K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018

Ai đã một lần đến vườn nhà tôi đều quan sát và trầm trồ khen ngợi cây khế ở vườn nhà. Nó là dấu ấn trong cuộc đời tôi. Nhìn cây khế tôi nhớ về câu chuyện buồn giữa tôi và người anh ruột của tôi đã vĩnh viễn ra đi.  Ngày ấy, tôi rất mến anh trai. Khi cha mẹ tôi qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Tôi chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, tôi chỉ ngày ngày chắm chút cho cây, mong cây đơm quả ngọt. Cây không phụ lòng tôi, khế xanh và lớn nhanh trông thấy. Rồi một ngày kia, cây trổ hoa. Ôi! Những chùm hoa khế mới đẹp làm sao! Tôi cứ cần mẫn chăm cây và mong cây đơm hoa kết trái. Sự mong chờ đón đợi của tôi cũng đến. Từng chùm quả vàng đã chíu chít trên cành. Nhờ có cây khế mà vợ chồng tôi sống được qua ngày. Một hôm nọ, tôi nhìn thấy một con chim lạ đậu trên cành cây, nó ăn hết quả này đến quả khác. Tôi sốt ruột vô cùng nhưng cũng chẳng đành lòng xua đuổi chim đi. Tôi chỉ đứng dưới gốc cây than thở với chim: Gia tài tôi chỉ có cây khế này, chim ăn hết tôi sống làm sao? Chim bỗng kêu lên:  Ăn một quả khế Trả một cục vàng May túi ba gang Mang đi mà đựng.  Nghe lời chim lạ, tôi bảo vợ tìm vải cũ may cái túi ba gang. Hôm sau, chim đến nhà tôi bảo tôi ngồi lên lưng nó để đi lấy vàng. Chim chở tôi đi đến đảo vàng. Ngồi trên lưng chim, tôi nhìn thấy trời, thấy biển, thấy đồng ruộng phì nhiêu. Đến nơi, chim hạ cánh và bảo tôi nhặt vàng bỏ vào túi để chim chở về. Tôi làm theo lời chim dặn, chỉ lấy vàng bỏ vào vừa đủ túi ba gang. Tôi được chim chở về. Nhờ có số vàng ấy, gia đình tôi được sống sung túc hơn.  Thấy gia đình tôi làm ăn khấm khá, anh trai sang hỏi xem sao. Tôi thật lòng kể lại chuyện lạ cho anh nghe. Anh bảo tôi phải đổi cây khế lấy nhà cửa ruộng vườn của anh. Tôi vốn chiều lòng anh nên nhất nhất nghe theo. Hằng ngày, anh cứ chăm bắm ngồi dưới gốc để trông chờ chim lạ. Hôm nọ, chim lạ đến ăn khế. Anh cũng than thở như tôi. Chim cũng kêu lên như lần trước. Anh mừng quá liền bảo vợ may cái túi mười hai gang. Chim cũng đến chở anh đi lấy vàng. Đến đảo vàng, anh lấy vàng bỏ đầy túi rồi nhét thêm vào bụng, vào lưng. Anh ì ạch leo lên lưng chim để được chở về. Dọc đường bay, chim thấy nặng nên bảo anh bỏ bớt vàng xuống. Anh không nghe lời chim, mặc cho lời yêu cầu của chim lạ. Bay giữa biển, chim mỏi cánh nên chao đảo. Anh vẫn khư khư ôm lấy túi vàng. Thế là anh và túi vàng nặng trịch ấy rơi tõm xuống biển.  Tuy anh tham lam, xem nhẹ tình anh em, nhưng đối với tôi, tình thâm nghĩa nặng làm sao tôi quên được. Tôi nghĩ rẳng: giá như anh tôi đừng tham lam thì đâu đến nỗi có kết cục bi thương như thế.   

4 tháng 5 2018

Ai đã một lần đến vườn nhà tôi đều quan sát và trầm trồ khen ngợi cây khế ở vườn nhà. Nó là dấu ấn trong cuộc đời tôi. Nhìn cây khế tôi nhớ về câu chuyện buồn giữa tôi và người anh ruột của tôi đã vĩnh viễn ra đi.

Ngày ấy, tôi rất mến anh trai. Khi cha mẹ tôi qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Tôi chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, tôi chỉ ngày ngày chắm chút cho cây, mong cây đơm quả ngọt. Cây không phụ lòng tôi, khế xanh và lớn nhanh trông thấy. Rồi một ngày kia, cây trổ hoa. Ôi! Những chùm hoa khế mới đẹp làm sao! Tôi cứ cần mẫn chăm cây và mong cây đơm hoa kết trái. Sự mong chờ đón đợi của tôi cũng đến. Từng chùm quả vàng đã chíu chít trên cành. Nhờ có cây khế mà vợ chồng tôi sống được qua ngày. Một hôm nọ, tôi nhìn thấy một con chim lạ đậu trên cành cây, nó ăn hết quả này đến quả khác. Tôi sốt ruột vô cùng nhưng cũng chẳng đành lòng xua đuổi chim đi. Tôi chỉ đứng dưới gốc cây than thở với chim: Gia tài tôi chỉ có cây khế này, chim ăn hết tôi sống làm sao? Chim bỗng kêu lên:

Ăn một quả khế
Trả một cục vàng
May túi ba gang
Mang đi mà đựng.

