K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2021

Tham khảo :

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
3 tháng 6 2021

Tham Khảo:

Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhắc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.

 

30 tháng 3 2017

Đáp án

HS viết đoạn văn theo nhiều cách tuy nhiên cần đảm bảo hai yêu cầu sau:

- Giải thích:

   + nghĩa đen: khi ta được ăn quả thì phải biết nhớ đến người đã trồng ra cây cho ta ăn quả.

   + Nghĩa bóng: hưởng thành quả thì phải biết nhớ tới công lao của người đã làm ra thành quả ấy. Câu tục ngữ khuyên ta một cách sống luôn biết nhớ ơn người khác.

- Đảm bảo vận dụng đúng lý lẽ khi giải thích; trình bày mạch lạc, rõ ràng, không sai quá nhiều lỗi chính tả, đúng hình thức của một đoạn văn.

16 tháng 5 2020

trả lời:
 

 Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

     Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

     Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.

     Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.

     Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhắc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.

hok tốt ~
^_^

 

31 tháng 3 2022

Tham khảo
Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế, sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

31 tháng 3 2022

:> lô cụ Linh

24 tháng 6 2017

Chọn đáp án: A

17 tháng 3 2021

1. Mở Bài

· Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

· Giải thích câu tục ngữ:

· Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

· Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

· Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

· Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

· Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

· Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Em tham khảo nhé ! 

 

17 tháng 3 2021

Thx anh đã trả lời nhanh câu hỏi của em!!!hihi

1 tháng 3 2021

TK:

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở con cháu sống có trước có sau ân nghĩa thủy chung. Điều đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã thay lời ông cha gửi gắm tới chúng ta lời căn dặn về truyền thống ấy. Trước hết ta cần hiểu thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Mỗi quả ngọt khi ta được thưởng thức không tự dưng mà có, nó được chăm chút bằng bao mồ hôi công sức của kẻ trồng cây. Vì thế chúng ta cần phải nhớ đến hay nói cách khác là biết ơn đến người vun trồng nên trái ngọt. Ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà còn mang một ý nghĩa tiềm ẩn, sâu xa: mỗi khi nhận được thành quả lao động từ người khác chúng ta cần phải có thái độ và cả những việc làm biết ơn đến những người tạo ra nhũng thành quả ấy.Thật là một bài học đáng quý! Hành động ấy thể hiện một tư tưởng cao đẹp một lối ứng xử đúng đắn. Bởi những gì chúng ta hưởng được hôm nay không phải tự dưng mà có. Sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này cũng nhờ có ba mẹ của chúng ta. Những hạt cơm thơm dẻo ta ăn là nhờ bao mồ hôi đã gửi lại nơi đồng xa . Áo quần ta mặc là nhờ những người thợ may nâng từng đường kim mũi chỉ. Những con đường bằng phẳng ta đi là nhờ công của những người công nhân không quản mưa nắng tạo dựng. Chúng ta được hưởng ánh sáng của đèn điện là nhờ nhà bác học Ê-đi-xơn đã làm đi làm lại hàng nghìn thí nghiệm để tìm ra dây tóc bóng đèn. Và chúng ta được hưởng hòa bình tự do, thấy những cánh chim câu bay trên bầu trời xanh thẳm là nhờ công của những chiến sĩ đã gửi về đất bao xương máu, anh dũng hi sinh, chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Mỗi người chúng ta đều phải tưởng nhớ điều đó và biết ơn và thể hiện sự thành kính đối với anh hùng dân tộc của mình, coi trọng cội nguồn và giá trị to lớn của dân tộc, từ đó đem lại cho chúng ta những căn nguyên cần thiết và quan trọng nhất .Để thể hiện lòng biết ơn không chỉ là những lời nói suông mà còn bằng những hành động thích thực. Chẳng hạn để tỏ lòng biết ơn mẹ cha mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng học tập thật tốt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức gần hơn là giúp đỡ bố mẹ những công việc hằng ngày. Thực tế chứng minh rằng, nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa: xây dựng các nhà tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng , chính sách cho con thương binh liệt sĩ. Không chỉ thế còn có những ngày lễ kỷ niệm để tỏ lòng biết ơn : ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Giỗ tổ Hùng Vương,… Ông cha ta vẫn có câu: “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Như vậy câu tục ngữ trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết về đạo lý làm người. Biết ơn. Một tình cảm cao quý cần phải có trong mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi phẩm chất cao quý ấy. 

1 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Ông cha ta đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học quý báu về việc tưởng nhớ công lao của người đi trước. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Động từ "ăn" ở trong câu tục ngữ này không chỉ mang nghĩa đơn thuần là ăn một thứ gì đó mà nó còn mang nghĩa khi chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ của ai đó thì hãy luôn nhớ đến họ. Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy đã có rất nhiều người làm theo lời răn dạy của ông cha ta. Như Đảng và Chính Phủ đã lập bia liệt sĩ, lấy ngày 27 tháng 7 hằng năm làm ngày tưởng nhớ những thương binh, liệt sĩ - những người mang thương tật, những người đã ngã xuống để đất nước ta được hòa bình như ngày hôm nay. Thật vậy, chúng ta đừng bao giờ ăn không của ai, hãy biết làm, biết hành động để trả ơn họ. Hơn thế nữa, chúng ta còn phải biết ơn họ bởi nếu không có họ thì sao chúng ta có thể đứng dậy sau cơn hoạn nạn. Cạnh bên những người sống luôn biết trả ơn nhưng vẫn có những người không biết đến công lao của người khác là gì. Thật là vô tâm. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Chúng ta cần phải không ngững gìn giữ và phát huy nó.

 
3 tháng 5 2021

Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.