K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 5

Tóm tắt các cải cách của Khúc Hạo
- Hành chính:
+ Xây dựng bộ máy cai trị mới: Khúc Hạo cải cách bộ máy hành chính dựa trên mô hình của nhà Đường, nhưng đổi mới và xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã.
+ Ông đổi các cấp hành chính từ Châu - Huyện – Hương – Xã thành Lộ - Phủ - Châu – Giáp - Xã - Quận.
+ Đặt ra các chức quan quản lý từ cấp xã trở lên, như xã quan, chánh lệnh trưởng, tá lệnh trưởng, quản giáp, và phó tri giáp.
+ Tổng cộng 314 giáp, bao gồm 150 giáp mới và các giáp cũ từ thời nhà Đường.
- Kinh tế
+ Đánh thuế bình quân theo ruộng đất mà các hộ được phân chia, giảm gánh nặng thuế cho dân chúng.
+ Đặt người thu thuế là Phó tri giáp để tránh phiền hà, sách nhiễu và thất thu ngân sách.
- Cải cách lao dịch: Tha bỏ lực dịch, giảm bớt lao động khổ sai cho người dân.
Ý nghĩa của các cải cách
- Nhân dân yên vui: Chính sách giảm phiền hà, nhiễu dân, không bắt buộc quá khắt khe.
Thân dân, cố kết toàn dân
- Độc lập tự chủ: Thể hiện tinh thần tự cường và ý thức dân tộc sâu sắc, thoát khỏi ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc.
- Cải thiện đời sống: Đời sống nhân dân được cải thiện, tạo tiền đề cho các triều đại sau tiếp tục phát triển.
- Độc lập và thống nhất quốc gia
+ Phục tùng chính quyền trung ương: Các hào trưởng địa phương phải phục tùng chính quyền trung ương nhưng vẫn có xu hướng cát cứ.
+ Kháng ngoại xâm: Cuộc cải cách giúp đoàn kết toàn dân, giữ vững độc lập trước sự xâm lăng của phương Bắc, tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.

21 tháng 4 2022

REFER

Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp (vốn là hương) trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp. Bằng việc cải cách này, chính quyền họ Khúc đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cấp cơ sở (giáp và xã).

- Những việc làm của Khúc Hạo nhằm xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ.

- Cuộc sống của người Việt do người Việt tựu cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

- Những việc làm đó chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.

21 tháng 4 2022

undefined

Tick cho tui nha bồ

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.

- Tác dụng:

+ Ổn định tình hình xã hội.

+ Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc.

+ Văn hóa, giáo dục mang đậm tính dân tộc.

+ Làm suy yếu thế lực họ Trần.

- Hạn chế:

Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa giải quyết dược những yêu cầu bức thiết của cuộc sống của đông đảo nhân dân, không hợp với lòng dân.

=> Triều Hồ khó vững.

HỌC TỐT Ạ

@@@@@@@@@@@@@@@@@

4 tháng 2 2019

Đáp án B

 Sau khi lên cầm quyền thay Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo đã tiến hành một loạt các cải cách như tổ chức lại bộ máy hành chính, miễn giảm các loại thuế, lập lại sổ hộ tịch…Nhờ vậy, tình hình kinh tế, xã hội nhanh chóng ổn định, nền tự chủ của dân tộc giành được từ cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ tiếp tục được phát huy, đồng thời đặt cơ sở cho chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Sơ đồ tham khảo:

3 tháng 5 2022

TK-

Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp (vốn là hương) trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp. Bằng việc cải cách này, chính quyền họ Khúc đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cấp cơ sở (giáp  xã).  

tham khảo

Nội dung và ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo:

Nội dung: Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ, bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch.Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán...Ý nghĩa: Xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ.  Cuộc sống của người Việt do người Việt cai quản, tự quyết định tương lai của mình.Ngoài ra, việc làm đó còn chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.


 

2 tháng 12 2021

THAM KHẢO

* Tiến bộ:

- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

* Hạn chế:

- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

2 tháng 12 2021

Tham khảo!

Ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.

