K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Hai câu cuối trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ” là lời kể cuối cùng của nhân vật tôi - người đàn ông lớn tuổi đã đi qua cuộc chiến và vẫn luôn khao khát một lần được gặp lại mẹ. Đó là những tâm sự dồn nén, thầm kín đại diện cho những mất mát không thể bù đắp của những người mà “đứa trẻ” trong họ mãi mãi dừng lại nơi bi thương của chiến tranh. Chiến tranh đã qua đi, ông cũng may mắn sống sót và tiếp tục sống một cuộc đời bình lặng như bao người khác. Nhưng chẳng ai thấy được những vỡ nát trong tâm hồn ông. Hai câu cuối đã phản ảnh hậu quả của chiến tranh tàn khốc đến mức nào. Nó không chỉ là vết thương bên ngoài có thể nhìn thấy được mà có là nỗi đau vĩnh viễn kéo dài suốt đời. Trong thân xác của một người lớn trưởng thành, nhân vật “tôi” vẫn đau đáu, khắc khoải được gặp lại mẹ, được thấy khuôn mặt, dáng đi, hít hà mùi thơm của mẹ và nằm trong vòng tay ấm áp đó. Đó mãi mãi là sự khao khát vô vọng của đứa trẻ đã trải qua chiến tranh. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng: có những câu chuyện mãi chẳng thể quên dù thời gian có trôi qua thế nào.

Trong văn bản « Bức tranh của em gái tôi », nhà văn Tạ Duy Anh đã viết:“ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…- Con đã nhận ra con chưa?- Mẹ...
Đọc tiếp

Trong văn bản « Bức tranh của em gái tôi », nhà văn Tạ Duy Anh đã viết:

“ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

- Con đã nhận ra con chưa?- Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy."

1.Từ đoạn văn và qua toàn bộ văn bản, em hãy viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật người anh trai, trong đoạn có sử dụng một phó từ và một phép so sánh.

0
Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :      MẸ VÀ QUẢ   Những mùa quả mẹ tôi hái được   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng   Những mùa quả lặn rồi lại mọc   Như mặt trời, khi như mặt trăng   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên   Còn những bí và bầu thì lớn xuống   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.   Và chúng tôi, một thứ quả...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :

      MẸ VÀ QUẢ

   Những mùa quả mẹ tôi hái được

   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

   Những mùa quả lặn rồi lại mọc

   Như mặt trời, khi như mặt trăng

   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

   Còn những bí và bầu thì lớn xuống

   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

   Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

   Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

   Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

   Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

      (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

1
8 tháng 3 2017

* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.

* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.

5 tháng 3 2022

Giúp mình với các bạn ơi :<

5 tháng 3 2022

tham khảo

(1) Trong câu chuyện Gió lạnh đầu mùa, đã xuất hiện nhiều nhân vật trẻ em, nhưng em ấn tượng nhất vẫn là cậu bé Sơn. (2) Là một thiếu gia trong gia đình khá giả, có vú em chăm sóc, Sơn nghiễm nhiên lớn lên trọng sự đủ đầy và yêu thương của mọi người. (3) Tuy nhiên không vì thế mà em trở nên hư hỏng hay kênh kiệu. (4) Đặc biệt, trong Sơn có một tâm hồn ấm áp, đầy tình yêu thương với mọi người. (5) Điều đó thể hiện rõ qua lần em nhớ đến em Duyên, hay khi em chú ý đến sự lạnh lẽo của cái Hiên, và quyết định lấy chiếc áo bông cũ cho cô bé mặc. (6) Hành động ấy đã giúp em cảm nhận được tình yêu thương to lớn trong thể xác nhỏ bé của Sơn. (7) Chính hình ảnh của cậu bé, đã giúp người đọc nhận được một bài học ý nghĩa về tình người.

 
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại...
Đọc tiếp

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trong nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

a. Hãy tìm các từ láy có trong đoạn trích

b.Tìm câu ghéptrong đoạn trích và xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép đó. Các vế trong câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào?

c. Chỉ ra một trường từ vựng có trong đoạn trích?

d. Cho câu chủ đề : Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Viết đoạn văn trình bày theo cách tổng phân hợp (khoảng 10 câu)

1
2 tháng 3 2020

a. Các từ láy có trong đoạn trích là: xơ xác, còm cõi, sung sướng, ấm áp, mơn man, xinh xắn, thơm tho.

b. Câu ghép:

- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

-> Quan hệ song hành.

Hai vế được nối vơi nhau bởi dấu phẩy.

c. Trường từ vựng cảm giác của con người: sung sướng, ấm áp, mơn man

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi...
Đọc tiếp

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...

- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hôp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Tìm các tính từ có trong câu văn sau:

Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Câu 4. Theo em, thế nào là lòng nhân hậu?

Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày những bài học mà em đã rút ra cho bản thân.

1
18 tháng 2 2020

Câu 1 :

Ngôi kể thứ nhất ( người kể xưng tôi )

Câu 3 :

Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

Câu 4 :

Lòng nhân hậu là tấm lòng yêu thương, luôn chia sẻ cảm thông với những người xung quanh. Người có tấm lòng nhân hậu luôn dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Câu 5 :

 Từ truyện này em rút ra được bài học : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trong tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy được người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

Trong văn bản « Bức tranh của em gái tôi », nhà văn Tạ Duy Anh đã viết:“ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…- Con đã nhận ra con chưa?- Mẹ...
Đọc tiếp

Trong văn bản « Bức tranh của em gái tôi », nhà văn Tạ Duy Anh đã viết:

“ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

- Con đã nhận ra con chưa?- Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.

1. Từ sự nhận thức của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên và trong cả văn bản, em rút ra bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống nếu em là một người có tài năng hoặc khi chứng kiến tài năng của người khác?

0
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu...
Đọc tiếp

Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

 Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”                    

Câu 1:  Xác định ngôi kể chính được sử dụng trong đoạn văn trên là: ngôi thứ nhất   

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn:

Câu 3: Tìm các tính từ có trong câu văn sau:

Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Các tính từ có trong câu văn trên là: ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

Câu 4. Theo em, thế nào là lòng nhân hậu?

 

Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày những bài học mà em đã rút ra cho bản thân.

0