K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2016

Sao toàn bài kì 1 vậy pn?

 

12 tháng 4 2016

đây là bài ôn tập phần văn và tập làm văn ở học kì 2 đấy bạn

Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên, những tàu lá vắt vẻo, mềm mại như cái đuôi én.
20 tháng 4 2016

Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én.

Chúc bạn học tốt

26 tháng 4 2018

b, Trên những ngọn cây già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ...chúng vẫn còn y nguyên, những tàu lá vắt vẻo, mềm mại như cái đuôi én.

19 tháng 4 2016

 

1.Là vấn đề được đặt ra trong văn bản tự sự.VD:Trong văn bản ''Em bé thông minh ''chủ đề là nói về trí thông minh của em bé nhỏ tuổi.

22 tháng 4 2016

ý bạn cũng hoc v en ak 

 

5 tháng 10 2016

mạng nhà mk chậm ghê

5 tháng 10 2016

(1) Chủ đề là vấn đề chính mà người kể thể hiện trong câu chuyện, là điều mà người kể muốn khẳng định, đề cao, ngợi ca hoặc muốn phê phán, lên án, chế giễu. Nếu như đề tài là cái cho ta biết bài văn kể về cái gì thì chủ đề là cái cho ta biết câu chuyện nói lên điều gì, để làm gì.

 Tự sự: Các truyện truyền thuyết (Con Rồng, cháu TiênBánh chưng, bánh giầy,...) , cổ tích (Sọ DừaThạch Sanh,...), ngụ ngôn (Ếch ngồi đáy giếngThầy bói xem voi,...), truyện cười (Treo biểnLợn cưới, áo mới,...), truyện trung đại (Con hổ có nghĩaThầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng,...), truyện ngắn (Bức tranh của em gái tôi),....

11 tháng 5 2016

1.chủ đề trong văn tự sự là vấn đề chính mà ngưởi kể muốn thể hiện trong câu chuyện, là điều người kể muốn khẳng định, đề caohoặc phê phán chế giễu.

mình chỉ bt trả lời từng này thôi. chúc bn học tốtok

2 tháng 5 2016

\(\frac{X}{Y}=HUMAN\)hiha

2 tháng 5 2016

Đừng bận tâm câu trả lời đó của tớ! Chẳng qua là có một sự nhầm lẫn nhỏ nhoi ở đây!!!thanghoa

21 tháng 4 2016

-TG: khỏe mạnh, có lòng yêu nước..

-STTT:khỏe mạnh, có tài năng, đều rất yêu Mị Nương

-TS: khỏe mạnh, tốt bụng, tin người....

-EBTM: nhanh trí hơn người..

-ENĐG:kiêu ngạo, nhâng nháo, tầm nhìn hạn hẹp..

-TB:không có chủ kiến..

-TTGCNOTL:có y đức, tay nghề giỏi, thương yêu người bệnh..

BẠN NHỚ TICK CHO MÌNH NHAAAAA

 

 

 

I. VĂN BẢN:Câu 1: Liệt kê các truyện truyền thuyết, cổ tích mà em đã được học? Viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật (tự chọn) mà em yêu thích nhất?Câu 2: Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết:a. Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể? b. Từ cái chết của ếch đã khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống? Câu...
Đọc tiếp

I. VĂN BẢN:

Câu 1: Liệt kê các truyện truyền thuyết, cổ tích mà em đã được học? Viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật (tự chọn) mà em yêu thích nhất?

Câu 2: Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và cho biết:

a. Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai phong như một vị chúa tể? b. Từ cái chết của ếch đã khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống? Câu 3: Tóm tắt văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” và cho biết: a. Truyện có những nhân vật nào?

b. Y đức của Thái y lệnh được bộc lộ qua tình huống nào?

c. Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất? Vì sao?

II. TIẾNG VIỆT:

Câu 1: Hãy giải thích nghĩa của từ

a. ghẻ lạnh, kinh ngạc, nao núng

b. Nghĩa của những từ trên được giải thích bằng cách nào?

Câu 2: Trong các từ sau đây từ nào là từ thuần việt, từ nào là từ mượn?

ông, bà, cô, cậu, khôi ngô, tỉnh, huyện, phố, sách, vở, táo, lê, ghi đông, phanh, sút, gôn, giang sơn, thuỷ cung, tập quán, cai quản, pê đan, thái tử, gia tài, sính lễ, tráng sĩ.

Câu 3: Tìm số từ, lượng từ có trong đoạn trích dưới đây: Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phaỉ cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.

