K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề: Dân gian ta có câu tục ngữ: '' Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

Bài làm:

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Chúc bạn học tốt!!

Nhưng mk làm sai rùi cai nay cua lớp 7. Xin lỗi T^T

20 tháng 1 2017

Trong lứa tuổi học trò ai cũng đã từng có bạn. Như tôi đậy bạn bè tươi tràn ngập những tiếng cười và hạnh phúc. Trong năm học lớp 6 này , tôi quen được rất nhiều bạn mới , bạn nào cũng hiền và tốt cả. Nhưng trong số bạn đó tôi đã tìm ra một người bạn tri kỉ đó là Hải Vy.

Năm nay Vy trac tuổi với tôi , nhung Linh cao hon tôi một cái đầu. Vy có mái tóc dài đen và dày kì lạ om sát với khuôn mặt đều đặn, vầng trán cao và rộng lọ ra vẻ thông minh của Vy khi làm bài . Đôi môi đỏ son ,luôn luôn nở nụ cười với tôi . Mỗi khi cười bạn để lộ hàm rang trắng tinh như ngọc trai đều và thẳng như hạt bắp . Núp dưới đôi chân mày vòng nguyệt của Vy là đôi mắt long lanh , to và sáng luôn nở nụ cười với tôi . Thân hình mảnh mai , dong dỏng . Mỗi sáng đi học , cô hoc trò bé nhỏ này mặc một bộ đồng phục , áo trắng quần xanh , khăn quàng đỏ thắm tung bay trong gió lộ ra vẻ sạnh sẽ của bạn mỗi khi di học . Ở nhà Vy là con ngoan , còn ở lớp Vy là trò giỏi . Mỗi lần cô cho những bài toán khó, bạn đều xung phong lên giảng . Môn nào cũng vậy Vy đều cố gắng nghe giảng và phát biểu xây dụng bài học. Mỗi lần cô giao bài tập về nhà bạn luôn luôn làm bài đầy đủ . Bạn học giỏi và xinh xắn nên cả lớp ai cũng thấy quý mến.

Bạn hay giúp đỡ mọi người , khi thấy ai gặp khó khăn bạn đều giúp đỡ . Ở nhà bạn còn phụ giúp mẹ làm những cộng việc nội trỡ như là :lau nhà . quét nhà , giạt đồ ,... mà không bỏ đi chơi. Mỗi sáng đi học, tôi đều qua nhà Vy gọi đi hoc. Bạn là người bạn tốt của mình , luôn giúp đỡ mình trong học tâp. Chúng tôi tự hứa với nhau dù sau này có xảy ra chuyện gì đi nữa thì chúng tôi sẽ không bao giờ tránh mặt nhau mà sẽ đối diện để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng tôi.

Khi vui có nó khi buồn có nó,cuộc sống của tôi màu sắc vui vẻ hơn rất nhiều. Tôi sẽ trân trọng tình bạn này, trân trọng những giây phút chúng tôi được ở bên nhau và tôi nghĩ cả đời này tôi sẽ không thể nào quên được nó quên được tình cảm trong sáng giữa chúng tôi.

26 tháng 2 2017

Đối với tôi, ngắm nhìn các bạn làm bài là một điều rất thú vị. Việc quan sát mọi người xung quanh giusp tôi hiểu họ hơn và thêm yêu bạn bè của mình. Chúng ta hãy cùng nhau ngắm những người bạn lớp tôi làm bài nhé và để xem các bạn ấy có thật là đang yêu hay không?

Hôm nay, tiết đầu tiên của lớp tôi là tiết Tập làm văn. Trước khi vào lớp, chúng tôi tranh thủ lấy sách ra để xem lại gợi ý về đề bài. Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học bắt đầu. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy nghiêm trang chào cô giáo. Cô cho cả lớp ngồi. cô giáo chép đề bài lên bảng, mọi người chăm chú chép đề. Sự lo lắng bắt đầu hiện lên trên khuôn mặt của mỗi người. Tôi cũng cảm thấy hơi lo bởi đề này phải cần nhiều thời gian thì bài mới hoàn chỉnh được. Tôi hướng đôi mắt về phía An, một trong ba người học tốt môn Ngữ văn nhất lớp tôi. An cũng đang chăm chú đọc kĩ đề bài, đôi chân mày của bạn ấy nhíu lại. Cô giáo dặn cả lớp:

- Các em chú ý đọc kĩ đề bài, làm bài cẩn thận.

