K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc? A. Thờ cúng tổ tiên.                                               B. Thờ thần tài. C. Thờ Đức Phật.                                                   D. Thờ thánh A-la. Câu 2. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Chế tạo đồ thủy...
Đọc tiếp

Câu 1. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Thờ cúng tổ tiên.                                               B. Thờ thần tài.

C. Thờ Đức Phật.                                                   D. Thờ thánh A-la.

Câu 2. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Chế tạo đồ thủy tinh.                                        B. Làm đồ gốm.

C. Đúc trống đồng.                                                D. Sản xuất muối.

Câu 3. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tết Đoan Ngọ.                                                 B. Lễ Giáng sinh.

C. Lễ Phật đản.                                                    D. Tết dương lịch.

Câu 4. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch hằng năm) mang ý nghĩa là

A. tết diệt sâu bọ.                                             B. tết đoàn viên.

C. tết báo hiếu.                                                 D. tết thiếu nhi.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì.

B. Phong tục ăn trầu… được truyền từ đời này sang đời khác.

C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.

D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của người Việt dưới thời bắc thuộc?

A. Học một số phát minh kĩ thuật như: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.

B. Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp.

C. Tiếp thu tư tưởng, phụ quyền nhưng vẫn tôn trọng phụ nữ.

D. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ.

Câu 7. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất (931) của người Việt đặt dưới sự lãnh đạo của ai?

A. Khúc Thừa Dụ.                                            B. Ngô Quyền.

C. Dương Đình Nghệ.                                      D. Khúc Hạo.

Câu 8. Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược?

A. Vùng cửa sông Tô Lịch.                          B. Vùng cửa sông Bạch Đằng.

C. Làng Ràng (Thanh Hóa).                         D. Núi Nưa (Thanh Hóa).

Câu 9. Chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường?

A. Thái thú.                                                 B. Thứ sử.

C. Tiết độ sứ.                                              D. Huyện lệnh.

Câu 10. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài?

A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905).

B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).

C. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939).

D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).

Câu 11. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Đố ai trên Bạch Đằng giang,

Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,

Phá quân Nam Hán tời bời,

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”

A. Ngô Quyền.                                                     B. Khúc Thừa Dụ.

C. Dương Đình Nghệ.                                         D. Mai Thúc Loan.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của Khúc Hạo?

A. Định lại mức thuế cho công bằng.

B. Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất.

C. Duy trì chính sách bóc lột của nhà Đường.

D. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938)?

A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

C. Quân Nam Hán lực lượng không đông, khí thế kém cỏi, vũ khí thô sơ.

D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác.

Câu 14. Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào khoảng thời gian nào dưới đây?

A. Đầu thế kỉ I.                                            B. Cuối thế kỉ II.

C. Đầu thế kỉ III.                                         D. Cuối thế kỉ IV.

Câu 15. Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị của

A. nhà Hán.                                                 B. nhà Ngô.

C. nhà Lương.                                             D. nhà Đường.

Câu 16. Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là gì?

A. Pa-lem-bang.                                        B. Lâm Ấp.

C. Chân Lạp.                                             D. Nhật Nam.

Câu 17. Thế kỉ IX, người Chăm-pa chuyển Kinh đô từ Vi-ra-pu-ra về

A. Sin-ha-pu-ra.                                       B. In-đra-pu-ra.

C. Pa-lem-bang.                                      D. Pi-rê.

Câu 18. Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Tây Bắc.                                            B. Đông Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.                                  D. Nam Trung Bộ.

Câu 19. Hiện nay ở Việt Nam có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).  

B. Tháp Chăm (Phan Rang).

C. Tháp Pô Nagar (Khánh Hòa).                                     

D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).

Câu 20. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về Vương quốc Chăm-pa?

A. Ra đời sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống lại ách đô hộ của nhà Hán.

B. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là khai thác thủy – hải sản.

C. Cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Khơ-me cổ.

D. Phật giáo là tôn giáo duy nhất được cư dân Chăm-pa sùng mộ.

 

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Kể tên các các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh chống chế độ cai trị phong kiến phương Bắc trước thế kỉ X?

Câu 2: Em hãy trình bày về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí ? Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì ?

Câu 3: Nêu những biểu hiện cho thấy, trong suốt thời Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức gìn giữ nền văn hóa bản địa của mình?

Câu 4: Nhân dân ta đã làm gì để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc trong hàng nghìn năm Bắc thuộc?

 

2
6 tháng 5

Trắc nghiệm:
Câu 1: A. Thờ cúng tổ tiên.
Câu 2: A. Chế tạo đồ thủy tinh.
Câu 3: A. Tết Đoan Ngọ.
Câu 4: A. tết diệt sâu bọ.
Câu 5: C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.
Câu 6: D. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ.
Câu 7: C. Dương Đình Nghệ.
Câu 8: B. Vùng cửa sông Bạch Đằng.
Câu 9: C. Tiết độ sứ.
Câu 10: D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).
Câu 11: A. Ngô Quyền.
Câu 12: C. Duy trì chính sách bóc lột của nhà Đường.
Câu 13: C. Quân Nam Hán lực lượng không đông, khí thế kém cỏi, vũ khí thô sơ.
Câu 14: B. Cuối thế kỉ II.
Câu 15: A. nhà Hán.
Câu 16: B. Lâm Ấp.
Câu 17: B. In-đra-pu-ra.
Câu 18: D. Nam Trung Bộ.
Câu 19: A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
Câu 20: B. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là khai thác thủy – hải sản.

