K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 6

- Từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946 Đảng ta chủ trương thực hiện "mềm dẻo có nguyên tắc" với Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc, kiên quyết chống Pháp ở miền Nam. 
- Từ ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946 Đảng ta chủ trương "hoà để tiến" với thực dân Pháp nhằm đuổi Trung Hoa Dân quốc về nước. 

17 tháng 12 2017

* Từ ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 6 - 3 - 1946:

- Chủ trương: Hòa với quân Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.

- Sách lược: Nhượng cho tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong chính phủ không qua bầu cử, nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị như nhận cung cấp lương thực thực phẩm, nhận tiêu tiền mất giá của Tưởng.

* Từ ngày 6 - 3 - 1946 đến ngày 19 - 12 - 1946:

- Chủ trương: Hòa với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

- Sách lược: Ký Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Tạm ước (14 - 9 - 1946), nhân nhượng của Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. Tạm ước là giới hạn cuối cùng của sự nhân nhượng.

22 tháng 10 2017

Đáp án D

- Từ ngày 2-9-1945 đến trước 6/3/1946: ta chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

- Từ ngày 6/3/1946 đến 19/12/1946: ta chủ trương hòa hoãn với Pháp bằng sự kiện kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/29146) để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

=> Từ sau ngày 6-3-1946 đến ngày 19-12-1946, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện sách lược nhân nhượng và hòa hoãn với thực dân Pháp

19 tháng 9 2017

Đáp án D

- Từ ngày 2-9-1945 đến trước 6/3/1946: ta chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

- Từ ngày 6/3/1946 đến 19/12/1946: ta chủ trương hòa hoãn với Pháp bằng sự kiện kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/29146) để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

=> Từ sau ngày 6-3-1946 đến ngày 19-12-1946, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện sách lược nhân nhượng và hòa hoãn với thực dân Pháp

25 tháng 12 2017

Đáp án B

8 tháng 6 2019

Đáp án B

Trước âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp trong những năm 1945 - 1946, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương Quyết tâm  lãnh đạo kháng chiến, huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung  Bộ kháng chiến

13 tháng 2 2019

Đáp án B

 

8 tháng 4 2017

a.Trước 6/3/1946:
-Chủ trương: Tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam
-Biện pháp:
+ Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa dân quốc và tay sai, tại kì họp đầu tiên, QH khoá 1đồng ý nhượng cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong chính phủ không qua bầu cử, Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ Tịch nước; đồng thời nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế như nhận cung cấp lương thực thực phẩm, nhận tiêu tiền mất giá của chúng...
+11/11/1945: ĐCSĐD tuyên bố " tự giải tán", thực chất là tạm thời rút vào hoạt động bí mật.
-> Tác dụng:Làm thất bại âm mưu của quân Trung Hoa dân quốc, đồng thời vô hiệu hóa các hoạt động chống phá của bọn tay sai của quân Trung Hoa dân quốc, tạo điều kiện tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.
b.Sau ngày 6/3/1946
*Chủ trương: Hòa với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
*Biện pháp: Ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với nội dung:
-Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp
-Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra Miền Bắc thay cho quân Trung Hoa Dân quốc và rút dần trong thời hạn 5 năm.
-Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để đàm phán ở Pari.
Việc ký Hiệp định Sơ bộ ta đã loại được một kẻ thù nguy hiểm tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi cho ta, ta có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
Sau Hiệp định sơ bộ, Pháp vẫn tăng cường những hành động khiêu khích , quan hệ Việt Pháp trở nên căng thẳng có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Trước tình hình đó, để kéo dài thêm thời gian hòa hoản chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp với Pháp bản Tạm ước 14/9 tiếp tục nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá ở VN
*Tác dụng của việc ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9
-Đập tan ý đồ của Pháp trong việc câu kết với Tưởng để chống lại ta.
-Đẩy nhanh được 20 vạn quân Tưởng và tay sai về nước, thoát được thế bao vây của kẻ thù.
-Có thêm thời gian để củng cố lực lượng chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

17 tháng 12 2017

Đảng và Chính phủ đã thực hiện chủ trương hòa với pháp để đánh tưởng đó là nhương bộ để tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc

11 tháng 2 2017

Đáp án D

- Từ sau ngày 2/9/1945 – trước 6/3/1946, sách lược của Đảng là hòa với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

- Từ ngày 6/3/1946 – 19/12/1946, sách lược của Đảng là hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước

24 tháng 6 2018

Đáp án D

- Từ sau ngày 2/9/1945 – trước 6/3/1946, sách lược của Đảng là hòa với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

- Từ ngày 6/3/1946 – 19/12/1946, sách lược của Đảng là hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước.

6 tháng 9 2019

Đáp án C
Hiệp ước Hoa- Pháp (28-2-1946) đã đặt Việt Nam đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ ra miền Bắc; hoặc hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp. Trong bối cảnh đó, ngày 3-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “hòa để tiến”. Ngày 6-3-1946, tại Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