K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Phần thú: phần non nớt, bản năng, hoang dã, man rợ.

- Phần người: phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng, trau dồi lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những điều gì tốt đẹp, xứng đáng với con người.

- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh không dễ dàng: Pê-xcốp luôn khao khát chiến thắng phần con thú” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Con đường ấy như việc bước dần lên những bậc thang và là một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một bậc thang nhỏ nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.

- Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn qua nhân vật “tôi” - Pê-xcốpđã giúp thể hiện cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người” sâu sắc, tác động mạnh mẽ tới người đọc, người đọc nhận thức được những khó khăn trên hành trình ấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pe-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động rất mạnh mẽ, sâu sắc đến Pe-xcốp. Pê-xcốp xem ngài là cứu tinh. Người đã nhìn ra và đánh thức tài năng thiên phú của cậu bé ngay trước lớp học.

- Nhận xét cách tác giả thuật lại cuộc trò chuyện:

+ Tạo sự tương phản rõ rệt với những gì thường ngày diễn ra trước đó.

+ Nội dung cuộc trò chuyện thân tình, ấm áp, gần gũi do Đức Giám mục vừa trò chuyện với Pê-xcốp vừa với cả lớp.

+ Tác giả – người kể chuyện hầu như chỉ kể lại lời của Đức Giám mục nhưng vẫn giúp thể hiện tiếng nói, tâm tình của Pê-xcốp và các học sinh cùng lớp với cậu bé.

+ Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất hạn tri đã tạo ưu thế riêng làm cho hình tượng Đức Giám mục với Pê – xcốp cùng các HS trong lớp đều trở nên thân thiết nổi bật.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất số ít, xưng “cháu”, còn điểm nhìn thì có khi là qua “cháu” - người con trai, có khi là qua "bố cháu”, nhưng đa phần là qua “cháu”.

- Tác dụng của Việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn: giúp cho việc thể hiện chủ đề cũng như thông điệp của tác phẩm được khách quan và đa diện hơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Người kể chuyện: có hai người kể

+ Phần 1: chàng trai

+ Phần 2: lão Nhiệm Bình

Trong phần 1 có nhiều đoạn người kể chuyện là lão Nhiệm Bình. Vì vậy, văn bảo có nhiều người kể chuyện.

- Điểm nhìn:

+ Phần 1: chàng trai; lão Nhiệm Bình

+ Phần 2: lão Nhiệm Bình

Đôi khi, điểm nhìn dịch chuyển sang một số  người bạn chài khác.

=> Câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn, đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn. 

- Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.

31 tháng 8 2023

Trong phần 2, để làm rõ luận điểm “chúng ta không thoả mãn…” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ như:

+ Và khi chúng ta bước đi, chúng ta phải cam kết rằng chúng ta luôn luôn tiến về phía trước. Chúng ta không được phép quay lại.

+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi người da đen vẫn là nạn nhân của sự sợ hãi trong im lặng trước hành vi tàn bạo của cảnh sát.

+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi mà cơ thể chúng ta mệt mỏi sau chặng đường dài, không thể thuê một căn phòng trong các nhà nghỉ dọc đường cao tốc hay các khách sạn trong thành phố.

+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi người da đen chỉ có thể chuyển từ ngôi nhà ổ chuột nhỏ hơn sang ngôi nhà ổ chuột lớn hơn.

+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi những đứa trẻ của chúng ta còn bị tước đoạt cá tính và bị đánh cắp nhân phẩm bởi kí hiệu tuyên bố “Chỉ dành cho người da trắng”.

+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi mà vẫn còn người da đen ở Mi-xi-xi-pi (Mississippi) không được đi bầu cử và bất kì người da đen nào ở Niu Oóc (New York) cũng nghĩ rằng anh ta chẳng có gì để bầu cử.

→ Người viết không đưa ra những dẫn chứng cụ thể vì khi đó, người da đen còn không có quyền lên tiếng cho số phận của mình. Do đó, những lí lẽ này chính là cách họ đang đòi quyền tự do cho chính bản thân mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau. Nhưng người đọc có thể nghe được cả câu hỏi của Giám mục và câu trả lời của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.

- Tác dụng: Làm tăng nhịp độ đối thoại và làm nổi bật cách làm chủ tình hình và cách nói năng thân mật đi thẳng vào lòng người của nhân vật Giám mục Cri-xan-phơ, tạo bước chuyển trong các cư xử của mọi người với cậu bé.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)

+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?

+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?

+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích gì?

+ Đặc điểm văn bản thông tin được thể hiện ở yếu tố nào?

+ Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào?

- Đọc trước văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở và tìm hiểu thêm các bài viết về vấn đề tôn trọng, chấp hành pháp luật trong cuộc sống.

- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở được in trong cuốn sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu. Từ nhan đề cuốn sách, hãy dự đoán nội dung chính của văn bản này.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Văn bản viết về những hiện tượng vi phạm pháp luật, coi nhẹ luật pháp của người Việt. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.

- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.

Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.

- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.

- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.

- Các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:

+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

+ Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.

- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: bàn về phẩm chất và những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi. Khẳng định tậm quan trọng của luật pháp với cuộc sống con người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Các động từ được sử dụng: đánh, đốt, chém, đạp, lướt, xô, xông, đâm, hè, ó,...

- Nhận xét: Đây đều là các động từ đơn âm tiết, nét nghĩa cụ thể, dứt khoát, mạnh mẽ; lại là những từ thuần Việt, thể hiện rõ tính tương phản với điều kiện thiếu thốn, trang bị thô sơ và lực lượng ít ỏi nên có giá trị biểu cảm trực tiếp, gây xúc cảm mạnh trong lòng người đọc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Các sự kiện chính

- Mùa xuân, ông Diểu đi săn. Ông bắn hạ khi bố.

- Khỉ bố bị thương nặng, khi mẹ quyết tâm cứu khỉ bố.

- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và cùng rơi xuống vực với khẩu súng.

- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khi mẹ lẽo đẽo theo sau.

- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm của hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó.

- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đoá hoa tử huyển nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.

a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ hành động và nội tâm (đặc biệt là độc thoại nội tâm) qua cái nhìn của tác giả với ngôi kể thứ ba hạn tri.

b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy đã thể hiện được tính khách quan, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Hành động, suy nghĩ và nội tâm của nhân vật qua ngôi kể thứ 3 đã được bao quát rõ hơn, người đọc sẽ cảm nhận được rõ hơn thông điệp tác phẩm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Ngôi kể: ngôi thứ ba hạn tri.

- Điểm nhìn của nhân vật Tuấn.

- Ưu thế của ngôi kể và điểm nhìn ấy:

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri có khả năng bao quát hiện thực đời sống cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Ngôi kể này có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực khi viết truyện kí, nhất là truyện kí lịch sử theo ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Vỹ.

+ Điểm nhìn của nhân vật Tuấn là điểm nhìn của nhân chứng và có ưu thế nói thay tiếng nói của học sinh, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.