K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ai giúp mình trả lời những câu hỏi này với !! Gấp Gấp !!!! Cám ơn !!

I. Liên Xô

1. Em hãy cho biết nhiệm vụ của LX từ 1945- 1950 là gì?

2.Yếu tố nào giúp LX hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm đầu tiên?

3.Trong thời kì từ 1945 đến 1950, sản lượng công nghiệp của LX tăng.

4.Năm 1949, thành tựu khoa học kĩ thuật của LX là gì?

5.Ý nghĩa lớn nhất của việc LX chế tạo thành công bom nguyên tử?

6.Quốc gia thứ 2 trên thế giới chế tạo thành công bom nguyên tử?

7.Từ 1950 đến nửa đầu những năm 70, nhiệm vụ của LX là gì?

8.Cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ?

9.Quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân?

10.Quốc gia đấu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo của trái đất?

11. Năm 1961, thành tựu khoa học kĩ thuật nổi bật của LX là gì?

12. Quốc gia nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

13. Chính sách đối ngoại của LX sau CTTG 2?

14. Nguyên nhân tan rã của CNXH ở LX?

   Theo em, trong những nguyên nhân này, nguyên nhân quan trọng nhất quyết định đến sự sụp đổ của LX là gì?

II. LIÊN BANG NGA ( 1991- 2000)

1.Vai trò của Liên Bang Nga sau khi LX tan rã?

2.Từ 1990- 1995 kinh tế Liên Bang Nga có đặc điểm gỉ?

3.Từ 1996 trở đi, kinh tế Liên Bang Nga

4.Hiến pháp mới của LBN quy định thể chế chính trị gì ở nước Nga?

5. Trong chính sách đối nội, LBN phải đối mặt với 2 thách thức đó là gì?

6.Trong chính sách đối ngoại, LBN thực hiện chính sách thân phương Tây với hi vọng

7. Trong chính sách đối ngoại, LBN thực hiện chính sách thân phương Tây, đồng thời cải thiện quan hệ ngoại giao với khu vực nào?

0
3 tháng 11 2018

Thành tựu quan trọng nhất của liên xô là gì :

D Giữa thập niên 70 công nghiệp của Liên Xô chiếm tới 20% trên toàn thế giới

( Vì Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong đó, quan trọng nhất là Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới )

24 tháng 10 2016

c

 

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: “Tại Hội nghị Ialta (2 - 1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN). Từ ngày 25 - 4 đến 26 - 6 - 1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Tại Hội nghị Ialta (2 - 1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN). 

Từ ngày 25 - 4 đến 26 - 6 - 1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc (LHQ). 

Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 - 01 - 1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước. 

Đến năm 2011, LHQ có 193 quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Thành viên mới nhất của LHQ là Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14 - 7 - 2011. 

LHQ hoạt động với những nguyên tắc cơ bản sau: 

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

 - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. 

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. 

Khi LHQ được thành lập, năm ngôn ngữ chính thức được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm từ năm 1973. Ban thư ký sử dụng 2 ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong số các ngôn ngữ chính thức của LHQ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga là 4 và tiếng Hoa là 2. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên LHQ (8 và 6) nhưng lại không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.”

Đại hội đồng Liên hợp quốc họp phiên đầu tiên tại đâu:

A. Mỹ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Đức.

1
15 tháng 9 2017

Đáp án B

Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 - 01 - 1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn - Anh), với sự tham dự của 51 nước.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: “Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. 

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). 

Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí. 

Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định. 

Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. 

Ban Thư kí: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. 

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc (Mĩ). 

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…”

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua hội nghị nào:

A. Hội nghị Ianta.

B. Hội nghị Xan Phranxico.

C. Hội nghị Pốtxđam.

D. Hội nghị Pari.

1
22 tháng 8 2017

Đáp án B

Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực

24 tháng 11 2019

Đáp án D

Những thành tựu về khoa học vũ trụ trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XX ở Liên Xô:

- Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

=> Có thể nói, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XX

8 tháng 1 2019

Đáp án B

Trong giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh từ năm 1946 – 1950, Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó nổi bật ở lĩnh vực khoa học – kĩ thuật là sự kiện năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ

2 tháng 2 2016

* Hoàn cảnh chung :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị hậu quả chiến tranh tàn phá nặng nề : 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá.

- Nhưng với tinh thàn tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế ( 1946-1950) trong 4 năm 3 tháng.

* Những thành tựu chính :

   Từ năm 1950, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và đã thu được nhiều thành tựu to lớn.

- Về công nghiệp : Đến giữa những năm 1970, Liên Xô trở thành cường quốc công  nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ.

- Về nông nghiệp : Riêng năm 1970, Liên Xô đạt được sản lượng và năng suất ngũ cốc chưa từng có với 186 triệu tấn ngũ cốc.

- Về khoa học - kĩ thuật : Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất, mở đầu kỹ nguyên  trinh phục vũ trụ của loài người. Năm 1960, đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin  bay vòng quanh Trái Đất.

- Về xã hội : Có nhiều biến đổi, tỉ lệ công nhân chiếm 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học của nhân dân không ngừng nâng cao.

* Ảnh hưởng đến các nước :

- Có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa về vật chất và tinh thần trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Có điều kiện ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La tinh

- Là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình

5 tháng 2 2016

* Những thành tựu trong mười năm đầu : 

- Bước vào thời kì xây dựng đất nước, nhiệm vụ hàng đầu của Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.

- Từ năm 1950, nhân dân Trung Quốc bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, tiến hành những cải cách quan trọng : cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành công nghiệp hóa, xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục... Đến cuối năm 1952, công cuộc khôi phục kinh tế đã kết thúc thắng lợi.

- Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên  ( 1953-1957). Nhờ nỗ lực lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoach 5 năm đã thu được những thành tựu to lớn. Bộ mặt đất nước Trung Quốc có nhiều thay đổi rõ rệt.

* Những chính sách đối ngoại :

- Trong những năm 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phng trào cách mạng thế giới.

    + Ngày 14/2/1950, Trung Quốc kí với Liên Xô "Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ Trung _ Xô" và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác, phái quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên chống Mĩ ( 1950-1953); tham gia Hội nghị các nước Á- Phi tại Băng Đung ( 1955); giúp đỡ nhân dân Việt nam chống thực dân Pháp, ủng hộ các nước Á, Phi, Mĩ La tinh trong cuộc đấu trạm giải phóng dân tộc.

    + Ngày 18/1/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

11 tháng 6 2017

Đáp án C
1. Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => Đúng

2. Sau khi giành được độc lập các nước sáng lập ASEAN thực hiện chính sách kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo => Sai, trước tiên thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

3. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX là tình trạng chiến tranh lạnh => Đúng

4. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh sau chiến tranh thế giới thứ hai là đấu tranh vũ trang => Sai.