Nghe lời chim lạ, tôi bảo vợ tìm vải cũ may cái túi ba gang. Hôm sau, chim đến nhà tôi bảo tôi ngồi lên lưng nó để đi lấy vàng. Chim chở tôi đi đến đảo vàng. Ngồi trên lưng chim, tôi nhìn thấy trời, thấy biển, thấy đồng ruộng phì nhiêu. Đến nơi, chim hạ cánh và bảo tôi nhặt vàng bỏ vào túi để chim chở về. Tôi làm theo lời chim dặn, chỉ lấy vàng bỏ vào vừa đủ túi ba gang. Tôi được chim chở về. Nhờ có số vàng ấy, gia đình tôi được sống sung túc hơn.

Ăn khế trả vàng

Thấy gia đình tôi làm ăn khấm khá, anh trai sang hỏi xem sao. Tôi thật lòng kể lại chuyện lạ cho anh nghe. Anh bảo tôi phải đổi cây khế lấy nhà cửa ruộng vườn của anh. Tôi vốn chiều lòng anh nên nhất nhất nghe theo. Hằng ngày, anh cứ chăm bắm ngồi dưới gốc để trông chờ chim lạ. Hôm nọ, chim lạ đến ăn khế. Anh cũng than thở như tôi. Chim cũng kêu lên như lần trước. Anh mừng quá liền bảo vợ may cái túi mười hai gang. Chim cũng đến chở anh đi lấy vàng. Đến đảo vàng, anh lấy vàng bỏ đầy túi rồi nhét thêm vào bụng, vào lưng. Anh ì ạch leo lên lưng chim để được chở về. Dọc đường bay, chim thấy nặng nên bảo anh bỏ bớt vàng xuống. Anh không nghe lời chim, mặc cho lời yêu cầu của chim lạ. Bay giữa biển, chim mỏi cánh nên chao đảo. Anh vẫn khư khư ôm lấy túi vàng. Thế là anh và túi vàng nặng trịch ấy rơi tõm xuống biển.

Tuy anh tham lam, xem nhẹ tình anh em, nhưng đối với tôi, tình thâm nghĩa nặng làm sao tôi quên được. Tôi nghĩ rẳng: giá như anh tôi đừng tham lam thì đâu đến nỗi có kết cục bi thương như thế.

12 tháng 2 2020

2.

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”.

Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm.

Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối bởi dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng.

Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị.

Cuối cùng, sau bao khó khăn, thử thách Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

12 tháng 2 2020

CHỊU

MK DỐT VĂN LẮM

HU HU

Ai đã một lần đến vườn nhà tôi đều quan sát và trầm trồ khen ngợi cây khế ở vườn nhà. Nó là dấu ấn trong cuộc đời tôi. Nhìn cây khế tôi nhớ về câu chuyện buồn giữa tôi và người anh ruột của tôi đã vĩnh viễn ra đi.

Ngày ấy, tôi rất mến anh trai. Khi cha mẹ tôi qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Tôi chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, tôi chỉ ngày ngày chắm chút cho cây, mong cây đơm quả ngọt. Cây không phụ lòng tôi, khế xanh và lớn nhanh trông thấy. Rồi một ngày kia, cây trổ hoa. Ôi! Những chùm hoa khế mới đẹp làm sao! Tôi cứ cần mẫn chăm cây và mong cây đơm hoa kết trái. Sự mong chờ đón đợi của tôi cũng đến. Từng chùm quả vàng đã chíu chít trên cành. Nhờ có cây khế mà vợ chồng tôi sống được qua ngày. Một hôm nọ, tôi nhìn thấy một con chim lạ đậu trên cành cây, nó ăn hết quả này đến quả khác. Tôi sốt ruột vô cùng nhưng cũng chẳng đành lòng xua đuổi chim đi. Tôi chỉ đứng dưới gốc cây than thở với chim: Gia tài tôi chỉ có cây khế này, chim ăn hết tôi sống làm sao? Chim bỗng kêu lên:

Ăn một quả khế
Trả một cục vàng
May túi ba gang
Mang đi mà đựng.

Nghe lời chim lạ, tôi bảo vợ tìm vải cũ may cái túi ba gang. Hôm sau, chim đến nhà tôi bảo tôi ngồi lên lưng nó để đi lấy vàng. Chim chở tôi đi đến đảo vàng. Ngồi trên lưng chim, tôi nhìn thấy trời, thấy biển, thấy đồng ruộng phì nhiêu. Đến nơi, chim hạ cánh và bảo tôi nhặt vàng bỏ vào túi để chim chở về. Tôi làm theo lời chim dặn, chỉ lấy vàng bỏ vào vừa đủ túi ba gang. Tôi được chim chở về. Nhờ có số vàng ấy, gia đình tôi được sống sung túc hơn.

Ăn khế trả vàng

Thấy gia đình tôi làm ăn khấm khá, anh trai sang hỏi xem sao. Tôi thật lòng kể lại chuyện lạ cho anh nghe. Anh bảo tôi phải đổi cây khế lấy nhà cửa ruộng vườn của anh. Tôi vốn chiều lòng anh nên nhất nhất nghe theo. Hằng ngày, anh cứ chăm bắm ngồi dưới gốc để trông chờ chim lạ. Hôm nọ, chim lạ đến ăn khế. Anh cũng than thở như tôi. Chim cũng kêu lên như lần trước. Anh mừng quá liền bảo vợ may cái túi mười hai gang. Chim cũng đến chở anh đi lấy vàng. Đến đảo vàng, anh lấy vàng bỏ đầy túi rồi nhét thêm vào bụng, vào lưng. Anh ì ạch leo lên lưng chim để được chở về. Dọc đường bay, chim thấy nặng nên bảo anh bỏ bớt vàng xuống. Anh không nghe lời chim, mặc cho lời yêu cầu của chim lạ. Bay giữa biển, chim mỏi cánh nên chao đảo. Anh vẫn khư khư ôm lấy túi vàng. Thế là anh và túi vàng nặng trịch ấy rơi tõm xuống biển.

Tuy anh tham lam, xem nhẹ tình anh em, nhưng đối với tôi, tình thâm nghĩa nặng làm sao tôi quên được. Tôi nghĩ rẳng: giá như anh tôi đừng tham lam thì đâu đến nỗi có kết cục bi thương như thế.

28 tháng 1 2018

Trong truyện cổ tích Cây khế, người em thì hiền lành còn người anh thì tham lam, độc ác.
Người anh có dáng người mập mạp Khuôn mặt to bè như cái đĩa. Trên khuôn mặt đó có cặp mắt lươn với hai hàng lông mày chổi xể. Đôi vai u lên đỡ lấy cái cổ thấp ngắn tùn tũn. Những ngón chân, ngón tay của ông ta căng tròn, béo múp như những quả chuối ngự. Cái dáng đi lạch bà lạch bạch như một con vịt bầu già khụ. Ông già đó mặc một bộ quần áo màu mỡ gà, có hai cái túi rộng thùng thình, càng thể hiện rõ cái dáng 'thon thả' của ông ta.
Nhìn kìa! Lão đang lớn tiếng quát nạt đám gia nhân đáng thương làm việc, giọng này khác hẳn lúc lão khẩn khoản xin đổi gia tài kếch xù của mình lấy cây khế. Cái tính tham lam cũng được thấy rõ khi hắn lấy vàng trên đảo hoang. Chim thần bảo may túi ba gang thì hắn bảo vợ may túi sáu gang. Hắn ta chọn những thỏi vàng to nhất, đẹp nhất nhét đầy túi, rồi còn cố cho thêm những túi áo, túi quần.Vậy nên khi trở về, chú chim thần đã không chịu nổi, đã hất cái 'kho vàng' ấy xuống biển. Thế là hết đời tên tham lam.
'Tham thì thâm', lẽ đời là vậy. Bây giờ ông anh này có hối lỗi cũng muộn mất rồi.

Chắc là thế cho mik nha cảm ơn

28 tháng 1 2018
Kể lại truyện Cây Khế bằng lời của người chị dâu.

Bài làm

Thế là đã mấy năm rồi, tôi ở một mình chờ đợi chồng đi lấy vàng trở về. Nhưng đợi mãi, đợi mãi mà không thấy đâu. Có lẽ đây chính là sự trừng phạt dành cho vợ chồng tôi.

Gia đình chồng tôi, bố mẹ mất sớm chẳng để lại được gì cho các con. Nhờ chăm chỉ làm ăm mà hai anh em cũng đủ ăn. Không lâu sau, tôi về làm dâu trưởng trong nhà. Rồi cậu em cũng lấy vợ. Nhưng không hiểu sao, từ khi có gia đình riêng tình cảm giữa hai anh em lạnh nhạt dần. Đến một ngày, do ích kỉ, vợ chồng tôi quyết định chia gia tài. Chúng tôi chỉ chia cho cậu em một căn nhà tranh lụp xụp, trước nhà có một cây khế. Ấy thế mà hai vợ chồng em không kêu ca điều gì. Bẵng di một thời gian, chúng tôi không hề quan tâm đến cậu em ngốc nghếch đấy nữa. Sống trong sung sướng, hưởng thụ vợ chồng tôi quên đi mất người em. Nhưng có một tin làm chúng tôi tò mò, phải để ý. Tự nhiên trong vùng ai cũng bàn tán chuyện em tôi giàu có lạ thường. Băn khoăn và ghen tỵ, tôi giục chồng sang nhà em chơi và dò hỏi. Câu chuyện được nghe lại khiến tôi cũng muốn được giàu có nhanh chóng. Vốn là nhờ cây khế của cậu em. Nhờ công chăm sóc, vun trồng, nó lớn nhanh và ra hoa kết trái. Những chùm quả ngon ngọt được mọi người khen và biết đến. Một hôm, có con chim lạ bay đến. Cứ như thế trong suốt gần một tháng. Cậu em tôi hỏi thì được chim trả lời: “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Hôm sau, chim lạ giữ đứng lời hứa đưa em tôi đi lấy vàng. Từ đó, vợ chồng người em trở nên giàu có. Biết chuyện, tôi vội vàng cùng chồng bàn mưu kế. Chúng tôi đổi hết gia tài của mình cho người em để lấy căn lều với cây khế. Hai vợ chồng chỉ có một việc là ngồi chờ chim thần đến. Chờ đợi mãi rồi chim thần cũng xuất hiện. Vợ chồng tôi làm y như những gì cậu em kể lại và quả nhiên được chim thần trả lời. Nhưng vì lòng tham mà vợ chồng tôi bàn nhau may một cái túi thật lớn, thật dài. Trong suy tính của tôi thì chỉ nghĩ làm sao cho lấy được nhiều vàng. Và ngày hôm sau, chim thần đến đưa chồng tôi đi. Nhìn theo chồng, tôi gửi gắm bao nhiêu ước vọng…

Một ngày, hai ngày, ba ngày rồi nhiều ngày trôi qua…tôi đợi mãi mà khoogn thấy chồng trở về. Tôi bất an và lo sợ, không biết có chuyện gì xảy ra. Rồi cứ như thế, tôi đợi đã mấy năm nay và chồng tôi thì mãi không về nữa…

Kể lại truyện Cây Khế bằng lời của người anh.

