K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2016

bạn có hok lớp vnen ko mình cho đề

13 tháng 5 2016

câu 1: của mk vào ông Sáu. câu 2: vào niềm tin trong cuộc sống. câu 3; vào 8 câu cuối kiều ở lần ngưng bích

8 tháng 5 2019

Mai mk cũng thi nè bn. Bn học trường nào?

8 tháng 5 2019

câu 1: những cách phát tán của quả và hạt?đặc điểm để thik nghi vs cách phát tán nhờ động vật?

câu 2: vai trò của thực vật đối với việc điều hòa khí hậu?vì sao chúng ta pk tích cực trồng cây gây rừng?

câu 3: phân biệt hạt trần - kín.

câu 4: tại sao thức ăn bị ôi thiu?cách giữ thức ăn để khỏi bị ôi thiu?

có 4 câu tự luận

gồm 2 đề nhưng câu giống nhau

chỉ có là đảo lộn chỗ thôi

26 tháng 12 2016

Đọc kĩ bài Sơn Tinh Thủy Tinh(trắc nghiệm).trong câu nước ngập nhà cửa nước dâng lên đến lưng đồi ,thanh Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước hãy xác định 2 cụm động từ trên câu .bài viết văn là kể về một tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết

đề của trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn

26 tháng 12 2016

mau lên các bạn mình cần gấp

24 tháng 12 2017

mình chưa thi nhưng bk đề (nếu muốn đề thì k cho mình nha) =))

10 tháng 5 2018

Câu 1: cho đoạn văn sau: '' tre ăn ở ...dân''. a) Xác định CN,CN (.) câu: ' Tre là cánh tay.. dân'' và cho bt thuộc kiểu câu j? b)chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đc sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 2: đọc đoạn... '... Những động tác... dạ..' a) đoạn trích trên có trong văn bản nào? t/g là ai? b) đoạn văn mt cảnh j? qua cách mt đó giúp e hình dung về cảnh sắc của khúc sông nơi đây ntn? Câu 3: bên e, ... hãy tả lại ng` mà em yêu thương.

18 tháng 10 2016

Mk chỉ nhớ đề của bài tập làm văn thôi

Hãy kể cảm nghĩ của em về 1 nhân vật mà em đã học

19 tháng 10 2016

mình cần bài văn số 2 cơ thôi dù sao cũng cảm ơn bạn nha!!!Bài viết số 2 - Văn lớp 6

22 tháng 10 2016

mình là kể một lần mắc lỗi hoặc một lần làm việc tốt của em

mà cậu học trường nào đấy,mình học trường Trung Học Cơ Sở Tây Mỗ lớp 6A3thanghoaleuleu

21 tháng 10 2016

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Người kể chuyện

B. Chị Cốc

C. Dế Mèn

D. Dế Choắt

2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?

A. Tạ Duy Anh

B. Vũ Tú Nam

C. Tô Hoài

D. Đoàn Giỏi

3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?

A. Kênh rạch bủa giăng chi chít

B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

C. Chợ nổi trên sông

D. Kết hợp cả A, B và C.

4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:

A. Tả cảnh sông nước

B. Tả người lao động

C. Tả cảnh sông nước miền Trung

D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.

5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?

A. Chú bé Phrăng

B. Thầy giáo Ha – men

C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men

D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.

6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?

A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy

B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy

C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy

D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa

Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái

Đề thi thử học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015

7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?

A. Sự việc

B. Lời kể

C. Người kể chuyện

D. Cốt truyện

8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?

A. Kí

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện thơ

9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?

A. Định nghĩa

B. Đánh giá

C. Giới thiệu

D. Miêu tả

10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?

A. là + một cụm danh từ

B. là + một cụm động từ

C. là + một cụm tính từ

D. là + một kết cấu chủ vị

11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?

A. Đánh giá

B. Định nghĩa

C. Miêu tả

D. Tồn tại

12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:

A. Động từ và danh từ

B. Động từ và tính từ

C. Động từ và số từ

D. Động từ và lượng từ

13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ khả năng

14. Trong hai câu thơ:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?

A. Sai về nghĩa

B. Thiếu chủ ngữ

C. Thiếu vị ngữ

D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ

II. Tự luận (6 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.

Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.