- Tác dụng:

+ Ổn định tình hình xã hội.

+ Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc.

+ Văn hóa, giáo dục mang đậm tính dân tộc.

+ Làm suy yếu thế lực họ Trần.

- Hạn chế:

Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa giải quyết dược những yêu cầu bức thiết của cuộc sống của đông đảo nhân dân, không hợp với lòng dân.

=> Triều Hồ khó vững.

 

17 tháng 4 2019

ý nghĩa:

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi nhận chính sách mà Khúc Hạo áp dụng "cốt khoan dung giản dị, nhân dân đều được yên vui".] Đó là chính sách giảm phiền hà, nhiễu dân, không bắt buộc, không quá khắt khe như thời Bắc thuộc

Chính sách cải cách mà Khúc Hạo áp dụng được các sử gia nhìn nhận là chính sách thân dân, cố kết toàn dân. Cải cách đã đổi mới bước đầu bộ mặt đất nước, đổi mới bộ máy chính trị, thể hiện rõ tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, ý thức dân tộc sâu sắc và quyết tâm lớn của dân tộc Việt, nhằm thoát hẳn khỏi sự ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc. Qua cải cách, đời sống nhân dân được cải thiện

Riêng về lĩnh vực hành chính, Đào Duy Anh căn cứ vào những ghi chép trong sử sách những giai đoạn sau cho rằng Khúc Hạo đương thời chưa thể thực hiện cải cách thật chu đáo và toàn diện

Vì nhu cầu chống ngoại xâm, các hào trưởng địa phương phải phục tùng chính quyền trung ương nhưng vẫn có xu hướng cát cứ và họ Khúc cũng như các triều đại kế tiếp vẫn phải dựa vào các hào trưởng địa phương để củng cố chính quyền các cơ sở. Nhưng từ cuộc cải cách của Khúc Hạo, xu thế độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia ngày càng được biểu hiện rõ nét

Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, công cuộc cải cách của Khúc Hạo mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành

Cuộc cải cách tạo ra sự ổn định, vững vàng cho Việt Nam trước hoàn cảnh lịch sử khi đó; đoàn kết sức mạnh toàn dân để đứng vững trước những cuộc xâm lăng tiếp theo của phương Bắc, giữ vững nền độc lập, tự chủ. Dù sau thời Khúc Hạo, Nam Hán lại tiến vào chiếm Tĩnh Hải quân, nhưng nhanh chóng bị đẩy lui trở lại Quảng Châu. Các sử gia cho rằng việc người Việt đánh lui liên tiếp hai cuộc tấn công của Nam Hán thời Tự chủ để tiến đến từ bỏ chức vị Tiết độ sứ của phương Bắc và xưng vương hiệu, đế hiệu – những chuỗi chiến thắng mang tính liên tục trong lịch sử Việt Nam - có công lao gây dựng, tạo tiền đề của cuộc cải cách do Khúc Hạo tiến hành cho đời sau.

Sử gia Lê Tung nhà Hậu Lê thế kỷ 16 đánh giá rất cao công lao của Khúc Hạo:

Khúc Trung Chúa (tức Khúc Hạo) nối nghiệp mở nước, khoan hòa, có phong thái trù mưu định kế quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các nước Bắc triều, thật là bậc chúa hiền của nước Việt.

Kết quả có được từ cuộc cải cách này là nền móng cho những thành tựu lớn hơn trong tương lai của các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê

17 tháng 4 2019

Khúc Hạo đã đưa ra những cải cách gì cho đất nước ?

+ Hành chính: - Ông lấy lộ thay châu, lấy phủ châu thay cho huyện

- Khúc Hạo chủ trương xây dựng một bộ máy gần dân, nắm từ dưới lên, tại đơn vị cơ sở là xã

- Mỗi xã, Khúc Hạo đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng . Mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế.

Kinh tế:

- Khúc Hạo chủ trương sửa đổi lại chế độ tô thuế. Ông thực hiện chính sách "bình quân thuế ruộng". Các sử gia xem chính sách của Khúc Hạo là Khúc Hạo căn cứ vào cách phân phối ruộng đất theo chế độ công xã của phương thức sản xuất châu Á thời cổ trung đại, đánh thuế bình quân theo ruộng đất mà các hộ được phân chia.