Bài làm

Cây khế chính là nguyên nhân giúp cho vợ chồng chú em tôi trở nên giàu có. Và nó cũng là nguyên nhân khiến cho vợ chồng tôi lao đao…

Tôi là anh cả trong gia đình có hai anh em. Bố mẹ mất sớm chẳng để lại được gì nhưng nhờ chăm lo làm lụng nên hai anh em cũng đủ ăn. Rồi hai anh em cùng lấy vợ. Nhưng cũng từ đó tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa. hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng em. Tôi lấy hết tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói vợ chồng em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em vốn là người thật thà nên kể lại ngọn ngành cho tôi nghe…

Sau khi được tôi chia cho cây khế, em chịu khó làm ăn chăm chỉ. Ngày ngày chăm sóc cây khế thật tốt. Đến khi cây ra hoa kết trái và thu hoạch, em mang ra chợ bán. Cây khế của em lúc nào cũng tốt, sai trĩu quả. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời. Em tôi hỏi thid được chim trả lời: “Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”. Em băn khoăn nhưng vẫn may một cái túi đúng ba gang. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em đi lấy vàng. Đặt chân lên đâỏ, có biết bao thứ đá quý, vàng bạc. nhưng em chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, em trở nên giàu có trong vùng.

Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Mong muốn của vợ chồng tôi được vợ chồng em ưng thuận. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn đợi lâu hươn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả toi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt cậu em. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi mười hai gang. Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân đến đảo tôi đã hoa mát trước bao nhiêu vàng và đá quí. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi mười hai gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ống tay áo và ống quần, rồi buộc chặc lại. Ì ạch mãi tôi mới lếch ra được của hang. Tuy mệt một chút nhưng niền vui lấy được nhiều vàng giúp cho tôi nhiều sức lực. chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Phải tìm cách mới buộc được hết số vàng đó lên mình chim. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tói của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Trời tự nhiên xám xịt, những con sóng biển nhảy chổm lên cao như muốn nuốt chửng tôi và chim thần. Vì bay ngược gió nên chim thần có vẻ rất mệt mỏi. Những túi vàng trên lưng càng làm cho nó thêm nặng nề. Mấy lần chim khuyên bỏ bớt vàng đi nhưng tôi không chịu. Thế là một cơn gió thổi mạnh khiến cánh chim chao đảo, nghiêng mình và trong chớp mắt tôi thấy mình bỗng rơi tự do. Tôi choáng ngợp trước mặt biển rộng lớn, dữ dội đang đợi mình dưới kia…

Có lẽ không thấy tôi trở về, vợ tôi sẽ khóc hết nước mắt. Còn em tôi sẽ không biết rằng, tôi đã tự đào hố chôn mình…Thật đáng tiếc cho những kẻ có lòng tham.

Kể lại truyện Cây Khế bằng lời của con chim Phượng hoàng.

Bài làm

Ta vốn là một con chim thần ngự trị ở trên một ngọn núi cao giữa biển Đông. Hằng ngày ta bay vào đất liền kiếm hoa quả để ăn. Một hôm, ta phát hiện trong một khu vườn nhỏ ở một làng nọ có một cây khế quả sai khĩu kịt, ta bèn hạ cánh xuống cây và định ăm mấy quả. Đúng lúc đó, từ trong túp lều cũ kĩ, một chàng trai bước ra cất tiếng van xin:

- Hỡi chim lạ, sao ngươi lại ăn khế của tôi?

Ta bèn trả lời:

- Ta thấy cây khế của nhà ngươi quả rất sai và ngọt. Ngươi không thể cho ta một vài quả được ư?

Chàng trai trả lời ta rất lễ phép.

- Tôi không tiếc chim đâu. Nhưng nhà tôi nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá, chỉ có mỗi cây khế này là tài sản duy nhất. tôi định bán quả khế lấy tiền sống qua ngày. Giờ chim ăm khế của tôi, tôi biết lấy gì mà sống?

Ta lại hỏi:

- Ta được biết cha mẹ ngươi cũng không nghèo khổ gì. Sao nhà ngươi lại khốn khổ đến vậy?

- Không giấu gì chim, cha mẹ mất đi, anh trai tôi vì quá tham lam nên đã tự ý chia gia tài mà cha mẹ để lại. Nhà cửa, ruộng vườn có bao nhiêu anh chiếm hết làm của mình. Anh chỉ để lại cho tôi một mảnh vườn nhỏ ở cuối làng và một cây khế ngọt trong vườn. Vì có được ruộng vườn nhiều nên gia đình anh sống sung túc lắm. Nhưng anh chẳng hề để ý gì đến đứa em nghèo khổ như tôi. Tôi rất buồn vì chuyện này, nhưng lại nghĩ, anh hưởng hạnh phúc cũng như mình hưởng vậy nên an phận sống vất vả nơi căn lều nhỏ dựng trong vườn. Để nuôi sống bản thân và gia đình, hàng ngày tôi vào rừng kiếm cũi, hoặc cày thuê cuốc mướn và cũng không quên chăm sóc cây khế, mong nó ra nhiều quả bán lấy chút tiền sinh nhai. Không phụ lòng tôi chăm sóc và ngóng trông. Cây khế đậu rất nhiều quả ngọt như chim thấy.

Nghe chàng trai kể chuyện, ta cảm thấy rất thương chàng trai. Ta quyết định cho chàng một chút vốn làm ăn. Ta nói:

- Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng rồi cắp khế bay đi.

Y hẹn, mấy ngày sau ta đến khu vườn nhỏ của chàng trai để đưa chàng đi lấy vàng. Ta dang cao đôi cánh rộng lớn của mình bay qua biển Đông, đến hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Đó chính là nhà của ta. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh.

