K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5

B nha bạn

13 tháng 11 2021

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (nằm phía Đông Bắc Việt Nam); là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội; phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên là 3.843,9 km2, tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện, trong đó có 6 huyện miền núi (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn Động) và 02 huyện trung du, đồng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên). Toàn tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 1,6 triệu người và có 21 dân tộc cùng sinh sống.

Địa hình của tỉnh thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam; Vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, vùng miền núi chiếm 72% diện tích, bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. 

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm khoảng 230-24C; Lượng mưa trung bình những các năm gần đây của Bắc Giang khoảng 1.600 mm; độ ẩm không khí từ 74% - 80%; số giờ nắng trung bình ở tỉnh khoảng từ 1.200 đến 1.450 giờ. Là tỉnh nằm trọn trong lưu vực của hệ thống sông Thái Bình. Toàn tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Ba sông trên chảy hết địa phận tỉnh Bắc Giang hợp lại thành sông Thái Bình.

          Bắc Giang còn có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với khoảng trên 2.200 di tích được, trong đó có 635 di tích được xếp hạng (gồm: 518 di tích cấp tỉnh; 117 di tích cấp quốc gia, trong đó có 23 di tích cấp quốc gia đặc biệt); nhiều công trình văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, nổi tiếng trong đó, một số di tích, công trình có khả năng khai thác để phát triển du lịch như chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng); chùa Bổ Đà, đình, chùa Thổ Hà (Việt Yên) ...

Năm 1997, Bắc Giang được tái lập với điểm xuất phát về kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người 170USD, nền kinh tế thuần nông, cơ cầu kinh tế lạc hậu, tỷ trọng Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 55%, công nghiệp còn nhỏ bé; cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội yếu kém; lao động trong nông nghiệp chiếm tới gần 90%, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lớn. Sau gần 20 năm tái lập tỉnh, kinh tế Bắc Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2011-2015 ước đạt 9,5%/năm, trong đó, công nghiệp - xây dựng đạt 16,3% (công nghiệp tăng 19,1%, xây dựng tăng 9,1%), dịch vụ đạt 6,3%, nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 4,7%. GRDP bình quân/người năm 2015 đạt 1.530USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; Năm 2015, lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm 41,6%, dịch vụ chiếm 34,8%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,6%. 

Làm hộ mình gấp với ạaaa!Ai đã về thăm quê mình Bắc GiangVùng đất trung du địa linh nhân kiệtNặng nghĩa tao khang, thắm thiết ân tìnhVăn Hiến ngàn năm quê hương anh hùng.Về Bắc Giang hôm nay tỏa sángCao cao lưng trời mái nhà đỏ tươiThênh thang con đường ánh đèn lung linhTrường khang trang công viên náo nứcTiếng máy reo bên những công trìnhVề Bắc Giang hôm nay gợi nhớNăm xưa cách mạng an toàn khu 2Dân ta 1 lòng bảo vệ...
Đọc tiếp

Làm hộ mình gấp với ạaaa!

Ai đã về thăm quê mình Bắc Giang
Vùng đất trung du địa linh nhân kiệt
Nặng nghĩa tao khang, thắm thiết ân tình
Văn Hiến ngàn năm quê hương anh hùng.

Về Bắc Giang hôm nay tỏa sáng
Cao cao lưng trời mái nhà đỏ tươi
Thênh thang con đường ánh đèn lung linh
Trường khang trang công viên náo nức

Tiếng máy reo bên những công trình
Về Bắc Giang hôm nay gợi nhớ
Năm xưa cách mạng an toàn khu 2
Dân ta 1 lòng bảo vệ kháng chiến

Mẹ nuôi quân vá áo thâu đêm đẹp nên thơ
Về Bắc Giang thắm thiết ân tình.
Đẹp nên thơ về Bắc Giang người ơi hãy về
Đẹp lung linh tình yêu thương
Bắc Giang của ta

a. Qua đoạn thơ trên, em nhận ra những vẻ đẹp nào của vùng đất và con người Bắc Giang

b. em hiểu thế nào về các cụm từ "Địa linh nhân kiệt" và "văn hiến" trong đoạn ca trên

c. Nêu hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong ca từ sau: Về Bắc Giang hôm nay toả sáng/ Cao cao lưng trời mái nhà đỏ tươi/ Thênh thang con đường ánh đèn lung linh/ Trường khang trang công viên náo nức/ Tiếng máy reo bên những công trình

d. Đoạn ca trên đánh thức trong em suy nghĩ, tình cảm gì? (trình bày trong khoảng 5-7 câu)

0
20 tháng 10 2019

Lời giải:

Các địa điểm Quang Hà (Bắc Giang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Huế thường có mưa lớn là do các khu vực nay thường là nơi đón những đợt gió ẩm từ biển thổi vào và kết hợp với địa hình chắn gió.

Đáp án cần chọn là: B

3 tháng 1 2022

2666666

24 tháng 1 2022

là người vừa có trí vưa

23 tháng 9 2016

có 

23 tháng 9 2016

Đinh Hải Ngọc gọi j bọn mk 

Bạn tham khảo nha: 

Vật là một bộ môn thể thao rất được ưa chuộng trong giới nông dân Việt Nam thời xưa. Những ngày đầu của mùa Xuân thuở thanh bình hay những buổi hội hè đình đám nơi thôn dã, dân làng thường tổ chức những cuộc vui như hát quan họ, thi nấu cơm, chọi trâu, đá gà, đánh đu, kéo co, bắùn nỏ, đánh gậy trung bình tiên, đấu vật, v.v... Nhất là đấu vật, mở hội ngày Xuân mà không có thi vật thì thật là thiếu thú vị của những ngày Tết. 

Trống vật nổi lên là có sức thu hút mọi người, già, trẻ, gái, trai, đủ mọi tầng lớp nô nức đến bao quanh đấu trường; người ta bình luận say sưa, chê khen rành rọt từng thế, từng miếng vật, từng keo vật từng tác phong của mỗi đô. Bộ môn vật, ngoài tính cách giải trí vui chơi, còn là một môn thể thao hữu ích, giúp thanh niên trong làng thêm cường tráng, thêm nghị lực, lòng dũng cảm, để giữ làng, giữ lúa và giữ nước. Đấu vật đã trở thành một tục lệ, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 

Quanh năm, cứ xong việc đồng áng, được lúc nào rảnh rỗi, trai tráng trong làng thường rủ nhau tập dượt võ thuật hay vật, họ chỉ bào lẫn nhau, ai có miếng võ nào hay, ngón vật nào độc đáo thì lại truyền dậy cho anh em cùng tập. Những ngày giáp Tết Nguyên Đán, nếu trong làng có ông thày võ, họ đến tụ tập tại nhà ông thày để luyện tập thêm; làng nào không có thì cử người đi đón thày ở lò võ, lò vật các làng lân cận về để dạy. 

Đấu vật ngày xưa như một thói quen của người dân mỗi mùa Tết đến xuân về, người ta xem nó như một điểm hò hẹn, một trò chơi để vui vẻ trong những ngày rảnh rỗi mùa xuân.