III. TẬP LÀM VĂN: Viết đoạn văn (từ 10 -15 dòng) miêu tả quang cảnh thiên nhiên nơi em đang sống.

3
16 tháng 3 2020

I-Văn bản

Câu 1

a) -TRUYỀN THUYẾT: Con rồng cháu tiên, Banh chưng bánh dày,thánh Gióng,Sơn tinh thủy tinh, sự tích hồ Gươm

-Cổ Tích:Sọ Dừa, Thạch Sanh, em bé thông minh, cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng

b)  Thánh Gióng là người anh hùng được nhân dân tôn thờ, trân trọng và yêu quý. Gióng bất tử và là biểu tượng của đất nước văn lang. gióng không màng đến của cải vật chất và danh vọng. Giặc tan, Gióng bay thẳng về trời. thánh gióng là hình ảnh đẹp đẽ va kì lạ. thánh Gióng được thần thánh hóa nhằm thể hiện tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm và ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta. Gióng đến từ nhân dân,được nhân dân nuôi dưỡng và vì nhaan dân mà đánh giặc.Thánh Gióng là hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, là truyện cổ tràn đầy tư tưởng yêu nước - tấm lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng, không truvện cố tích nào so sánh kịp. Bên cạnh đó, qua hình ảnh Thánh Gióng, chúng ta cũng có thể cảm nhận rõ được tư tưởng và văn hóa tryền thống của dân tộc ta từ thủa xa xưa.

Câu 2

a)

- Vì nó sống lâu năm dưới đáy giếng nhìn thế giới bên ngoài qua miêngj giếng nên nó tưởng bầu trời bằng chiếc vung

- xung quanh toàn những con vật nhỏ bé hơn nó

-Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật xung quanh sợ nó

=>Hoàn cảnh sống nhỏ bé, hạn chế, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn chủ quan

b) - môi trường sống hạn hẹp , tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới bên ngoài

- sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết

-  từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo và sẽ phải trả cái giá đắt

Câu 3 Tóm tắt: 

 Ông Phạm Bân có nghề gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự Trần Anh Vương, ông đem của cải mua thuốc thang, trữ thóc để chữa cho người nghèo nên mọi người ai cũng quý trọng ông. Một hôm có người dân nghèo tới xin ông chữa gấp, đang lúc đó thì sứ thần Trần Anh Vương triệu ông vào khám cho quý nhân bị sốt, nhưng ông đã từ chối và đi chữa cho người đàn bà nguy kịch. Sau đó, ông tới gặp vương bày tỏ lòng thành, vương từ quở trách sang khen ngợi ông “là bậc lương y”. Về sau, con cháy ông đều làm quan lương y, được người đời ngợi khen.

a) truyện có: Thái y Phạm Bân, Vua trần Anh Vương, Người dân nghèo, quan trung sứ

b)+ Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, chữa trị, cho cơm cháo cho người khổ

     + Dựng nhà cho người đói khát, bệnh tật, cứu sống nhiều người.

     + Chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.

     + Được Trần Anh Vương ngợi khen tấm lòng lương y

→ Thái y dốc hết lòng để cứu người, không sợ quyền y, địa vị. Y đức ngời sáng của người thầy thuốc được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng

c)- Trong những hành động của ông, điều làm em cảm phục nhất là Thái y nhận đi chữa bệnh cho người dân thường nhưng nguy kịch trước rồi mới đi chữa bệnh cho vua mà không sợ quở trách

II- TIẾNG VIỆT

-ghẻ lạnh( Động từ):tỏ ra lạnh nhạt đối với người lẽ ra là thân thiết, gần gũi

-kinh ngạc( động từ):hết sức ngạc nhiên, sửng sốt trước điều hoàn toàn không ngờ

- nao núng( động từ) bắt đầu thay lung lay không còn vững vàng tinh thần

b)Nghĩa của từ được giải thích bằng cách: đưa ra khái niệm và đưa ra từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.

Câu 2

Từ thuần Việt: ông, bà ,cô , cậu, phố, sách, vở, táo, lê

từ mươn: các từ còn lại

Câu 3

số từ: mười tám, một

lượng từ: các, những, mấy vạn

III- TLV

 

17 tháng 3 2020

cảm ơn bạn nhiều

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. DượngHương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sôngnghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầusào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố...
Đọc tiếp

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng
Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông
nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu
sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt
thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi
cũng vâng vâng dạ dạ.
1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ của văn bản đó? Nêu rõ tên
tác giả và phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
2.Theo con vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện là ở chỗ nào? Vị trí quan
sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
3. Phân tích tác dụng của động từ “phóng” trong đoạn văn trên?
4. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó?
5. Dựa vào văn bản tìm được ở câu 1, hãy viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của
em về nhân vật dượng Hương Thư, trong đoạn có sử dụng 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ).
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Thế rồi từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng
Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng
nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một
dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì
chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

(Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô –đê)

1.Nêu bối cảnh diễn ra câu chuyện trong truyện “Buổi học cuối cùng”. Tại sao tác
giả lại gọi đây là “Buổi học cuối cùng”?
2. Truyện có hai nhân vật chính. Nhưng tác giả lại để Phrăng giữ vai người kể
chuyện, việc Phrăng vào vai người kể chuyện đem đến những hiệu quả nghệ thuật
nào?
3. Con hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói của thầy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng”: “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ còn giữ
vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”?
4.Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của con về thấy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng” trong đoạn có sử dụng 1 từ ghép và 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ)

0