây Sơn tiến ra đàng Ngoài, lật đổ chế độ chúa Trịnh, vua lê, lập lại nền thống nhất đất nước.

+ Trong bước đường cùng, Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Mãn Thanh. Vua Thanh và Càn Long đã huy động 29 vạn quân, giao Tôn Sĩ Nghị chỉ huy theo 4 đường tiến đánh nước ta vào tháng 11-1788.

+ Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc đó chỉ có hơn 1 vạn người, phải tạm rút về lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn.

+ Ngay sau khi nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống nhất đại quân khẩn trương lên đường ra Bắc diệt giặc, trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân. Đi đến đâu nghĩa quân cũng được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân.

+ Đúng vào đêm 30 tết (25-1-1789), từ Tam Điệp, Biện Sơn, năm mũi tiến công của quân Tây Sơn được lệch xuất phát. Mờ sáng mùng 5 Tết (30-1-1789) quân Tây Sơn tổng công kích vào các đồn Ngọc Hồi, Đống Đa (Hà Nội), nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt của địch, tiến vào giải phóng Thăng Long.

+ Số tàn quân Thanh sống sót hoảng loạn đến cực độ, dẫm đạp lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

+ Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã đi vào lịch sử như một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt nam

21 tháng 3 2016

Việc nghĩa quân Tây Sơn đánh bại chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho việc thống nhất đất nước và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

1. Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:

- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).

+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).

- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.

4 tháng 2 2023

a/ Tên những danh nhân tiêu biểu thời Lê sơ: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.

b/ Đóng góp của các danh nhân:

- Nguyễn Trãi:

+ Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.

+ Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...

+ Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

- Lê Thánh Tông:

+ Ông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta.

+ Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ: sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.

- Ngô Sĩ Liên:

+ Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV.

+ Ông là người biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.

- Lương Thế Vinh:

+ Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463.

+ Ông là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Với những công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).

+ Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường".

7 tháng 4 2017

Chọn đáp án: D