28 tháng 9 2018

Câu 1 

Trong truyện ông lão ra biển năm lần gặp cá vàng:

     + Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển

     + Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển

     + Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển

     + Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.

     + Lần 5: Ông lại đi ra biển

- Việc lặp lại hành động này là chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:

     + Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.

     + Mỗi lần lại xuất hiện chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão thay đổi.

Câu 2 

Sự thay đổi cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra cầu xin cá vàng:

     + Lần 1: biển gợn sóng yên ả

     + Lần 2: biển xanh nổi sóng

     + Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội

     + Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt

     + Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm

⇒ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.

- Biểu hiện của biển chính là thái độ của nhân dân trước lòng tham của con người bội bạc.

Câu 3 

Truyện phản ánh lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ tăng dần:

     + Lần 1: đòi chiếc máng lợn ,ới

     + Lần 2: đòi nhà rộng

     + Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 4: mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương

- Sự phát triển của cốt truyện dựa trên việc lòng tham, đòi hỏi của mụ vợ ngày càng không giới hạn. Mụ vợ không có công gì với cá vàng nhưng lại đưa ra những đòi hỏi vô lý.

- Sự bội bạc của mụ đối với chồng:

     + Chửi chồng “đồ ngốc”, “đồ ngu”, “ngốc sao ngốc thế”

     + Đỉnh điểm khi mụ tát vào mặt ông lão “Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à?

- Sự bộ bạc đi tới cùng khi người chồng- cũng là ân nhân- mụ coi như chướng ngại vật, mụ gạt ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Câu 4 

- Câu chuyện được kết thúc bằng hình ảnh “ trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”

- Hình ảnh này có ý nghĩa:

     + Với ông lão: cuộc sống trở về bình yên giản dị dù thiếu thốn.

     + Với mụ vợ: từng sống nghèo khổ, cũng từng được giàu sang nay lại nghèo khổ, đây là hình phạt cho lòng tham và sự bội bạc.

Câu 5 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội: tham lam và bội bạc

     + Lòng tham khiến mụ mù quáng, mất lương tri. Sự bội bạc có ý nghĩa quyết định lòng tham trở nên vô hạn độ dẫn đến việc bị trừng trị thích đáng của cá vàng đối với mụ

- Hình tượng cá vàng trong truyện thể hiện chủ đề của truyện:

     + Cá vàng thể hiện sự biết ơn đối với tấm lòng nhân hậu.

     + Cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, ích kỷ, tham lam vô độ.

28 tháng 9 2018

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

* Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Tác dụng của biện pháp này là:

- Tạo nên tình huống bất ngờ, gây sự hứng thú và hồi hộp cho người đọc.

- Sự lặp lại trong truyện lại mang những điều mới mẻ. Đây là sự lặp lại tăng tiến.

- Qua những lần lặp lại, bạn đọc sẽ hiểu rõ được tính cách của mỗi nhân vật trong truyện và dần tô đậm được chủ đề của truyện.

Câu 2: Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?

   Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:

- Lần 1: biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2: biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4: biển nổi sóng mù mịt.

- Lần 5: cơn dông kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Câu 3:

* Em có nhận xét về lòng tham và bội bạc của nhân vật mụ vợ ngày càng quá quắt và không biết điều:

- Lần 1: đòi máng lợn mới

- Lần 2: đòi một cái nhà rộng

- Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân

- Lần 4: muốn làm nữ hoàng

- Lần 5: muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ .

⟹ Lòng tham không đáy, được voi đòi tiên.

* Sự bội bạc của mụ đối với chồng:

- Mụ mắng chồng là đồ ngốc khi đòi máng.

- Mụ quát to hơn: đồ ngu khi đòi nhà.

- Mụ mắng như tát nước vào mặt: “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế!” khi đòi làm nhất phẩm phu nhân.

- Mụ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão khi đòi làm nữ hoàng.

- Mụ lại nổi cơn thịnh nộ đòi làm Long Vương.

⟹ Qua những chi tiết trên cho ta thấy được mụ vợ ngày một quá quắt, đòi hỏi những điều vô lí. Lòng tham của mụ càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng bị thu nhỏ lại và dần biến mất.

* Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng là lúc mụ muốn làm Long Vương, mụ muốn chính cá vàng là người hầu hạ để mụ tùy mụ sai khiến không cần qua trung gian là ông lão nữa. Đến đây thì đúng là tình nghĩa cạn, mọi thứ mà mụ muốn đã đi quá giới hạn, người và trời đều không dung tha.

Câu 4: Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?

* Câu chuyện kết thúc với kết quả là ông lão và mụ vợ quay trở lại sống trong túp lều và cái máng lợn sứt mẻ.

* Ý nghĩa của cách kết thúc đó:

- Trở về với cuộc sống ban đầu, ông lão sẽ yêu cuộc sống hơn còn mụ vợ sẽ biết rằng nếu còn cứ tham lam và bội bạc thì sẽ bị trừng phạt.

- Hình ảnh hai vợ chồng ông lão trở về túp lều bên cái máng mẻ cho ta thấy: tất cả mong muốn tham lam của mụ vợ chỉ là một giấc mơ. Những gì không phải do bàn tay mình làm ra thì không bao giờ bền vững và không dành cho mình.

Câu 5:

* Cá vàng trừng trị mụ vì cả hai tội: tội tham lam và  bội bạc. Nhưng có lẽ, cá vàng đang nghiêng trừng trị mụ về tội bội bạc với chồng.

* Ý nghĩa của tượng trưng của hình tượng con cá vàng:

- Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với những người nhân hậu đã cứu giúp con người trong hoàn cảnh khó khăn.

- Cá vàng đại diện cho cái thiện.

- Cá vàng còn tượng trưng cho một chân lí: những kẻ tham lam, bội bạc sẽ bị trừng trị thích đáng.

II. LUYỆN TẬP:

1. Có người cho rằng nên đặt truyện này là “Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng”. Ý kiến của em như thế nào?

   Em nghĩ nó cũng được bởi vì:

- Mụ vợ là nhân vật chính của truyện.

- Ý nghĩa của truyện: phê phán, có những bài học thích đáng cho kẻ tham lam, bội bạc giống mụ vợ. 

2. Kể diễn cảm truyện cổ tích này. 

đề địa nha

trắc ngiệm câu 1 khí ôxi chiếm tỉ lệ bao chiêu trong thành phần không khí

                câu 2 dụng cụ đo lượng mưa gọi là gì

                   câu 3 nêu khái niệm về hồ

tự luận câu 1 sông là gì? nguyên nhân sinh ra sóng?  nguyên nhân sinh ra sóng thàn? con người làm gì để hạn chế  thiệt hại sóng thần gây ra

          câu 2 đất gồm những thành phần nào

           câu 3 dựa vào bảng số liệu lượng mưa ở tp hcm

tháng123456789101112
lượng mưa(mm)181416351101601501451581405525


tính tổng lượng mưa cả năm và trung bình tháng

những tháng nào là mùa mưa, mùa khô

đề lí

trắc nghiệm câu 1 tìm trường hợp liên quan đến sự nóng chảy

câu 2so sánh nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của nước

câu 3 nước đứng trong cốc càng bay hơi nhanh khi nào

câu 4vif sao nhiệt kế thường có thang nhiệt từ 35 đến 42

câu 5 chỗ thắt ở nhiệt kế y tế có tác dụng gì

câu 6 băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng nào

tự luận  câu 1 điền vào chỗ trống

khi thanh thép...vì nó gây ra...rất lớn

khi thanh thép co lại...nó cũng gây ra...rất lớn

câu 2 thế nào là nóng chảy, đông đặc và cho ví dụ

câu 3 nhiệt kế thường dùng dựa trên hiện tượng nào, nêu những nhiệt kế đã học

câu 4 hãy tính 20 và 37 độ c bằng bao nhiêu độ f

đề sinh

trắc nghiệm câu 1 nêu những cây 2 lá mầm

câu 2 nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử

câu 3 vai trò của chất hữu cơ do thực vật chế tạo

câu 4 trong bậc phân loại thực vật, bậc nào cao nhất

câu 5 thực vật giúp điều hòa khí hậu và giảm bớt thiên tai nhờ điều nào

tự luận câu 1 nguyên nhân j khiến đa dạng thực vật ở việt nam bị giảm sút

câu 2 nêu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật, e đã làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật

ĐỀ HUYRNJ TIÊN DU NHA