K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2023

Tham khảo nha!

Ngày nay, tình yêu thương trong xã hội hiện đại lại càng thêm quý trọng, nhất là khi con người ta đang phải chịu nhiều áp lực của công việc, của cơm áo gạo tiền, sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì lại càng cần đến sự yêu thương, một sợi dây để gắn kết lại với nhau để con người gần gũi, gắn bó với nhau hơn thể hiện sự đồng cảm chia sẻ, không ngại hy sinh để cứu vớt lẫn nhau. Nó cũng sẽ mang đến cho ta sức mạnh, ý chí to lớn để vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn, thử thách của cuộc đời, giúp ta bù đắp, rèn luyện, tu dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách, được mọi người ngưỡng mộ, quý trọng, yêu mến từ đó giúp xã hội tốt đẹp, văn minh tiến bộ hơn, tình yêu thương chính là cội nguồn cứu vớt chúng ta khỏi những bất hạnh trong cuộc sống.

Nghiên cứu lớn nhất về mặt định lượng về mạng xã hội phải kể đến “Mạng xã hội với thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do Trần Hữu Luyến là chủ nhiệm, dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted). Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về mạng xã hội ở khía cạnh truyền thông. Lê Minh Thanh (2010) qua phân tích tài liệu trên blog và các trang mạng xã hội trực tuyến, trong đó tập trung vào hình thức và nội dung trong khoảng thời gian từ 2005-2010 đã tìm ra những mặt tích cực, tiêu cực của truyền thông cá nhân trong thời đại internet. Hoàng Thị Hải Yến vào năm 2012 với đề tài: “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zingme và Go.vn). Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang mạng xã hội Facebook, Zingme và Go.vn. 

25 tháng 5 2018

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận,...).Thậm chí sùng bái Truyện Kiểu mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam” – Không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ màu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.". Ông...
Đọc tiếp

Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết: Người viết đã bác bỏ những luận điểm hoặc luận cứ gì? Bác bỏ bằng cách nào? (Gợi ý: dùng thực tế hay phép suy luận,...).

Thậm chí sùng bái Truyện Kiểu mà nói rằng: “Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam” – Không biết có còn quốc gì nữa không? Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: “Nguyễn Du đổ màu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.". Ông Nguyễn Du dịch Kiểu từ đời Gia Long, thế thì từ Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không quốc - hoa, không quốc - tuý, không quốc - hồn, thể thì cái văn trí vũ công mấy trào Đinh, Lý, Trần, Lê, sáng chói rực rỡ đó, đều là ở đây đem đến cho bạn "học thuê viết mướn” ấy mà thôi; thể thì những bậc đại hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta ngày xưa, không ai làm được vẻ vang cho nói giống, không ai đáng kỉ niệm cái mà chỉ ông văn sĩ làm sách "trăm năm trong cối" là làm vẻ vang giống nòi, là đáng kỉ niệm mà thôi? Giống nòi ta vẻ vang ra thế nào?!....

(Luận về chánh học cùng tà thuyết – Ngô Đức Kế)

 

1
31 tháng 8 2023
 

Người viết đã bác bỏ những luận điểm: 

“Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc tuý của Việt Nam."

“Nguyễn Du đổ máu làm mực, làm vẻ vang cho giống nòi.”

Tác giả phản bác bằng cách đưa ra các câu hỏi ngược lại về các thời đại xưa, trước thời Gia Long đã có những bậc đại thi hào kiệt, đại huấn nghiệp, cứu dân giúp nước, tái tạo giang sơn, mở mang bờ cõi cho nước ta, chẳng lẽ ngoài Nguyễn Du ra thì không ai làm được vẻ vang cho nòi giống, không ai đáng kỉ niệm? 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

- Mở đầu:

+ Nêu phản đề: Có người cho rằng, trong cuộc sống, ai cứ hăng hái đi đầu, sống mạnh mẽ, tích cực, dễ bị ghen ghét, thiệt thòi. Thực ra thì không phải như vậy. Có người từng nói: "Cứ hướng về phía Mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.". Một người bản lĩnh, khôn ngoan là người biết bỏ lại sau lưng những điều không may và hướng đến những điều tốt đẹp ở phía trước. 

+ Đặt câu hỏi: Cuộc sống của chúng ta luôn trắc trở và ẩn chứa nhiều chông gai, thách thức. Có những khó khăn, thử thách mà chúng ta có thể dễ dàng vượt qua nhưng lại có những khó khăn, thách thức khiến chúng ta phải vấp ngã. Vậy bạn đã làm gì sau những lần vấp ngã đó? Có người từng nói: “Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”. Vậy tại sao lại nói như vậy?

+ So sánh:

“Cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương

Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát”

Đúng như vậy! Trong cuộc sống của mỗi con người ai cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Không một ai cuộc sống lại trải toàn hoa hồng, thảm nhung. Chính vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải biết đứng lên, biết vượt qua khó khăn, thử thách để hướng đến tương lai. Bàn về điều này đã có ý kiến cho rằng: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn”.

- Kết bài: 

“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng bạn”. Càng đọc ý kiến trên, ta càng rút ra được một phương châm sống tốt đẹp, có ích cho chính mình. Hãy hướng về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nơi đó ta sẽ tìm thấy sự thành công, sự tươi sáng, đẹp đẽ của chính mình.

3 tháng 3 2018

- Mở bài: Nhìn chung phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề

- Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic (quan hệ chỉnh thể - bộ phận; quan hệ nhân - quả; diễn biến  tâm trạng,…)

- Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.

5 tháng 2 2017

Các bước làm bài văn nghị luận:

- Tìm hiểu đề

- Tìm ý

- Lập dàn ý

+ Xác lập luẩn điểm

+ Xác lập luận cứ

+ Sắp xếp luận điểm, luận cứ

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận