K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Virus Corona đang được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Vì thế mà việc phòng bênh và ngăn chặn loại dịch này lan rộng là vô cùng quan trọng. 

Dịch covid-19 hay còn gọi là dịch virus corona.Đây chắc hẳn là một cái tên rất quen thuộc đối vs chúng ta.Cái tên này đag gây xôn xao,hoang mang bik bao nhiêu ng dân chúng ta.Dịch này rất mạnh,có thể gây nguy cơ tử vong rất nhanh,điều đáng lo sợ nhất là dịch này hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa trị.E cảm thấy nếu như dịch này càng ngày càng lan rộng,thì mọi đất nước sẽ có nguy cơ toang.Như thủ đô Hà Nội,tất cả các sân bay nước ngoài đều đag có mặt tại thủ đô Hà Nội,chính vì lý do đó Hà Nội đag rất nguy kịch,họ đag bị niêm phong.Điều đáng lo ngại là,khi ng dân Việt Nam thấy Hà Nội bị nguy kịch,chưa chuẩn bị đồ ăn.Nhờ vậy,mà ai cx chạy đi mua đồ ăn,chen chúc.Chính vì lý do đó mà đại dịch virus corona đag càng ngày lan rộng đến chống mặt.Nhờ đó,mà đất nước của chúng ta chia ra 2 phe.Một phe là chọn im lặng tức là k cần dự trữ đồ ăn,còn một phe là đag lo sợ sẽ cạn kiệt thức ăn nên chạy đi mua đồ về dự trữ.E nghĩ rằng bây giờ,ng dân đất nước chúng ta k nên chủ quan hay lo sợ quá.Chúng ta phải luôn bảo vệ bản thân theo những gì bộ Y tế đã nói.Nếu k có khẩu trang Y tế thì chúng ta nên dùng đỡ khẩu trang vải,vì nếu cứ mua những khẩu trang đag mắc tiền như 1 hộp khẩu trang là 350k,như thế chúng ta sẽ bị sà vào bẫy của bọn chúng,lỡ như giao hàng tới,chỉ có hộp mà bên trong toàn là giấy thì sẽ như thế nào.Vì vậy,nếu như bà con nào mà cần gấp lắm về khẩu trang Y tế thì nên chọn chỗ tốt để mua và luôn kiểm tra hàng nhé...

17 tháng 3 2021

Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.

Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ngày 20/3 Bộ Chính trị đã họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn. Trước mắt, cần cố gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động bất ngờ, chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất. Với tinh thần tất cả cùng vào cuộc, “chống dịch như chống giặc”, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng sợ hãi đến mức không dám làm gì.

Như vậy có thể nói ngay từ đầu, người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã đưa ra thông điệp quan trọng là “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc, không ai đứng ngoài.

Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.

Khẳng định tinh thần đoàn kết cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào nước ngoài về phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch. Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng như một lời cổ vũ, động viên khích lệ mỗi người dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn, tính nhân đạo, nhân văn cao cả, không ai đứng ngoài cùng cả nước vào cuộc phòng chống dịch.

Trong các cuộc họp Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đưa ra thông điệp “chống dịch như chống giặc”, Chỉ thị số 15 và 16 với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời đánh giá cao tinh thần và hiệu quả phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị, nhất là của lực lượng y tế, quân đội, công an, thông tin và truyền thông; biểu dương các ngành, các cấp, các địa phương, nhất là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… đã triển khai có kết quả; biểu dương những tấm lòng nhân ái, tấm gương người tốt việc tốt.

Có thể thấy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng là rất hiệu quả và rõ nét. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Nhà nước đã có các giải pháp đồng bộ, từ đóng cửa biên giới, cách ly các điểm du lịch, huy động sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan y tế chuyên môn, các cơ quan truyền thông và thậm chí là mỗi người dân. Trong giai đoạn dịch bắt đầu bùng phát hiện nay, vai trò của hệ thống cấp ủy, chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương là vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cách ly, giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”; khai báo y tế, khoanh vùng dập dịch. Các lực lượng đã không quản ngại khó khăn, gian khổ nơi tuyến đầu đầy hiểm nguy vào cuộc đồng hành với chính phủ tham gia tích cực vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm bệnh dình dập, họ còn hy sinh tình cảm gia đình chỉ được nói chuyện với người thân qua màn hình điện thoại; hay nhiều đôi nam nữ hoãn cưới, anh bộ đội người thân mất không về được…Việc ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với Chính phủ kêu gọi mọi cá nhân tổ chức tham gia ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch đã khích lệ thu hút được sự quan tâm của toàn dân. Nhiều y, bác sỹ nghỉ hưu, những thanh niên tình nguyện… cũng xung phong hưởng ứng tham gia dập dịch, các doanh nghiệp, người dân tích cực ủng hộ tiền, vật chất. Hình ảnh xúc động khi các cháu nhỏ tuổi viết thư ủng hộ tiền mừng tuổi, cụ già 101 tuổi mẹ liệt sỹ năm xưa mẹ đã tiễn con ra chiến trường nay mẹ dành số tiền tiết kiệm ủng hộ; ngay trong khu vực cách ly cũng tham gia ủng hộ tiền cho cuộc chiến. Nhiều văn nghệ sỹ cũng tham gia sáng tác thơ ca, những tác phẩm nghệ thuật, những bài hát giai điệu hào hùng nay động lòng người cổ vũ, động viên khích lệ, tinh thần cho cuộc chiến.