=> Ý nghĩa: Chính sách cải cách mà Khúc Hạo áp dụng được các sử gia nhìn nhận là chính sách thân dân, cố kết toàn dân. Cải cách đã đổi mới bước đầu bộ mặt đất nước, đổi mới bộ máy chính trị thể hiện rõ tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, ý thức dân tộc sâu sắc và quyết tâm lớn của dân tộc Việt, nhằm thoát hẳn khỏi sự ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc. Qua cải cách, đời sống nhân dân được cải thiện.

24 tháng 3 2022

tham khảo

Hoàn cảnh lịch sử
Năm 905, hào trưởng người Việt ở Hồng châu là Khúc Thừa Dụ giành lấy quyền tự chủ cho người Việt tại Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam đương thời), tự xưng là Tiết độ sứ và bước đầu được nhà Đường của Trung Quốc thừa nhận. Việt Nam chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kỳ độc lập tự chủ.[3][4]

Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo nối chức Tiết độ sứ. Nhà Hậu Lương, vì mới cướp ngôi nhà Đường, phương Bắc nhiều biến cố nên thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân năm 907. Nhưng qua năm sau (908), vua Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Tiết độ phó sứ Quảng Châu là Lưu Ẩn kiêm chức "Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ". Điều đó có nghĩa là người Trung Quốc vẫn muốn chiếm lại Việt Nam.[3][5]

Bên ngoài, chính quyền tự chủ mới dựng của người Việt lại đứng trước nguy cơ từ phía Bắc. Bên trong, chính quyền gặp phải những khó khăn do những hậu quả nặng nề thời Bắc thuộc để lại[6]. Để củng cố chính quyền cai trị, xây dựng nền tảng độc lập, phát huy nội lực để dần tự thoát khỏi sự kiềm chế của phương Bắc, Khúc Hạo đã tiến hành cuộc cải cách trên toàn Tĩnh Hải quân[7].

Nội dung cải cách
Hai lĩnh vực lớn mà Khúc Hạo tiến hành cải cách là hành chính và kinh tế.

Hành chính
Lãnh thổ họ Khúc quản lý bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài tới phía bắc Hoành Sơn[8], thêm một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay[9]. Khúc Hạo đã tiến hành cải cách hành chính bằng việc xây dựng lại bộ máy cai trị mới, dù bộ máy chính quyền họ Khúc được nhìn nhận còn giản đơn[10]. Trung tâm Tĩnh Hải quân vẫn được đặt tại Đại La (Tống Bình cũ, tức Hà Nội) như thời thuộc Đường.

Trình tự các cấp đơn vị hành chính dưới thời thuộc Đường là Châu - Huyện – Hương – Xã. Bộ máy cai trị cũ của nhà Đường bao gồm hệ thống từ trên xuống. Dù Thứ sử Giao châu là Khâu Hòa từng đặt ra đơn vị xã (tiểu xã từ 10-30 hộ và đại xã từ 40-60 hộ), nhưng chính quyền đô hộ nhà Đường mới chỉ nắm được đến cấp hương, chưa thể nắm đến cấp xã và không đặt ra các chức quan quản lý cấp xã ở Giao châu[11].

Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với Tĩnh Hải quân, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng đầu tiên, nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông lấy lộ thay châu, lấy phủ châu thay cho huyện. Thời thuộc Đường, dưới châu là hương, Khúc Hạo đổi hương là giáp, các đơn vị bên dưới giáp là xã[12]. Khúc Hạo chủ trương xây dựng một bộ máy gần dân, nắm từ dưới lên, tại đơn vị cơ sở là xã[13].