Tuy thấy nhiều vàng nhưng chàng trai chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi leo lên lưng ta bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của chàng trai khấm khá hơn rất nhiều.

Anh trai của chàng thấy sự lạ kì, bèn tìm đến hỏi han. Là người thật thà nên người em đã kể hết mọi chuyện. Nghe xong, anh tôi nằng nặc đòi dổi hết gia tài của anh lấy mảnh vườn và cây khế của tôi. Thấy anh cương quyết nên tôi đồng ý. Từ khi có cây khế, anh tôi chỉ mong chờ ngày ta đến ăn quả để có cơ hội đòi được bạc vàng.

Nhờ có thần lực nên mọi chuyện không qua được mắt ta. Ta bèn đến để thử lòng người anh. Khi ta vừa đậu xuống thân cây vợ chồng anh đã la lên ầm ỹ. Ta vẫn như lệ cũ dặn hắn may túi ba gang để đi lấy vàng. Hắn chỉ chờ có thế. Lòng tham đã khiến hắn mờ mắt, hắn liền may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng, hắn tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cố gắng lắm ta mới cất cánh nổi. Nhưng do qua nặng đến giữa biển Đông, ta kêu anh bỏ bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Tức giận vì sự tham lam và bội tín của hắn, ta liền nghiêng người hất tung hắn xuống biển. Đó là bài học cho những kẻ tham lam.

Kể lại truyện Cây Khế bằng lời của người em.

Bài làm

Tôi là người em trong câu chuyện Cây khế. Trước đây, cuộc sống của tôi rất nghèo khổ chứ không được sung túc như bây giờ. Tất cả sự thay đổi này là một kì duyên.

Gia đình tôi có hai anh em. Cha mẹ mất sớm, anh trai lại không thương yêu lo lắng cho tôi bởi lòng tham đã làm anh mờ mắt. Anh tự ý chia gia tài mà cha mẹ để lại cho chúng tôi. Nhà cửa, ruộng vườn có bao nhiêu anh chiếm hết làm của mình. Anh chỉ để lại cho tôi một mảnh vườn nhỏ ở cuối làng và một cây khế ngọt trong vườn. Vì có được ruộng vườn nhiều nên gia đình anh sống sung túc lắm. Nhưng anh chẳng hề để ý gì đến đứa em nghèo khổ như tôi. Tôi rất buồn vì chuyện này, nhưng lại nghĩ, anh hưởng hạnh phúc cũng như mình hưởng vậy nên an phận sống vất vả nơi căn lều nhỏ dựng trong vườn. Để nuôi sống bản thân và gia đình, hàng ngày tôi vào rừng kiếm cũi, hoặc cày thuê cuốc mướn và cũng không quên chăm sóc cây khế, mong nó ra nhiều quả bán lấy chút tiền sinh nhai. Không phụ lòng tôi chăm sóc và ngóng trông. Cây khế đậu rất nhiều quả ngọt. Nhưng khổ nỗi, thỉnh thoảng hay có một con chim lạ đến vườn tôi ăn khế. Con chim đó rất to. Nó khoát lên mình một bộ lông vàng óng ánh. Trông rất đẹp. Tôi không nỡ xua đuổi hay làm hại chim mà chỉ lên tiếng than cảnh túng thiếu, van xin chim đừng phá cây. Kì lạ thay, con chim đáp lại tôi bằng tiếng người:

- Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thấy chuyện kì lạ nên tôi thử làm theo lời chim thần. Tôi tìm kiếm các mảnh vải vụn trong nhà, may được một chiếc túi ba gang. Y hẹn, chim bay đến đưa tôi đi. Chim đưa tôi bay qua biển Đông, đến một hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh như màu lông của chim vậy. Tuy thấy nhiều vàng, nhưng làm người chớ nên tham lam. Tôi chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi lên lưng chim thần bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của tôi khấm khá hươn rất nhiều. Anh trai tôi thấy sự lạ kì, bèn tìm đến hỏi han. Tôi nghĩ dù anh có làm gì cũng vẫn là anh của mình nên thật thà kể hết mọi chuyện. Nghe xong, anh tôi nằng nặc đòi dổi hết gia tài của anh lấy mảnh vườn và cây khế của tôi. Thấy anh cương quyết nên tôi đồng ý. Từ khi có cây khế, anh tôi chỉ mong chờ ngày chim lạ đến ăn quả để có cơ hội đòi được bạc vàng. Rồi ngày đó cũng đến, chim thần vừa đậu xuồng thân cây vợ chồng anh đã la lên ầm ỹ. Chim thần vẫn như lệ cũ dăn anh may túi ba gang để đi lấy vàng. Anh tôi chỉ chờ có thế, anh liền may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng anh tôi tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cố gắng lắm chim thần mới cất cánh nổi. Nhưng do qua nặng đến giữa biển Đông, chim thần kêu anh bỏ bớt vàng đi nhưng anh không chịu. Đuối sức, chim thần liền hất anh tôi xuống biển. Thật đau xót. Anh tôi vì quá tham lam nên giờ phải vong mạng. Mỗi lần nghĩ đến chuyện này tôi đều cảm thấy rất buồn. Tất cả chỉ tại sự tham lam.

Kể lại truyện Cây Khế.