Kết luận số 172 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Thắng lợi bước đầu trong cuộc chiến đấu chống đại dịch đã thể hiện ý chí, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta”.

Những chiến thuật riêng có của Việt Nam

Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ban Chỉ đạo quốc gia được thành lập là cơ quan chỉ đạo cao nhất cho chiến dịch phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, chúng ta đã xây dựng những kịch bản ứng phó ở các mức khác nhau để tập huấn cho cán bộ và đề cao ý thức phòng ngừa trong nhân dân.

Việt Nam ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo. Đã đề ra và thực hiện có hiệu quả những nguyên tắc kiên định: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch và phương châm 4 tại chỗ đó là: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Khẩn trương, kiên quyết khoanh vùng, kịp thời cách ly các “ổ dịch” được phát hiện. Phương tiện, trang bị, vật tư y tế cho phòng, chống dịch cơ bản được bảo đảm. Vấn đề đời sống, bảo đảm an toàn cho lực lượng phòng, chống dịch được quan tâm.

Giãn cách xã hội để có thời gian khoanh vùng dập dịch trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ Việt Nam khi phát hiện nguồn lây chéo trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 15 và 16 và tuyên bố có dịch, thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới thực hiện cách ly 14 ngày. Với tinh thần: tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi. Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh, nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Chặn nguồn lây lan bằng cách hạn chế các phương tiện vận tải công cộng và dừng hẳn khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là biện pháp mạnh tiếp theo của Chính phủ. Ở nước ta, tại các đô thị trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị là rất lớn. Nhận rõ thực tế này, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải từ đường bộ, đường hàng không đến đường sắt, đường thủy, ngay khi dịch xuất hiện, Chính phủ luôn yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc theo từng giai đoạn, cấp độ của dịch bệnh để có các biện pháp cụ thể trong phòng chống dịch. Từ hạn chế từng phần có kiểm soát đến đóng cửa toàn bộ việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước bằng máy bay, tàu hỏa và các loại hình khác đi và đến các vùng có dịch.

Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân. Tiêu chuẩn ra viện, là cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.

Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Bên cạnh đó chúng ta có sự hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật, cập nhật kịp thời phác đồ điều trị cùng với tinh thần quyết tâm, ý thức trách nhiệm của các thầy thuốc không quản thời gian sáng, tối, đêm, với tinh thần 24/24, sẵn sàng hội chẩn đưa ra những quyết định kịp thời sáng suốt nhất, do đó Việt Nam đã chữa nhiều ca khỏi bệnh.

Nói về cách làm của Việt Nam Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết “Từ trước Tết, khi chưa có thông tin về dịch chưa vào Việt Nam, Bộ Y tế đã họp bàn kỹ lưỡng tình hình và mời các chuyên gia kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu. Đến nay, sau 3 tháng, có thể nói chúng ta đã rất chủ động. Chúng ta luôn lường trước tình huống xấu hơn để nó không xấu đi và xấu nhất để nó không diễn ra. Chúng ta có đầy đủ các kịch bản để ứng phó dịch. Ban chỉ đạo chưa bao giờ hốt hoảng vì các diễn biến đã được dự báo và con số nhiễm bệnh đều thấp hơn chúng tôi, cũng như các chuyên gia dự báo”.