Trình tự bộ máy nhà nước tự chủ do Khúc Hạo cải cách là: Lộ - Phủ - Châu – Giáp - Xã - Quận.[1][14] Mỗi xã, Khúc Hạo đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng[15]. Mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp (vốn là hương) trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.[1][6]

Bằng việc cải cách này, chính quyền họ Khúc đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cấp cơ sở (giáp và xã)[14]. Tuy ghi chép về việc cải cách, thay đổi hành chính của Khúc Hạo nhưng sử sách lại không ghi rõ ông đã đặt tên các đơn vị hành chính có tên gọi cụ thể ra sao[16].

Kinh tế
Thời thuộc Đường, ngoài việc phải cống nạp rất nhiều, người Việt còn chịu tô thuế và lao dịch nặng nề[17]. Nhằm thay đổi điều đó, Khúc Hạo chủ trương sửa đổi lại chế độ tô thuế. Ông thực hiện chính sách "bình quân thuế ruộng"[15]. Các sử gia khi xem chính sách này của Khúc Hạo đã cho rằng Khúc Hạo căn cứ vào cách phân phối ruộng đất theo chế độ công xã của phương thức sản xuất châu Á thời cổ trung đại, đánh thuế bình quân theo ruộng đất mà các hộ được phân chia[18].

Khúc Hạo còn chủ trương bỏ thuế đinh, người thu thuế là Phó tri giáp, theo mô hình cống nạp liên danh của phương thức sản xuất châu Á thời cổ trung đại, khắc phục sự phiền hà sách nhiễu của các quan cũng như việc thu thuế nhiều tầng, nhiều loại, tránh được cả thất thu ngân sách[18].

Một chính sách khác mà Khúc Hạo áp dụng là "tha bỏ lực dịch"[15], nhằm bớt đi lao động khổ sai cho người dân dưới thời thuộc Đường.

Việt Nam đương thời vừa có những đặc điểm đặc thù, vừa mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của hình thái phương thức sản xuất châu Á[19]. Chính sách của Khúc Hạo có tác động rất lớn đến đời sống xã hội của người Việt đương thời, phù hợp với kết cấu kinh tế - xã hội khi đó, giảm nhẹ được sự bóc lột của chính quyền với nhân dân, tạo ra sự dung hòa cần thiết về quyền lợi giữa nhà nước tự chủ với các làng xã, các thành viên thôn xóm[14].

Hai chính sách bình quân thuế ruộng và tha bỏ lực dịch được các sử gia xem là tiền đề tạo ra thành công của cuộc cải cách, tác động tích cực tới chính trị, văn hóa, xã hội lúc đó[18]. Do nhà nước quản lý tới tận các đơn vị cơ sở, cải cách kinh tế có tác dụng gây dựng quyền sở hữu ruộng đất của chính quyền trong xã hội, trên cơ sở đó củng cố và mở rộng dần theo quá trình phát triển của chế độ quân chủ trung ương tập quyền trong những thời kỳ sau[19].

Ý nghĩa
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi nhận chính sách mà Khúc Hạo áp dụng "cốt khoan dung giản dị, nhân dân đều được yên vui".[15] Đó là chính sách giảm phiền hà, nhiễu dân, không bắt buộc, không quá khắt khe như thời Bắc thuộc[1].

Chính sách cải cách mà Khúc Hạo áp dụng được các sử gia nhìn nhận là chính sách thân dân, cố kết toàn dân[1]. Cải cách đã đổi mới bước đầu bộ mặt đất nước, đổi mới bộ máy chính trị, thể hiện rõ tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, ý thức dân tộc sâu sắc và quyết tâm lớn của dân tộc Việt, nhằm thoát hẳn khỏi sự ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc[19]. Qua cải cách, đời sống nhân dân được cải thiện[20].

Riêng về lĩnh vực hành chính, Đào Duy Anh căn cứ vào những ghi chép trong sử sách những giai đoạn sau cho rằng Khúc Hạo đương thời chưa thể thực hiện cải cách thật chu đáo và toàn diện[12].

