K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4

Trong tư duy của một số người, có một niềm tin rằng sự giàu có về trí tuệ có thể tự nhiên đi kèm với một số lượng đáng kể của giàu có về nhân cách. Tuy nhiên, có những quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa sự giàu có về trí tuệ và giàu có về nhân cách.

Theo quan điểm của một số người, sự giàu có về trí tuệ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách. Sự thông minh, kiến thức và kỹ năng có thể giúp một người hiểu biết và tư duy về thế giới xung quanh, từ đó phát triển sự thông thái, sự hiểu biết, và sự empati. Có thể nói rằng sự giàu có về trí tuệ có thể là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một nhân cách đa chiều và phong phú.

Tuy nhiên, không phải lúc nào sự giàu có về trí tuệ cũng đi đôi với giàu có về nhân cách. Một người có thể có kiến thức và trí tuệ rộng lớn, nhưng vẫn thiếu đi tính nhân văn, sự tử tế và lòng tốt. Sự giàu có về nhân cách không chỉ đánh giá qua hành động và cử chỉ bên ngoài, mà còn là về tính cách, giá trị và lòng trung thành. Một người giàu có về nhân cách thường là người có lòng tốt, sẵn lòng giúp đỡ và chia sẻ với người khác, và có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.

Vì vậy, dù sự giàu có về trí tuệ có thể mang lại một lợi thế trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nhưng không thể bỏ qua tầm quan trọng của sự giàu có về nhân cách. Đối với một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa, việc cân nhắc và phát triển cả hai mặt này là quan trọng.

20 tháng 4 2023

ơ nghiện

 

Ngủ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16 tháng 6 2021

Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được, trái tim giàu lên nhờ cái nó cho đi”.

Vậy "trí tuệ" là gì? Theo bạn, "trí tuệ" là gì?  Là việc bạn hoạt động về trích dẫn? Là việc bạn sáng tạo, tư duy bản thân? Là tài năng để xây dựng đất nước? Là khả năng vượt qua khó khăn, thử thách để kiên trì trên con đường thành công? Tất cả điều ấy đều đúng. Và là những điều tạo nên trí tuệ cho bạn. Như vậy, "trí tuệ" là kết quả của hoạt động trí thức dựa trên lý trí, dùng đến lý luận, khái niệm, ngôn từ, và chủ yếu gồm những sự hiểu biết, những kiến thức đã được gom góp lại. Trong đạo Phật, "trí tuệ" cũng được gọi là trí huệ, bởi vì cùng một chữ Hán có thể đọc là tuệ hay huệ.Bộ lông làm đẹp con công, trí tuệ làm đẹp con người" (Ngạn ngữ Nga). Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có thể sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn, để cống hiến cho đất nước. Tại sao trí tuệ lại quan trọng như vậy ư? Thật hay. Trí tuệ như một con đường mà bạn đi được một đoạn, bạn sẽ hiểu biết thêm được nhiều điều tốt đẹp. Bạn sẵn sàng lật dở nhưng trang khó khăn của cuộc đời, nghĩa là bạn đang tiếp thu cho mình những học vấn của sự thành công, vấp ngã để đứng lên trong cuộc sống. Trí tuệ nếu đi kèm cùng sức mạnh của sự kiên trì, nỗ lực thì bạn thật là một người thành công. Khi đó bạn sẽ có được cho mình được học vấn, có cho mình được sự kiên định trên cung đường thành công của mình. Bạn có được trí tuệ, kiên trì, bạn sẽ như con diều gặp gió, cất cánh bay cao, bay xa, đạt đến những điều mình ao ước. Trí tuệ và nỗ lực, nó còn giúp bạn xây dựng cho mình một con đường thành công. Con đường đó sẽ do bạn tự tìm kiếm, tự khám phá và bước đi cho đến đích cuối là thành công. Nếu trí tuệ đi kèm với tình yêu thương, thì bạn sẽ trở thành một người vĩ đại và hạnh phúc. Tình yêu thương gắn kết con người lại gần nhau hơn. Cho con người sự đồng cảm, sẻ chia, cảm thông với người khác. Sự thông minh, trí tuệ sẽ giúp bạn biến những yêu thương ấy thành thực tiễn, để những người đang gặp phải khó khăn, sẽ nhận được từ bạn sự giúp đỡ, trân trọng. Trí tuệ cho bạn nhiều hơn những gì bạn bỏ ra. Bạn bỏ ra quãng thời gian để học tập tại trường lớp, tại nhà thầy cô, để tự tìm kiếm tài liệu sách vở với mục đích tự học,… Bạn bỏ ra ý chí, nghị lực phấn đấu trên con đường học tập của bản thân. Và thứ bạn nhận lại thật xứng đáng và cao đẹp. Trí tuệ sẽ không đến dễ dàng, nó là chuỗi quá trình mà bạn phải hàng ngày rèn luyện học tập để có được. Và khi có được nó, bạn cần phải khiêm tốn, tiếp tục bổ sung kiến thức cho mình, để trí tuệ của bạn thật vững chắc. Đối với xã hội hay đối với chính bản thân bạn, thì trí tuệ đều là một điều kiện vô cùng thiết yếu, không thể thiếu được trong chặng đường thành công của bạn. Như vậy, trí tuệ sẽ giúp bạn có thể xây dựng được cho mình được ước mơ và sẵn sàng đạt được ao ước ấy.