10 tháng 5 2021

 Giúp mình với ạ:(((

9 tháng 5 2021

rồi đây 

                                                        bài làm 

trong dịch bệnh covid hiện này , an toàn là quan trọng nhất ! vì vậy nên các bộ y tế khuyến cáo người dân nâng cao tinh thần phòng chống dịch bệnh , không tếp xúc với mọi người nhiều , không tụ tập nơi đông người , thường xuyên rửa tay bằng xá phong , uống nước ấm . Nhưng em nghĩ rằng là quan trọng nhất là sự quan tâm đến việc này có nhiều người ra ngoài cộng đồng , nơi đông người biết ý thức , đeo khẩu trang , không tếp xúc trực tếp , rửa tay kháng khuẩn rất nghiêm túc .Nhiều người có đi lan truyền thông tin bảo vệ chính mình khỏi con co-vid 19 biến chủng mới , phát khẩu trang, nước rửa tay khô , khuyến cái nên ở nhà , lan tỏa sự tin tưởng cho chính quyêng nhà nước chiến đấu cùng người dân chống lại co-vid 19 ... MỘT NGƯỜI VÌ MỌI NGƯỜI ! Năng cao tinh thần phòng chống dịch, thông tin yêu thương cho mọi người . 

              cóp được thì good luck nha

19 tháng 4 2020

mình lập dàn ý cho bạn nhé !  

MB: -tình người bắt nguồn từ đâu ?

       Ý nghĩa của tình người (khái quát)

  TB: -Ý nghĩa của tình người ( trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19)

    - Biểu hiện của tình người là gì ?

      - Biểu hiện của tình người trong mùa dịch này?

     - Nêu tấm gương : các y bác sĩ áo trắng ; ....  ko ngại hiểm nguy ;ko ngại dịch bệnh ; cứu giúp người

    -Như vậy ; khẳng định ý nghĩa của tình người trong cuộc chiến chống lại covid 19

    KB: -Nêu cảm nhận của bạn về  tình người trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 ( yêu thương ; mến mộ ;...)

         -Liên hệ bản thân ( em sẽ cố gắng học giỏi ; trở thành bác sĩ cứu giúp người;...)

18 tháng 4 2021

   Bạn tham khảo nhé

      The COVID-19 pandemic is an infectious epidemic with the agent of the virus SARS-CoV-2, occurring globally. Originated in late December 2019 with the first recorded epidemic in the central Chinese city of Wuhan, stemming from a group of people with unexplained pneumonia. Local health officials confirmed that they had previously had contact, mainly with traders who traded and worked at the Hainan seafood wholesale market. Chinese scientists have researched and isolated a new strain of coronavirus, temporarily called 2019-nCoV by the World Health Organization at that time, whose genetic sequence resembles previous SARS-CoV.

       Governments around the world have responded to protect the health of people and community groups around the world, including: travel restrictions, quarantine blockades, and emergencies. grant and use curfew, conduct social isolation, cancel crowded events, close schools and less important service and business facilities, and encourage people to raise awareness of their own diseases, wear masks, limit going out when not needed, and transform business models, study and work from traditional to online. The worldwide effects of the current COVID-19 pandemic include: loss of human lives, social and economic instability, xenophobia and racism against people of Chinese descent. and East Asia, the online spread of misinformation and viral conspiracy theories. 

       In my opinion, Corona Virus is a very dangerous virus that has caused many deaths. I am very sad when the epidemic breaks out because it prevents all students like us from going to schools and classes to study with friends. But instead of online lessons on the Internet, it also makes me happy to study with everyone. As for the school, the teachers will clean the school, many parents want their children to go back to school, so they also contribute to the teachers. We have been carefully investigated such as: when going out on the street, you need to wear a mask, before eating and after eating, you need to wash your hands with soap, in case when you don't have soap on the street, you can wash your hands with water. Wash hands. For me, these actions help people a lot to be able to fight off outbreaks. That is my thought.

30 tháng 4 2020

Nghỉ học ở nhà tránh Covid-19 là một thách thức nhưng đây cũng là cơ hội tốt nếu chúng ta biết thông qua học trực tuyến để rèn luyện kỹ năng tự học. 

Hiện nay cả xã hội đang tập trung chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Các trường tạm thời đóng cửa, học sinh phải nghỉ học ở nhà, có nhiều trường tận dụng cơ hội này để dạy học trực tuyến. Nhiều phụ huynh và thầy cô giáo lo lắng không biết làm thế nào để giúp trẻ em không lãng phí thời gian và tranh thủ học tập ở nhà để vừa không quên kiến thức vừa không bị sa đà vào những chuyện vui chơi khác.

