K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Anh, chị đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về quê mà ở , thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.(…) Ngục quản cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào : “ Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Câu 1 : Đoạn văn được kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?(1.0 điểm) Câu 2 : Lý giải ngắn gọn tại sao đây là đoạn văn tập trung thể hiện chủ đề tác phẩm?(2.0 điểm) Câu 3 : Viết bài văn nghị luận ghi lại cảm nhận của anh, chị về đoạn trích trên

0
Đọc đoạn văn sau : “ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau :

“ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay con bút, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đỉnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. ta khuyên thầy quản hãy thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? …Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về quê nhà mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất phòng giam, tàn lửa tắt nghe lèo xèo.

Ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.”

(Trích “ Chữ người tử tù”Nguyễn Tuân)

Dựa vào những kiến thức của anh, (chị) về tác phẩm Chữ người tử tù và đoạn văn trên, Anh, chị hãy làm rõ ý kiến của tác giả về nhân vật viên quản ngục“là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản nhạc mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Liên hệ với hoàn cảnh sống của bản thân?

1
15 tháng 3 2020

Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc, là đỉnh cao trong nghệ thuật khắc hoạ cái đẹp của Nguyễn Tuân. Dù là trong hoàn cảnh tăm tối nhất của cuộc đời, là cảnh ngục tù chết chóc thì cũng chẳng thể nào vùi lấp được vẻ đẹp tuyệt mỹ trong tâm hồn con người. Cảnh cho chữ là chi tiết truyện xuất sắc góp phần to lớn tạo nên giá trị nhân văn cho toàn bộ tác phẩm. Qua đó, nhà văn khẳng định một chân lý bất diệt: Cái đẹp luôn trường tồn, thắng thế trước nghịch cảnh éo le của cuộc đời.

Nguyễn Tuân - nhà văn cả đời đi tìm cái đẹp với phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác ông đã làm lay động trái tim người đọc bằng những sáng tác của mình. Nhà văn luôn đặt con người dưới góc nhìn nghệ sĩ, nhìn sự vật hiện tượng dưới góc độ văn hoá, thẩm mỹ. Chữ người tử tù nằm trong tập truyện Vang bóng một thời, đây là một sáng tác được đánh giá hay nhất, tuyệt vời nhất và có giá trị nhân văn sâu sắc nhất của cả tập truyện. Tác phẩm là câu chuyện kể về những ngày cuối đời của người anh hùng Huấn Cao, trong cảnh ngục tù tăm tối cái đẹp vẫn hiện hữu và toả sáng hơn bao giờ hết. Có thể nói tác phẩm thành công là nhờ tài năng sáng tạo tình huống truyện độc đáo của Nguyễn Tuân, thế những để đẩy cảm xúc truyện lên cao trào, đạt đến độ hoàn mỹ của một thiên truyện thì phải nhắc đến cảnh cho chữ “có một không hai” đầy bất ngờ, gây sửng sốt cho người đọc.

Thuở xưa, chơi chữ đã trở thành lối văn hoá tao nhã, thanh cao của người Việt. Những câu đối, bài thơ với nét chữ bay bổng được treo trong nhà như một thú vui giúp cho tâm hồn con người thư thái, bình yên. Thưởng thức cái đẹp thanh cao hay là những thầy nho cho chữ trước nay đều ở trong những khung cảnh thơ mộng, nhẹ nhàng có thế cái đẹp mới được thoả sức bộc lộ hết những khía cạnh tươi mới của mình. Người ngắm nhâm nhi một tách trà nóng cùng nhau trò truyện ngâm thơ, đối chữ. Ấy vậy mà trong Chữ người tử tù Nguyễn Tuân đã tạo ra một cảnh tượng hết sức lạ lùng, vượt ra khỏi những chuẩn mực xưa cũ, tác giả gọi đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Chính chi tiết truyện mới mẻ này đã làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc.

Vào một đêm khuya vắng lặng tại trại giam tỉnh Sơn chỉ còn tiếng gõ mõ vọng canh, đây là một khoảng thời gian buồn tẻ nhất trong một ngày dài, tất cả vạn vật dường như đã chìm sâu vào im lặng nhường chỗ cho bóng tối thống trị, chỉ còn tiếng gõ mõ đều đều trong canh dài, không một bóng người lai vãng. Khung cảnh nhà giam hiện lên tù túng, chật hẹp, mệt mỏi với từng tiếng thở dài oán thán “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Tác giả miêu tả thật sinh động, chân thực hoàn cảnh éo le của người anh hùng Huấn Cao, một người nghệ sĩ tài hoa, văn võ uyên bác giờ đây phải giam mình trong nhà tù tăm tối, đấy là nơi chôn vùi cuộc đời chẳng phải nơi mà con người có thể sinh sống. Thế nhưng chính tại nơi tầm thường, hạ đẳng ấy lại xảy ra một sự việc thật trọng đại, làm rung động trái tim của những con người tài hoa chân chính.