18 tháng 12 2023

bạn tham khảo nhé:

Có người cho rằng, con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm.

Đầu tiên, hiểu một cách đơn giản nhất, thiên nhiên là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như sông, núi…

Từ xưa đến nay, con người luôn mong muốn có thể chinh phục thiên nhiên. Nhưng theo tôi, con người cần chung sống hòa bình với thiên nhiên. Bởi thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân loại.

Thiên nhiên cung cấp cho con những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Đất đai để sinh sống, trồng trọt. Nguồn nước để tắm rửa, sinh hoạt. Rừng cung cấp nguyên liệu để xây dựng, các vị thuốc quý để chữa bệnh… Không chỉ vậy, thiên nhiên còn cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Nhiều khu du lịch sinh thái đang ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn của con người. Ngoài ra thiên nhiên cũng là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa.

Nhưng có thực trạng đáng buồn là ngày hôm nay, con người đang tàn phá thiên nhiên một cách nghiêm trọng. Từ không khí, nguồn nước đến đất đai đều đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Nhiều cánh rừng bị tàn phá, các loài động thực vật quý hiếm bị săn bắt trái phép. Việc tàn phá thiên nhiên sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Trái Đất ngày càng nóng lên, các hình thức thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn hay các dịch bệnh mới xuất hiện. Từ sức khỏe của con người, đến sự phát triển kinh tế đều chịu ảnh hưởng của môi trường. Cuộc sống bình yên của nhân loại đang bị đe dọa từ chính những hành vi của chúng ta.

Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường thiên nhiên vô cùng quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, tích cực trồng rừng, hạn chế sử dụng đồ nhựa, tắt điện khi không sử dụng… đều đem đến ảnh hưởng tích cực cho môi trường. Rõ ràng, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, cấp bách.

Thiên nhiên giống như một người mẹ bảo vệ con người. Bởi vậy, chúng ta và thiên nhiên cần chung sống hòa bình.

Trong đầm gì đẹp bằng sen là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn.

Ca dao là tiếng nói tình cảm thể hiện đời sống tinh thần phong phú của nhân dân lao động. Đó là tấm lòng đối với người thân, với quê hương đất nước. Trong số những bài ca dao được sáng tác bởi nhân dân và được lưu truyền bởi nhân dân có không ít những kiệt tác. Bài ca dao sau là một trong số đó, không chỉ lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn ánh lên vẻ đẹp trong tâm hồn con người:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

      Bài ca dao mở ra hình ảnh một đầm sen bát ngát. Đã là đầm sen thì hẳn hoa sen là thứ đẹp đẽ nhất:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen"

      Câu ca dao có dáng dấp của một câu hỏi "gì đẹp bằng sen" nhưng thực chất đó là một lời khẳng định: Trong đầm không có gì đẹp bằng sen, sen là đẹp nhất. Cách sử dụng câu hỏi tu từ như vậy bộc lộ niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp hiếm có của hoa sen.

      Vậy sen đẹp như thế nào?