Bài làm

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ không may mất sớm. Họ rất yêu thương, đùm bọc nhau. Thời gian thấm thoát trôi, hai anh em đều lấy vợ. Họ thấy không thể ở chung với nhau được nên đã chia gia tài. Người anh vốn dĩ rất tham lam đã chiếm hết tất cả chỉ chia cho người em một túp lều và mảnh vườn có cây khế ngọt. Nhưng người em cũng không chút phàn nàn, mà chăm chỉ làm ăn.

Đến mùa, nhờ sự chăm sóc của người em. Cây khế bỗng sai quả lạ kì. Hai vợ chồng người em vô cùng mừng rỡ vì nghĩ rằng mình sẽ đem bán khế đổi lấy gạo ăn. Bỗng nhiên, từ đâu bay tới một con chim Phượng hoàng. Nó ăn hết khế của người em. Người em không biết phải làm sao, chỉ biết khóc và van xin chim đừng ăn khế của mình: Chim ơi chim đừng ăn khế của tôi nữa, nếu chim ăn hết khế thì tôi sẽ chết đói mất. Chim thấy thế liền trả lời:

Ăn một quả trả cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng

Người em nghe chim nói vậy thì thôi không khóc nữa và nghe theo lời chim, may đúng túi ba gang.

Hôm sau, chim đến bảo người em ngồi lên lưng mình rồi đưa người em bay đi. Bay mãi, bay mãi qua biết bao nhiêu làng mạc, núi đồi, sông suối rồi đến một hoang đảo xa xôi. Chim hạ cánh bảo người em xuống lấy vàng bạc, châu báu mang về. Người em vô cùng kinh ngạc vì chưa bao giờ được nhìn thấy nhiều vàng bạc, châu báu như vậy. mãi ngắm nhìn, người em quên cả việc lấy vàng mang về, mãi đến khi chim giục, người em mới vội vàng lấy mỗi thứ một ít cho vào túi rồi lên lưng Phượng hoàng ra về. Chim thấy vậy bảo người em lấy thêm nhưng người em cũng không lấy vì sợ đường về xa chim sẽ bị mệt. Thế rồi người em cùng chim lên đường trở về nhà.

Từ đó, người em trở nên giàu có và mang tiền của chim chia cho những người nghèo khổ.

Lại nói đến vợ chồng người anh. Họ thấy em trở nên giàu có thì vô cùng tức giận và ghen ghét. Một hôm, người anh sang chơi và đòi người em đổi cho mình lấy cây khế, còn người em lấy hết nhà cửa, ruộng vườn của mình. Người em vui vẻ bằng lòng đổi cho anh.

Năm sau, cây khế cúng sai trĩu quả. Chim Phượng hoàng lại đến ăn khế.

Hai vợ chồng người anh giả vờ khóc lóc van xin chim đừng ăn khế. Chim nói:

Ăn một quả trả cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng

Người anh mừng quýnh lên, chạy vội vào nhà may ngay một túi sáu gang để đựng được nhiều vàng và ngồi chờ chim Phượng hoàng đến đón đi.

Hôm sau, chim đến đón người anh ra hoang đảo xa xôi. Người anh sung sướng quá lấy thật nhiều vàng bạc, chau báu đầy túi sáu gang và nhét hết cả vào người mình mới chịu về.

Đến giữa đường, chim càng bay càng thấy nặng, chim bảo vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng không nghe. Nói mãi, người anh vẫn không chịu, chim cố hết sức cũng không thể bay được nữa. Đến giữa biển, chim tức mình hất người anh rơi xuống, người anh ân hận van xin chim cứu nhưng đã muộn. Chim bay đi còn người anh ôm túi vàng chìm sâu xuống biển.

Sắp xếp các sự việc trong truyện cổ tích Cây Khế thành cốt truyện.

Bài làm

- Có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm.

- Người anh tham lam chiếm hết tất cả, chỉ chia cho người em một túp lều và mảnh vườn có cây khế ngọt.

- Năm ấy, khế được mùa người em rất vui mừng.

- Một hôm, có con chim Phượng hoàng bay đến ăn hết khế, thấy vậy người em khóc và được chim mách:

Ăn một quả trả cục vàng

May túi ba gang, mang đi mà đựng

- Nghe lời chim từ đó người em trở nên giàu có.

- Người anh thấy vậy đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy cây khế, người em đồng ý đổi.

- Mùa sau, cây khế lại sai quả, chim lại tới ăn và cũng mách người anh như vậy nhưng người anh may túi sáu gang.

- Người anh tham lam lấy qua nhiều vàng dắt đầy vào người. Chim bảo vứt bớt đi cho nhẹ nhưng không nghe, chim bực tức liền hất người anh xuống biển.

18 tháng 2 2022
Em có một người bạn thân thiết
18 tháng 2 2022
Mik còn ít thời gian nên các bn tả ngắn thui nha❤️
25 tháng 2 2018

 Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.

   Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.

   Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.

   Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.


 

25 tháng 2 2018

Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.

Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thiu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.

Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài.

Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem. Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đổ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch. Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng từ mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới bong cả tay mà không được đi dự tiệc. May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ – giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình – Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.

Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,... Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,...

Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thanh bình yên ả nên em sớm gắn bó với nhiều cảnh đẹp thơ mộng như dòng sông, con đò nhỏ, luỹ tre xanh, đồng lúa chín… Nhưng có lẽ cảnh khu vườn nhà em vào buổi sáng đẹp trời còn in sâu trong kí ức em. Mỗi khi ngắm nhìn khu vườn ấy lòng em rộn lên bao cảm xúc khó tả.

Em thường thức dậy khi trời còn đẫm ướt sương đêm, gió nhè nhẹ thổi, những ngôi sao thức muộn sực tỉnh giấc đang đua nhau hối hả chạy trốn. Trời chớm hè như mang lại lại vẻ đẹp và sức sống mới cho kkhu vườn. Cây lá um tùm và một mùi hương nồng nàn lan toả đâu đây.

