K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết:“Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỉ”a, Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? Theo em, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?b, Bài thơ Ánh trăng gợi nhắc và...
Đọc tiếp

Mở đầu bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy viết:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
a, Trong bài thơ Ánh trăng, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó? Theo em, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?
b, Bài thơ Ánh trăng gợi nhắc và củng cố thái độ sống nào ở người đọc? tìm hai câu tục ngữ có nội dung thể hiện thái độ sống đó?
c, Từ cảm nhận về truyền thống đạo lí được đúc kết trong hai câu tục ngữ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi)  nêu suy nghĩ của em về tình cảm mà nhân dân ta dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giápkhi ông từ trần (Tháng 10 – 2013)

1
1 tháng 3 2020

BẠN ƠI HƠI DÀI NÊN MONG BẠN THÔNG CẢM    ^-^

25 tháng 3 2018

Bài thơ có bổ cục ba phần:

- Phần 1 (hai khổ đầu): vầng trăng gắn liền với những ngày nghèo khó của tuổi thơ

- Phần 2 (3 khổ thơ tiếp): Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa con người với vầng trăng

- Phần 3 (2 khổ cuối): Sự thức tỉnh của con người

Khổ thơ thứ 4 là bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc khi đối diện với vầng trăng. Con người nhìn lại, tự soi chiếu vào mình, đó cũng là chủ đề tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm

- Bài thơ được trình bày không theo thời gian tuyến tính, nhân vật trữ tình từ hiện tại nhớ về quá khứ

Bạn tham khảo :

Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng là những người bạn tri kỉ của nhau.

Cuộc sống vất vả, gian lao nhưng con người gần gũi và gắn bó với thiên nhiên, với “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng”,… Điệp từ “với” được lặp lại ba lần nhằm diễn tả sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những điều tươi đẹp của tuổi thơ. Trong những năm tháng gian lao, ác liệt của “hồi chiến tranh ở rừng”, vầng trăng đã trở thành người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí, đồng đội cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính.

Trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ tươi đẹp và chan hòa tình nghĩa: ““Trần trụi với thiên nhiên/ Hồn nhiên như cây cỏ”. Phép liên tưởng và so sánh cho ta thấy được vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng.

=> Ở đây, vầng trăng đã được nhân hóa và trở thành người bạn tri kỉ với nhân vật trữ tình, gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao.

3 tháng 6 2019

Đề tài:

- Bài thơ phản ánh được cái khốc liệt, gian khổ của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính.

- Bài thơ là khú hát ngợi ca vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

12 tháng 8 2018

Bài thơ có hai phần, cấu trúc giống nhau:

- Ban đầu là lời mời gọi, rủ rê

- Tiếp đến là sự từ chối và lý do từ chối

- Những trò chơi em bé tự sáng tạo ra

26 tháng 1 2017

Triển khai đề tài 2: Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe (theo các ý sau)

- Tư thế hiên ngang, bình tĩnh (khi xe mất đi những hệ số an toàn)

- Thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy, đón nhận gian khổ khó khăn rất đàng hoàng, chủ động.

- Lạc quan, vui vẻ, trẻ trung

- Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy, tất cả vì Miền Nam phía trước.

15 tháng 2 2018

Câu thơ “Tà tà bóng ngả về tây” gợi tả thời gian chênh chếch xế chiều, đó là thời gian trong văn học gợi nỗi buồn.

- Việc tả cảnh hoàng hôn khi cảnh vật đang đi vào hoạt động nghỉ ngơi, tĩnh lặng, dường như con người cũng đi vào trạng thái bâng khuâng, trống trải khó tả.

- Tâm trạng con người cũng biến chuyển theo sự biến chuyển của thời gian.

- Buổi chiều sẽ gợi lên trong lòng người tâm trạng buồn man mác.

25 tháng 1 2023

Em hiểu rằng .... chỉ mối quan hệ tình cảm giữa con người và trăng trong hai thời gian khác nhau.

Tình cảm ..... có sự thay đổi đó vì:

- Khi con người khó khăn thiếu thốn, trăng soi sáng giúp con người và lẽ đó họ coi trăng là "tri kỉ".

- Khi con người có đèn điện, quên đi ơn trăng ngày xưa và lẽ đó họ coi trăng là "người dưng".

=> Từ sự bội bạc, vô ơn, có mới nới cũ của con người mà từ tình cảm "tri kỉ" đã thành tình cảm "người dưng".

25 tháng 1 2023

''Tri kỉ'': Người gắn bó lâu dài, mật thiết với ta

''Người dưng'': Không thân quen, xa lạ

Mối quan hệ ''tri kỉ'' trong đoạn thơ thứ nhất chỉ sự gắn bó của người lính với ánh trăng khi không có ánh đèn điện. Khi thiếu một thứ gì đó, con người sẽ rất trân trọng những thứ mình đang có

Mối quan hệ ''người dưng'' trong đoạn thơ thứ hai chỉ sự xa cách, thờ ơ của con người khi có ánh đèn. Ánh trăng lúc này trở thành sự bỏ quên

=> Sự thay đổi này cho thấy sự lãng quên, vô tâm của con người khi có đầy đủ, phản ảnh con trong cuộc sống ngày nay.

_mingnguyet.hoc24_