"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh"

 

      Những bộ phận, chi tiết của sen được ngắm nghía, nhận xét khá khắt khe từ "lá", "bông" đến "nhị". Màu sắc của chúng rất sắc nét, rõ ràng "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng". Màu xanh, màu trắng, màu vàng. Câu ca dao hoàn toàn tả thực đồng thời làm nổi bật những sắc màu tự nhiên, hài hoà của sen. Từ "lại" nhấn mạnh đến sự phong phú, hài hoà rất tự nhiên, giản dị và cũng rất đẹp đẽ ấy. Câu ca dao tiếp hoàn toàn không có ý mới, chỉ là nhắc lại ý trên có đảo trật tự các cụm từ: "Nhị vàng, bông trắng, lá xanh". Vừa trên, bông hoa được ngắm nhìn từ ngoài vào trong, đến đây lại được ngắm từ trong ra ngoài. Sự xem xét ấy kĩ lưỡng, tỉ mỉ lắm, các vế câu đối nhau rất nhịp nhàng, được tách riêng ra bởi dấu phẩy (,); tưởng như người ngắm lật từng phần của sen mà chiêm ngưỡng vậy. Đến lần thứ hai này, sắc màu của sen không hề thay đổi, vẫn là những sắc màu rất giản dị và tự nhiên như thế. Hai câu ca dao lặp lại ý khiến người đọc tò mò về chủ định của tác giả. Và câu cuối cùng đã tháo gỡ những thắc mắc ấy:

"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

      Ý thơ mới tuyệt vời làm sao! Từ những sắc màu tươi tắn, thanh khiết của sen, tác giả dân gian liên tưởng đến sự trong sạch đến kì diệu của loài hoa này: gần chốn đầm lầy bùn đọng hôi tanh nhưng không hề bị cái ô uế làm cho phai hương nhạt sắc. Thì ra, việc người thưởng hoa ngắm nghía xem xét bông hoa kĩ lưỡng đến nhường kia là để chắc chắn về cái chất của nó. Khi sự xác minh đã hoàn tất, hoa sen đã vượt qua sự kiểm định khắt khe nhất và được vinh danh trong câu ca dao khép lại của bài: "Gần bùn ma chẳng hôi tanh mùi bùn".

      Nhưng bài ca dao không dừng lại ở việc ngợi ca loài hoa thân quen của chốn hương đồng gió nội. Ăn sau đó là những tầng nghĩa sâu xa. Bùn trong đầm hôi tanh là có thực. Nhưng vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen cũng là thực. Và trong cái nắng oi bức của trưa hè, mùi thơm ngát hương của sen còn khiến ta quên đi mùi bùn kia nữa. Khi đó, sự thanh cao đã lấn át, đã chiến thấng cái thấp hèn, nhỏ mọn. Không chỉ vậy, hoa sen còn là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với đời sống lao động và sinh hoạt của người nông dân Việt Nam. Bởi vậy, ngợi ca hoa sen còn là thầm kiêu hãnh tự hào về vẻ đẹp tiềm ẩn của bản thân mình. Hoa sen đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho cả một giai cấp, cả một dân tộc. Con người Việt Nam dẫu nghèo đói, bần hàn, dẫu bị áp bức bóc lột rồi bị đẩy đến đáy cùng xã hội nhưng vẫn giữ được những bản chất tốt đẹp lương thiện. Nhắc đến đây, ta chợt nhớ đến những chị Dậu, lão Hạc... trong các thiên truyện đầu thế kỉ XX.

      "Trong đầm gì đẹp bằng sen" là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn. Bài ca dao đã khép lại những dư âm về một loài hoa diệu kì vẫn còn đó. Chính bởi vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thanh cao của mình, hoa sen đã được chọn làm biểu tượng cho tâm hồn, tính cách người Việt Nam.

 
Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? Dàn ý Nêu được vấn đề cần nghị luận,bày tỏ ý kiến - Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống) - Bình luận và...
Đọc tiếp

Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? Dàn ý Nêu được vấn đề cần nghị luận,bày tỏ ý kiến - Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống) - Bình luận và chứng minh về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của trải nghiệm đối với cuộc sống của con người đặc biệt là tuổi trẻ. (Hiểu biết, kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích cực, biết yêu thương, quan tâm chia sẻ.... Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có quyết định đúng đắn, sáng suốt...; Giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực...(dẫn chứng) ). - Chỉ ra những tác hại của lối sống thụ động, ỷ lại, nhàm chán, vô ích, đắm chìm trong thế giới ảo (game), các tệ nạn... - Bài học rút ra: Vai trò to lớn, cần thiết, có lối sống tích cực, có trải nghiệm để bản thân trưởng thành, sống đẹp... - Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

0
9 tháng 8 2019

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.