Khu vườn nhà em thật là đẹp. Tuy không rộng lắm nhưng được trồng đủ các loại cây nào hoa, cây cảnh, rau xanh và biết bao loài cây ăn trái. Ông mặt trời đã từ từ nhô lên, vén bức màn mây toả muôn vàn ánh hào quang xuống vạn vật, ánh hồng của buổi ban mai chen vào từng cành cây, kẽ lá làm cho khu vườn trở nên đẹp một cách kì diệu. Ngay sát phía đầu sân là mấy chậu cây cảnh được cắt tỉa khéo léo, trông thật đẹp mắt. Tiếp đến là những luống hoa đủ màu đua nhau khoe sắc, toả hương. Đẹp nhất là nàng hồng nhung kiều diễm đang chúm chím nở, trên cánh hoa còn vương lại những hạt sương long lanh bé xíu như những hạt ngọc. Mới sớm tinh mơ mà bao nhiêu là bướm, ong mật, ong vò vẽ…đã tụ tập về đây hút mật, đuổi nhau. Những chị bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao tìm một nơi yên bình khác.

Bên kia những luống hoa là những luống rau xanh mơn mởn. Rau muống ngọn đều tăm tắp, rau đay mỡ màng, rau mồng tơi xanh non mềm mại, tất cả như đang tràn trề sức sống mãnh liệt. Sau những luống rau là vườn cây ăn quả lô nhô. Đây là cây khế mà tuổi em cũng bằng tuổi cây khế này. Nó được ông nội em trồng khi em chào đời. Ngắm nhìn cây, lắng nghe tiếng chim luyện giọng, truyền cành líu ríu em nhớ ông nội quá. Tận phía góc vườn kia là cây vải, loại vải thiều ngon nhất. Mùa vải chín cả cây đỏ rực như mâm xôi gấc. Mấy hôm nay tu hú kêu nhiều chắc là vải đã chín. Tu hú báo mùa vải chín đúng không sai một tẹo nào. Tiếng tu hú kêu thật tha thiết mà thân thương biết mấy.

Mặt trời đã lên cao ánh nắng lan toả khắp không gian, gió vẫn thổi nhè nhẹ, cây lá lao xao. Từng đàn chim kéo nhau về khu vườn chuyền cành, tìm mồi hót râm ran. Những cây bưởi nghiêm trang tư lự bế lũ con đầu tròn trọc lóc. Ông Mít có tuổi năm nay vẫn cho bao nhiêu là quả. Mùi mít chín thơm lừng lan khắp vườn. Dạo bước trong khu vườn ngước mắt lên ngọn dừa nghe đôi chim gáy đang gù mới ngọt ngào tình tứ làm sao. Nắng vàng như rót mật xuống vườn, Những chiéc lá lao xao thì thầm mãi không thôi. Em thấy thật thú vị và yêu khu vườn biết mấy.

Khu vườn nhà em thật sự cuốn hút và ghi lại bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Sau này dù có đi đâu xa em sẽ luôn nhớ về quê hương nơi ấy có khu vườn lưu giữ kỉ niệm êm đềm thời thơ ấu của em.

29 tháng 3 2019

Nhà em có nuôi rất nhiều gà, trong đó có một cô gà mái mơ thường xuyên đẻ trứng và ấp thành công rất nhiều những chú gà con xinh xắn. Vườn nhà em trở nên đông đúc nhộn nhịp hơn cũng là nhờ công của cô gà mái mơ này.

Cô gà mái mơ nhà em có một bộ lông rất dày, màu nâu trông không rực rỡ nhưng lại rất hài hòa, giản dị. Những chiếc lông ở cánh của cô không mềm mại như ở thân và cổ mà nó rất cứng cáp, nhất là những lúc chú xòe to đôi cánh, vỗ phành phạch thì đôi cánh lúc ấy giống như chiếc quạt làm bay tung đống mùn nhỏ ở vườn. Cô gà mái không được cao lớn như những chú gà trống mà thân hình khá nặng nề vì đã nhiều lần đẻ trứng và ấp con.

Đôi chân thon nhỏ đi lại nhẹ nhàng. Gà mái mơ cũng có mào đỏ ở trên đầu nhưng nó nhỏ hơn rất nhiều so sới gà trống. Bố em nói đó chính là đặc điểm để phân biệt hai loại gà. Gà mái mơ nhà em rất chăm chỉ, cần mẫn tìm kiếm thức ăn. Ngày nào mái mơ cũng ra vườn để nhặt nhạnh những hạt thóc vương vãi, những chú giun đất. Cũng nhờ sự chịu khó ấy của cô mà vườn nhà em trở nên sạch sẽ hơn.

Gà mái mơ ngày nào cũng đẻ một quả trứng nhỏ ở cái ổ rơm ấm áp và an toàn mà mẹ em làm cho cô ấy. Khi số lượng trứng vừa đủ, khoảng 15 đến 20 quả, mái mơ bắt đầu ngày đêm dùng hơi ấm của mình để ấp trứng cho đến khi nào chúng nở thành những chú gà con xinh xắn mới thôi. Thỉnh thoảng, mái mơ mới rời chuồng để nhấm nháp chút thức ăn và uống nước, sau đó lại vào ấp tiếp.