Một không gian tối tăm quanh năm không thấy ánh mặt trời, dù là ngày hay đêm đều nhuốm màu bóng tối thì giờ đây có ba người “đang chăm chú trên một tấm bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Buồng giam ngập tràn “khói toả như đám cháy nhà”, “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”. Dường như họ đang chăm chú với niềm hạnh phúc dâng trào để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ. Sự đối lập giữa tư thế và vị thế của người cho chữ - Huấn Cao và người nhận chữ - viên quản ngục đã được Nguyễn Tuân khắc hoạ thật sinh động, “một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm vải lụa trắng tinh, viên quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”. Có lẽ đứng trước cái đẹp trái tim con người bỗng rung động, như có thứ gì đó bóp nghẹt lại, không ai nói với nhau lời nào nhưng đủ để cảm nhận niềm hạnh phúc đang tuôn trào trong lồng ngực. Từ một viên quản ngục “quyền cao chức trọng” giờ đây phải cúi đầu trước vẻ đẹp tài hoa, trước người tử tù có tấm lòng thiên lương. Có tiếng “thở dài, buồn bã” của Huấn Cao khi những nét chữ cuối cùng đã viết xong, ông nói giọng đĩnh đạc: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi.” Tấm lòng nhân hậu của Huấn Cao đã thức tỉnh, cứu rỗi tâm hồn của những người lương thiện nhưng lạc vào con đường tha hoá, rối ren. Viên quản ngục cảm động, vái người tử tù một vái “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” những giọt nước mắt lăn dài trên má như lời kính trọng sâu sắc dành cho vị anh hùng Huấn Cao.

Qua cảnh cho chữ đầy xúc động, Nguyễn Tuân đã ngầm khẳng định vị thế của cái đẹp thiên lương, nó không đơn độc mà mang một sức mạnh vô hình “nhân đạo hoá” cái ác, cái xấu xa đi vào con đường chân chính, tươi đẹp. Đoạn văn thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân, ông luôn đặt con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Ông có kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực, sức tưởng tượng vô cùng độc đáo. Nguyễn Tuân vẽ nên một bức tranh với hai mảng màu sáng tối đối chọi gay gắt, một bên là khung cảnh tăm tối ngục tù, một bên là ánh sáng chói loá của nét đẹp hoàn mỹ.

Cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù là một sáng tạo nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Tuân. Cảnh lạ lùng, hiếm có, khiến ta sửng sốt bội phần thế nhưng nhờ chi tiết truyện này hình ảnh cái đẹp hiện lên thật diệu kỳ, thể hiện tấm lòng trân trọng, nâng niu của tác giả trước nét thanh cao của nghệ thuật tuyệt mỹ.

2 tháng 1 2020

Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao:

- Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

=> Cái đẹp có tác dụng cảm hóa con người.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 1. Cảm nhận về nội dung của đoạn trích sau …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người...
Đọc tiếp

Câu 1. Cảm nhận về nội dung của đoạn trích sau …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa. Một tên tù cổ đeo gông, chân vứơng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khỏan, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người. Thoi mựcthầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở,thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất phòng giam, tàn lửa tắt nghe sèo sèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quản cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. (trích: Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân- SGK Ngữ văn 11- tập I- trang 113)

0
Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ ngòm của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián.
Trong một không khí tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ ngòm của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lai lịa. Một tên tù cổ đeo gông, chân vứơng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Tên tù viết xong một chữ, tên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phíên lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khỏan, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn rõ ràng như thế. Thoi mực kiếm được ở đâu tốt và thơm lắm. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Ta bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về quê mà ở đã , rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
1) Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt nào là chính. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì
2) Trong đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Nêu tác dụng
3) Từ đoạn văn trên, anh chị hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về lời khuyên quản ngục của Huấn Cao

Câu 2 :
"ta không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ. Nhất sinh ta cũng chỉ mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta rất cảm kích tấm lòng biệt nhãn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy.Thiếu chút nữa bta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ."
Từ truyện ngắn chữ người tử tù,anh chị hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao được biểu hiện qua đoạn văn trên .Qua đó anh chị có suy nghĩ thế nào về vẻ đẹp này trong cuộc sống.
MỌI NGƯỜI LÀM NHANH GIÚP MÌNH NHÉ .XIN CÁM ƠN.

2
21 tháng 1 2019

Câu 1.

1. Đoạn văn viết theo phương thức tự sự. Nội dung chính: cảnh cho chữ và lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục.

2. Nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là nghệ thuật tương phản đối lập:

- Sự đối lập tương phản giữa cảnh cho chữ cao khiết với không gian nhà tù chật hẹp, đầy rẫy những cái xấu, cái ác.