Tự luận:
Câu 1: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trước thế kỉ X bao gồm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lý Bí, và khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí bắt đầu vào năm 542 khi Lý Bí nổi dậy chống lại ách đô hộ của nhà Lương, đánh chiếm thành Luy Lâu và tự xưng là Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Ý nghĩa của tên nước Vạn Xuân là “mùa xuân vĩnh cửu”, thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, tự chủ và thịnh vượng.
Câu 3: Trong suốt thời Bắc thuộc, người Việt đã gìn giữ nền văn hóa bản địa thông qua việc duy trì các phong tục, tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết, và sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày.
Câu 4: Nhân dân ta đã bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc bằng cách duy trì các giá trị truyền thống, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa từ bên ngoài phù hợp với bản sắc dân tộc, và không ngừng đấu tranh chống lại sự đô hộ của phong kiến phương Bắc để giữ gìn độc lập, tự chủ.

Đây là địa lí á😅😅😅😅

17 tháng 5 2022

A

17 tháng 5 2022

a?

25 tháng 4 2020

Mk nghĩ là câu C nha

Mk ko chắc lắm

25 tháng 4 2020

okiokokokokokokokokokokokokokokokoko

10 tháng 3 2022

B

10 tháng 3 2022

B

13 tháng 3 2022

D

13 tháng 3 2022

D

Câu 45: Đâu không là tín ngưỡng cổ truyền của người Việt vẫn được bảo lưu dưới thời Trần?A. thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộcB. sùng bái tự nhiênC. phồn thựcD. sùng bái đạo PhậtCâu 46: Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là:A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng...
Đọc tiếp

Câu 45: Đâu không là tín ngưỡng cổ truyền của người Việt vẫn được bảo lưu dưới thời Trần?

A. thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc

B. sùng bái tự nhiên

C. phồn thực

D. sùng bái đạo Phật

Câu 46: Biểu hiện chứng tỏ Nho giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là:

A. các nhà nho được phụ trách công việc ngoại giao.

B. các nhà nho được nhiều bổng lộc.

C. các nhà nho được bổ nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

D. các nhà nho được tham dự các buổi thiết triều.

Câu 47: Văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý vì:

A. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước ĐNA.

B. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước châu Á.

C. Nhân dân phấn khởi, nhà nước quan tâm phát triển kinh tế, xã hội ổn định.

D. Nhà Trần được kế thừa các thành tựu văn hóa của các nước trên thế giới.

Câu 48: Vì sao dưới thời Trần địa vị chính trị của Nho giáo ngày càng nâng cao?

A. nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị

B. đạo Phật lấn át quyền của nhà vua

C. nhân dân không ủng hộ đạo Phật

D. ảnh hưởng của đạo giáo và Phật giáo giảm dần

Câu 49: Thời Trần, nhà nước độc quyền quản lí nghề thủ công nào?

A. Chế tạo vũ khí

B. Dệt vải

C. Đúc đồng

D. Làm giấy

Câu 50: Tình hình văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm dưới thời Trần như thế nào?

A. Văn học chữ Hán suy tàn, văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ.

B. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều phát triển mạnh mẽ.

C. Cả văn học chữ Hán và văn học dân gian đều không phát triển.

D. Văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ, văn học chữ Nôm bước đầu phát triển.

2
5 tháng 12 2021

C45:   D          

C46:   C

C47:   B

C48:   A

C49:   A

C50:   D

5 tháng 12 2021

45. D

46. A

47. C

48. A

49. A

50. D

18 tháng 4 2022

Chọn A
Thờ cúng ông bà tổ tiên là hình thức tôn giáo, vì theo khái niệm của Tôn giáo : đây là một hình thức có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng , sùng báo thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Chính vì vậy , khi thờ cúng ông bà tổ tiên sẽ cần đến ban thờ và một một số hình thức khác để thể hiện sự kính trọng , cung kính.

NG
13 tháng 10 2023

- Tri thức lịch sử là những kiến thức và thông tin về quá khứ của một quốc gia, một dân tộc hoặc một vùng lãnh thổ. Nó bao gồm các sự kiện, nhân vật, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, chính trị và xã hội của một thời kỳ nào đó.
- Việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc, truyền thống và giá trị của dân tộc mình. Nó cũng giúp chúng ta học hỏi từ những kinh nghiệm của quá khứ để áp dụng vào cuộc sống hiện tại và tương lai.
- Việc sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch sử cần được tiến hành một cách khoa học và có hệ thống. Đầu tiên, chúng ta cần tìm kiếm các nguồn tài liệu đáng tin cậy như sách, báo, tạp chí, tài liệu lưu trữ, di tích, bảo tàng, v.v. Sau đó, chúng ta cần phân tích và đánh giá các thông tin này để xác định tính chính xác và độ tin cậy của chúng. Cuối cùng, chúng ta cần tổng hợp và trình bày các thông tin này một cách rõ ràng và logic để có thể hiểu và áp dụng vào cuộc sống.