Mọi người bây giờ đã chăm chú viết bài. Lớp học thật là yên lặng, chỉ còn tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giấy, tiếng bước chân của cô giáo, tiếng của những chú chim non ngoài lớp học. Viết xong mở bài tôi buông bút cho đỡ mỏi tay. Các bạn vẫn chăm chú viết. Những gương mặt sáng sủa đang trầm ngâm suy nghĩ. Ngắm nhìn mọi người, tôi cảm thấy yêu mến họ biết nhường nào. Ở lớp tôi, bao câu chuyện vui buồn được cùng nhau chia sẻ. Thật là hạnh phúc phải không các bạn? Tôi đưa mắt nhìn Bích, một người bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng học tập, rèn luyện. Và đây rồi, con mắt tôi đang hướng về Cường, cậu mọt sách của lớp tôi. Khuôn mặt của Cường lúc này có vẻ hơi căng thẳng, đôi tay rắn rỏi của bạn cầm bút thật là nhẹ nhàng. Cường đưa cây bút thật nhanh. Có vẻ như Cường đã viết được khá nhiều rồi. Tôi lại cầm bút và tiếp tục làm bài của mình. Bài văn của tôi được viết một cách rất cẩn thận. Tôi cũng đã viết được gần hai mặt giấy. Lúc này cảm xúc trong tôi đang dâng trào. Tôi viết thật nhanh để theo kịp dòng cảm nghĩ. Cô giáo vẫn lặng lẽ đi quanh lớp, thỉnh thoảng lại cất giọng nhắc:

- Các em nhớ viết cẩn thận đấy!

Tôi rất quý cô, bởi cô luôn có lòng vị tha, sự nhân hậu của một người mẹ. Cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, va chúng tôi cũng luôn coi cô là mẹ. Bài văn của tôi cũng sắp đến kết, nhưng tôi vẫn chưa nghĩ ra ý tượng đặc sắc cho phần kết bài của mình. Chỉ còn khoảng hai mươi phút nữa là hết giờ, lớp đã có khoảng chục bạn làm bài xong. Cô em út của lớp, Thùy Linh thì đang tăng tốc. Và cuối cùng thì tôi cũng viết xong, tôi vươn vai một cái và thẩy rất thoải mái. Tôi đọc lại bài làm của mình. Chỉ còn khoảng mười phút nữa là hết tiết. Hầu hết các bạn đã làm xong và để bài ra đầu bàn. Trong lớp chỉ còn vài ba bạn vẫn loay hoay viết.

Một hồi trống vang lên báo hiệu tiết học đã kết thúc. Tôi đi thu bài làm của các bạn để nộp cho cô giáo. Cả lớp đứng nghiêm trang chào cô. Cô mỉm cười gật đầu chào lại. Chúng tôi bắt đầu ra chơi.

Vậy là một giờ học đã trôi qua rồi các bạn ạ. Tôi cảm thấy rất vui, vì đã hoàn thành tốt bài làm và hiểu thêm về những người bạn học cùng lớp.

26 tháng 2 2017

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì II. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi tỏa chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu thiên thanh thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi yêu cầu chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. Im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm… Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người… Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.


Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Ti, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ ! “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ!” Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa?” “Tớ xong rồi! Còn cậu?” “Tớ cũng xong rồi!”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng… tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ!”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô. Em tự đánh giá bài viết của mình là “tạm được”, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ!”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!
17 tháng 3 2019

3.a) Sai vì thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

Sửa lại: Giữa hồ có một tòa tháp cổ kính đã nhuốm màu rêu phong.

b) Chỉ có trạng ngữ, thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

Sửa lại: Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.

c) Chỉ có trạng ngữ, thiếu chủ ngữ, vị ngữ.

Sửa lại: Cầu Long Biên là nhân chứng sống nhằm ghi lại những chiến công lịch sử… chiến tranh ác liệt.

4.

a) Sử dụng sai và thừa quan hệ từ “và”

Sửa thành: Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, nó bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.

b) Phần vị ngữ được đặt sai vị trí.

Sửa thành: Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em.

c) Thiếu chủ ngữ.

Sửa thành: Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và em được bạn ấy cho một cây bút mới.

20 tháng 5 2016

soạn để thi hả pn

21 tháng 5 2016

Dễ thôi

Nhưng mình lười viết lắm

11 tháng 5 2018

Mở bài 0,5 

Kết bài 0,5

=>Làm đủ bố cục ba phần

Thân bài (4đ)sát đề bài đủ ý là được 

Sáng tạo 1đ tùy vào bạn

11 tháng 5 2018

Mở bài 0,5 điểm

Kết bài 0,5 điểm

=> Làm đủ bố cục ba phần

Thân bài (4 điểm) sát đề bài đủ ý là đc

Sáng tạo và ý nghĩ trong đầu bn nếu hay sẽ 1 điểm vào bản thân bn