Vì nhu cầu chống ngoại xâm, các hào trưởng địa phương phải phục tùng chính quyền trung ương nhưng vẫn có xu hướng cát cứ và họ Khúc cũng như các triều đại kế tiếp vẫn phải dựa vào các hào trưởng địa phương để củng cố chính quyền các cơ sở. Nhưng từ cuộc cải cách của Khúc Hạo, xu thế độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia ngày càng được biểu hiện rõ nét[1].

Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, công cuộc cải cách của Khúc Hạo mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành[1].

Cuộc cải cách tạo ra sự ổn định, vững vàng cho Việt Nam trước hoàn cảnh lịch sử khi đó; đoàn kết sức mạnh toàn dân để đứng vững trước những cuộc xâm lăng tiếp theo của phương Bắc, giữ vững nền độc lập, tự chủ. Dù sau thời Khúc Hạo, Nam Hán lại tiến vào chiếm Tĩnh Hải quân, nhưng nhanh chóng bị đẩy lui trở lại Quảng Châu. Các sử gia cho rằng việc người Việt đánh lui liên tiếp hai cuộc tấn công của Nam Hán thời Tự chủ để tiến đến từ bỏ chức vị Tiết độ sứ của phương Bắc và xưng vương hiệu, đế hiệu – những chuỗi chiến thắng mang tính liên tục trong lịch sử Việt Nam - có công lao gây dựng, tạo tiền đề của cuộc cải cách do Khúc Hạo tiến hành cho đời sau.[10][21]

Sử gia Lê Tung nhà Hậu Lê thế kỷ 16 đánh giá rất cao công lao của Khúc Hạo:[19]

Khúc Trung Chúa (tức Khúc Hạo) nối nghiệp mở nước, khoan hòa, có phong thái trù mưu định kế quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các nước Bắc triều, thật là bậc chúa hiền của nước Việt.
Kết quả có được từ cuộc cải cách này là nền móng cho những thành tựu lớn hơn trong tương lai của các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê[10].

24 tháng 3 2022

- Đặt lại các khu vực hành chính

- Cử người trông coi tới tận xã

- Định lại thuế, tha bỏ lực dịch

- lập sổ hộ khẩu

- ...

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Lĩnh vực

Nội dung

Kết quả

Ý nghĩa

Chính trị,

Hành chính

- Sửa đổi chế độ hành chính.

- Ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương.

- Dời đô về Tây Đô.

- Bộ máy hành chính được thống nhất từ trung ương đến địa phương.

- Bước đầu xác lập thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị, được tổ chức thống nhất, chặn chẽ.

Quân sự

- Tuyển chọn tướng lĩnh trẻ tuổi, có năng lực; thải hồi người yếu, tăng cường quân số và các lực lượng quân sự địa phương.

- Xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội

- Cải tiến vũ khí, xây dựng hệ thống phòng thủ.

- Lực lượng quân đội chính quy được tăng cường.

- Chế tạo được súng thần cơ và cổ lâu thuyền.

- Xây dựng thành Đa Bang, thành Tây Đô,…

- Tiềm lực quốc phòng  của đất nước được nâng cao.

Kinh tế

- Ban hành tiền giấy.

- Đặt phép hạn điền.

- Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.

- Cải cách thuế đinh và tô ruộng.

- Tiền giấy được đưa vào sử dụng thay thế tiền đồng.

- Hạn chế sở hữu ruộng tư, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.

- Thuế khóa nhẹ và công bằng hơn.

- Thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc; nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.

 

Xã hội

- Ban hành phép hạn nô.

- Đặt Quảng tế để chữa bệnh cho dân.

- Chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô.

- Hạn chế thế lực của tầng lớp quý tộc.

Văn hoá,

Giáo dục

- Hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo thực dụng, chống giáo điều.

- Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc.

- Sửa đổi chế độ thi cử; mở trường học ở các lộ, phủ, châu,…

- Nho giáo từng bước trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội; Phật giáo suy giảm vai trò và vị thế so với trước.

- Giáo dục và khoa cử có bước phát triển mới theo hướng quy củ, chuyên nghiệp, mang tính thực tiễn.

- Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa - giáo dục.

- Tính dân tộc trong nền văn hóa được chú trọng, đề cao.