Học trực tuyến có nhiều cái lợi

Mọi người đang nói nhiều về chuyện học trực tuyến trong. Đây đúng là vấn đề có tinh chất thời sự và phụ huynh cũng như thầy cô giáo đều rất quan tâm. Đây cũng chính là thách thức và cơ hội đối với nhà trường và các bậc làm cha mẹ không chỉ trong thời gian chống dịch hiện nay mà còn về lâu dài. Ở nước ta, học trực tuyến vẫn còn khá mới mẻ đối với số đông học sinh, kể cả học sinh phổ thông và sinh viên đại học. Học trên lớp, nghe thầy giáo giảng, đọc chép vẫn là hình thức học phổ biến, là thói quen học tập hằng ngày. Bây giờ không lên lớp nữa, phải học ở nhà, đó rõ ràng là một thách thức không chỉ với bản thân học sinh mà với cả thầy cô giáo, bởi vì điều này đòi hỏi nhiều điều kiện phải đáp ứng như máy móc, phương tiện, tài liệu... Nhưng thách thức này cũng chính là cơ hội để học sinh và nhà trường làm quen với một loại hình học tập mới, hiện đại.

Học sinh tham gia một buổi học trực tuyến

NGỌC DƯƠNG

Học trực tuyến là hình thức học trên mạng, các bài giảng và các câu hỏi, vấn đề đều được đưa lên mạng, nhiều trường hợp nếu cần có thể làm bài tập, bài thi và được chấm điểm thông qua mạng. Tương tác giữa người học và người dạy có thể diễn ra gián tiếp thông qua bài giảng được tải lên mạng hoặc trực tiếp thông qua trao đổi giữa học sinh và giáo viên trên online. Hình thức học này có nhiều cái lợi. Nó giúp người học không phải đến lớp, tiết kiệm thời gian đi lại, tương tác với thầy giáo nhanh hơn, đăc biệt giúp người học mở rộng tầm hiểu biết của mình nhờ có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu, nhiều bài giảng có cùng một đề tài. Đó là chưa kể trong nhiều trường hợp các bài giảng đưa lên mạng được trình bày hấp dẫn với nhiều hình ảnh minh họa sinh động hơn.

Dĩ nhiên để thực hiện được việc học qua mạng phải có những điều kiện nhất định. Nhà trường phải có một ngân hàng các bài giảng online, các thầy giáo cũng phải sẵn sàng với cách dạy trực tuyến với các bài giảng được chuẩn bị đầy đủ và học sinh cũng cần được hướng dẫn và khuyến khích để có thể tham gia loại hình học tập này. Kinh nghiệm cho thấy để học trực tuyến đạt kêt quả tốt, ngoài những yếu tố khác, biết ngoại ngữ giỏi là rất quan trọng, nhất là với sinh viên đại học.

Cơ hội cho tự học 

Một cơ hội khác đối với học sinh trong thời kỳ chống dịch là vấn đề tự học. Nghỉ học ở nhà là một thách thức, nhưng nếu chúng ta biến thời gian không đến trường thành thời gian tự học ở nhà thì đó chính là cơ hội tốt để rèn luyện một kỹ năng hết sức cần thiết cho việc học là kỹ năng tự học.

Ai cũng biết học về cơ bản là tự học.Thế nhưng đây lại là khâu yếu đối với học sinh và sinh viên ở ta lâu nay. Các em có thói quen chỉ nghe giảng trên lớp, về nhà xem lại bài ghi và làm bài tập nếu có, ngoài ra rất ít khi làm thêm bài tập khác hoặc tìm thêm tài liệu để hiểu biết rộng hơn, sâu hơn. Kết quả là kiến thức thu lượm được ở trường rất hời hợt. không đọng lại bao nhiêu. Bởi vậy có thể xem thời gian tạm thời không đến trường trong mùa dịch này như cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen tự học, hình thành những kỹ năng cần thiết của việc tự học.

Giáo viên dạy học trực tuyến

ĐĂNG NGUYÊN

Muốn làm được điều này không chỉ học sinh mà cả thầy giáo và phụ huynh đều phải chung tay giúp sức. Đối với lứa tuổi tiểu học việc kèm cặp và hướng dẫn của phụ huynh là hết sức cần thiết. Đối với học sinh ở các cấp lớn hơn, vai trò của thầy cô giáo rất quan trọng. Học sinh cần được hướng dẫn phương pháp tự học, cách học tập ở nhà sao cho kết quả nhất.

Tóm lại có thể nói tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang gây không ít khó khăn cho toàn xã hội, trong đó có giáo dục. Tuy nhiên nếu biết chủ động nắm bắt tình hình, biến thách thức thành cơ hội chúng ta có thể vượt qua được khó khăn và đạt được những kết quả nhất định. Đẩy mạnh hình thức học trực tuyến và rèn luyện thói quen tự học là những ví dụ cụ thể, những việc có thể làm trong tầm tay.

chúc bạn học tốt