- Sự đối lập về vị thế: tử tù đáng ra bị trói xích thì đang dậm tô những nét chữ, đáng ra cần được quản ngục chỉnh huấn thì lại đang cho quản ngục lời khuyên. Quản ngục lại còn khúm núm và thực sự thức tỉnh nhờ những lời khuyên của tử tù.

3. Lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục là lời khuyên chân thành xuất phát từ sự tri ân giữa tri kỉ. Một người vì mến con chữ mà xin chữ, một người không vì vàng lụa mà ép mình viết chữ. Nhưng giữa họ có sự đồng điệu bởi một người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một người thì sợ phụ một tấm lòng trong thiên hạ. Tử tù vốn là người anh hùng chọc trời khuấy nước, vì sa cơ thất thế mà bị tử hình. Một người vì sống trong chốn tù ngục, làm tay sai cho giai cấp thống trị mà phải ghìm đi thú chơi chữ tao nhã kia. Nhưng lời khuyên của tử tù dành cho quản ngục đã thức tỉnh vị quan giữ tù này: "Tôi bảo thực, thầy Quản nên tìm về quê mà ở, giữ thiên lương cho lành vững rồi hẵng nghĩ đến chuyện chơi chữ." Đây là lời khuyên xuất phát từ tấm lòng chân thành, giữa họ dường như không còn khoảng cách về địa vị, về hoàn cảnh, về tuổi tác nữa, mà ở đó chỉ còn sự đồng điệu của tâm hồn. Lời khuyên của Huấn Cao cho thấy ông cũng nhận ra rằng chốn tù ngục không phù hợp với quản ngục - người có tấm lòng biệt nhỡ liên tài, có sở nguyện cao quý kia. Lời khuyên ấy thức tỉnh quản ngục, khiến quản ngục chảy nước mắt, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Dòng nước mắt và lời lĩnh tạ cho thấy Quản ngục thực sự được thức tỉnh và có sự thay đổi. Người đọc tin rằng, rồi đây, Quản ngục sẽ từ chức, lui về quê sống vui vẻ với thú điền viên, ngắm nghĩa con chữ ông Huấn cho, giữ trọn đạo của một nhà nho giữa thời buổi binh biến loạn lạc.

21 tháng 1 2019

Câu 2.

Qua đoạn trích trên ta thấy được vẻ đẹp của Huấn Cao. Ông là người tài hoa, khí phách, thiên lương trong sáng. Con chữ vốn là nghệ thuật thư pháp thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay và trí óc của người nghệ sĩ. Ông Huấn, tuy triều đình coi là cầm đầu lũ phản loạn nhưng đứng ở vị thế nhân dân thì ông được xem là người anh hùng chọc trời khuấy nước, đấu tranh chống lại triều đình thối nát, giải phóng nhân dân. Chẳng may thất thế, ông bị bắt, kết án tử hình. Bên cạnh hình tượng người anh hùng thất thế, Huấn Cao hiện lên còn là một người nghệ sĩ tài hoa, có phẩm chất trong sáng, cao khiết. Con chữ Huấn Cao "đẹp lắm, vuông lắm, có được chữ ông Huấn mà treo như có được vật báu ở đời". Nhưng ông Huấn bình sinh còn "không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết bao giờ." Như thế, người nghệ sĩ tài hoa ấy còn có phẩm chất thật đáng trân trọng. Huấn Cao khi mới bị giam cầm, được quản ngục thết đãi rượu thịt thì khinh bạc vì nghĩ rằng quản ngục lại có âm mưu gì để moi móc thông tin. Ông khảng khái nói với quản ngục: "Ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa". Chỉ qua chi tiết này đã thể hiện được khí phách cao thượng của Huấn Cao. Nhưng khi quản ngục nói ra cái sở nguyện được xin chữ, Huấn Cao lại trân trọng và bộc lộ thiên lương trong sáng: "Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Huấn Cao sẵn sàng tặng Quản Ngục con chữ vì tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ông, thậm chí còn dành tặng Quản ngục lời khuyên chí tình, xuất phát từ tấm lòng của tri kỉ. Có thể nói, ở Huấn Cao hội tụ đầy đủ cả vẻ đẹp của một người anh hùng và một người nghệ sĩ. Ông không chỉ là người cứng cỏi, cương nghị, khí phách mà còn là người tài hoa, có thiên lương trong sáng. Vẻ đẹp này của ông Huấn thật đáng trân trọng và những phẩm chất ấy vẫn rất cần trong cuộc sống hôm nay. Con người trong cuộc sống hiện đại vẫn cần có những phẩm chất cương trực, cứng cỏi, nhưng cũng cần có cái tâm, sống chân thành và đối xử thân ái với mọi người...

Cảm nhận cảnh cho chữ trong đoạn văn bản sau:“ Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên...
Đọc tiếp

Cảm nhận cảnh cho chữ trong đoạn văn bản sau:

“ Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.

Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.

Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

 

0
Dòng nào không làm nên cái độc đáo “xưa nay chưa từng có” trong cảnh cho chữ cuối tác phẩm?A.Người tù “cổ đeo gông chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh” – và ngày mai đi vào chỗ chết – lại đang là người nghệ sĩ ung dung viết chữ trên nền lụa trắng tinh.B.Cảnh cho chữ diễn ra trong “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân...
Đọc tiếp

Dòng nào không làm nên cái độc đáo “xưa nay chưa từng có” trong cảnh cho chữ cuối tác phẩm?

A.

Người tù “cổ đeo gông chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh” – và ngày mai đi vào chỗ chết – lại đang là người nghệ sĩ ung dung viết chữ trên nền lụa trắng tinh.

B.

Cảnh cho chữ diễn ra trong “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” của nhà ngục tử tù giữa đêm khuya.

C.

“Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo”.

D.

Người có quyền hành cao nhất nơi nhà ngục lại đang khúm núm bên bức chữ, và sau đó lại “cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào”.

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm chú...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ có vẳng một tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói tỏ như đám cháy nhà, ánh sánh tỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay con bút, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đỉnh đạc bảo:

- Ở đây lẫn lộn. ta khuyên thầy quản hãy thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? …Tôi bảo thực đấy, thầy quản nên tìm về quê nhà mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất phòng giam, tàn lửa tắt nghe lèo xèo.

Ba người nhìn bức châm rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.”

(Trích “ Chữ người tử tù”Nguyễn Tuân)

1. Chuyện gì xảy ra, vào lúc nào, ở đâu?

2 . Tác giả sử dụng hình thức nghệ thuật gì?

3. Chủ đề của đoạn văn là gì?

4. Điểm chung giữa hai nhân vật Viên quản ngục và Huấn Cao là gì?.

5. Đoạn văn trên làm nổi bật những phẩm chất nào của nhân vật Huấn Cao ?

6. Chi tiết: “ Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “ kẻ mê muội này xin bái lĩnh”có ý nghĩa gì?

0
6 tháng 11 2019

a. Đoạn văn nói về cảnh cho chữ giữa ông Huấn và người quản ngục. Cảnh cho chữ được xem là cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

b. Từ láy "khúm núm", "run run" nói về sự xúc động của quản ngục và thầy thơ lại khi được chứng kiến cảnh cho chữ và được xin chữ ông Huấn. Họ đều là những người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, là bông sen thơm giữa chốn bùn lầy nhơ nhớp.

c. Các yếu tố tương phản đã góp phần làm nổi bật cảnh cho chữ. Cảnh cho chữ được xem là cảnh tượng chưa từng có bởi sự tương phản này đã góp phần làm nổi bật hàng loạt các yếu tố:

- Làm đảo lộn về không gian thời gian:

+ Chơi chữ và cho chữ là thú chơi tao nhã, vốn phải diễn ra ở nơi đình làng, trong dịp trang trọng đặc biệt, giữa không gian rộng thoáng, tâm trạng thư thái của cả người cho và người xin.

+ Nhưng cảnh cho chữ và chơi chữ lại diễn ra trong khoảng không gian hạn hẹp, của đêm trước ngày chết chém của người cho chữ. Đêm khuya, trong buồng giam chật hẹp, ẩm thấp, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.

- Làm đảo lộn vị thế giữa hai con người:

+ Quản ngục vốn là kẻ thừa hành pháp luật, cửa quyền, có sức mạnh thì lại khúm núm, run run, cúi đầu, khóc và nhận mình là kẻ mê muội.

+ Huấn Cao vốn là kẻ tử tù sớm mai phải ra pháp trường chờ chém thì lại đang dậm tô những nét chữ vuông trên nền vải trắng, lại cho quản ngục lời khuyên, lại cho quản ngục lời khuyên.

=> Những yếu tố tương phản này góp phần làm nổi bật hình tượng nhân vật, thể hiện tài năng và khả năng quan sát tinh tế của nhà văn Nguyễn Tuân.

2 tháng 2 2018

- Nguyễn Tuân dụng công miêu tả “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” làm nổi bật vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, bất tử hình tượng Huấn Cao

+ Việc cho chữ- hoạt động nghệ thuật thanh cao diễn ra trong căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám

+ Cái đẹp tỏa sáng, người nghệ sĩ tô từng nét chữ không phải người được tự do mà là kẻ tử tù

+ Hình tượng người tử tù uy nghi, cao đẹp >< quản ngục, thơ lại là kẻ tự do

+ Trật tự trong nhà tù bị đảo ngược: người tù ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục

⇒ Sự chiến thắng của thiện lương, của ánh sáng nghệ thuật chân chính. Tô đậm nhân cách thanh cao, ngang tàng của Huấn Cao