Khi những quả trứng đã nở ra thành những chú gà chiếp rất dễ thương thì lúc này gà mái mơ đã được làm mẹ. Dù đi kiếm ăn hay đi về chuồng ngủ thì lúc nào cô cũng dẫn theo đàn con nhỏ. Khi kiếm ăn thì hướng dẫn những chú gà con biết cách tìm mồi, khi về chuồng thì chú gà mái mơ lại dang rộng đôi cánh để đón những đứa con vào lòng. Khi những chú gà con bị bắt nạt bởi những chú gà trống to lớn khác thì gà mái mơ sẵn sàng dang cánh, xù lông để bảo vệ những đứa con của mình.

Nhìn hình ảnh cô gà mái mơ bảo vệ, che chở cho đàn con, em rất cảm động. Hình ảnh đó làm em nhớ đến mẹ em, lúc nào cũng quan tâm chăm sóc chị em em từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Em rất yêu quý cô gà mái mơ nhà mình vì mái mơ không chỉ chăm chỉ, cần mẫn kiếm ăn mà nó còn rất tốt bụng, lúc nào cũng quan tâm, chăm sóc những đứa con nhỏ của mình.

Bài làm:

Trong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một căn nhà nhỏ trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg. Đối với người trong nhà, chú rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì trái lại rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Cậu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là chú lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng.

Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người. Cả nhà em ai cũng yêu quý chú. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.(Hết)

Bài làm văn tả con vật 2 – Cô gà mái mơ chăm chỉ, cần mẫn

Tác giả: Sưu tầm
Bài làm:

Nhà em có nuôi rất nhiều gà, trong đó có một cô gà mái mơ thường xuyên đẻ trứng và ấp thành công rất nhiều những chú gà con xinh xắn. Vườn nhà em trở nên đông đúc nhộn nhịp hơn cũng là nhờ công của cô gà mái mơ này.

Cô gà mái mơ nhà em có một bộ lông rất dày, màu nâu trông không rực rỡ nhưng lại rất hài hòa, giản dị. Những chiếc lông ở cánh của cô không mềm mại như ở thân và cổ mà nó rất cứng cáp, nhất là những lúc chú xòe to đôi cánh, vỗ phành phạch thì đôi cánh lúc ấy giống như chiếc quạt làm bay tung đống mùn nhỏ ở vườn. Cô gà mái không được cao lớn như những chú gà trống mà thân hình khá nặng nề vì đã nhiều lần đẻ trứng và ấp con.

Đôi chân thon nhỏ đi lại nhẹ nhàng. Gà mái mơ cũng có mào đỏ ở trên đầu nhưng nó nhỏ hơn rất nhiều so sới gà trống. Bố em nói đó chính là đặc điểm để phân biệt hai loại gà. Gà mái mơ nhà em rất chăm chỉ, cần mẫn tìm kiếm thức ăn. Ngày nào mái mơ cũng ra vườn để nhặt nhạnh những hạt thóc vương vãi, những chú giun đất. Cũng nhờ sự chịu khó ấy của cô mà vườn nhà em trở nên sạch sẽ hơn.

Gà mái mơ ngày nào cũng đẻ một quả trứng nhỏ ở cái ổ rơm ấm áp và an toàn mà mẹ em làm cho cô ấy. Khi số lượng trứng vừa đủ, khoảng 15 đến 20 quả, mái mơ bắt đầu ngày đêm dùng hơi ấm của mình để ấp trứng cho đến khi nào chúng nở thành những chú gà con xinh xắn mới thôi. Thỉnh thoảng, mái mơ mới rời chuồng để nhấm nháp chút thức ăn và uống nước, sau đó lại vào ấp tiếp.

Khi những quả trứng đã nở ra thành những chú gà chiếp rất dễ thương thì lúc này gà mái mơ đã được làm mẹ. Dù đi kiếm ăn hay đi về chuồng ngủ thì lúc nào cô cũng dẫn theo đàn con nhỏ. Khi kiếm ăn thì hướng dẫn những chú gà con biết cách tìm mồi, khi về chuồng thì chú gà mái mơ lại dang rộng đôi cánh để đón những đứa con vào lòng. Khi những chú gà con bị bắt nạt bởi những chú gà trống to lớn khác thì gà mái mơ sẵn sàng dang cánh, xù lông để bảo vệ những đứa con của mình.

Nhìn hình ảnh cô gà mái mơ bảo vệ, che chở cho đàn con, em rất cảm động. Hình ảnh đó làm em nhớ đến mẹ em, lúc nào cũng quan tâm chăm sóc chị em em từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Em rất yêu quý cô gà mái mơ nhà mình vì mái mơ không chỉ chăm chỉ, cần mẫn kiếm ăn mà nó còn rất tốt bụng, lúc nào cũng quan tâm, chăm sóc những đứa con nhỏ của mình.(Hết)

24 tháng 1 2018
Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
 
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
 
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lẫn theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện roc nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
 
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đốn mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cô tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.
18 tháng 1 2020

Tham khảo:

Em rất thích đọc truyện cổ tích. Và trong tất cả những câu chuyện cổ tích em từng đọc thì em ấn tượng nhất với nhân vật cô Tấm. Một nhân vật trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám.

Cô Tấm có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Mẹ mất sớm cha cô đi lấy vợ hai. Nhưng chẳng bao lâu cha cô cũng qua đời. Cô ở với dì ghẻ và con riêng của dì ghẻ là Cám. Hai mẹ con Cám không yêu thương gì Tấm mà luôn tìm cách hãm hại cô. Dù chịu nhiều tủi hờn nhưng Tấm vẫn hết sức xinh đẹp lại nết na thùy mị.

Tấm có thân hình mảnh mai. Khuôn mặt trái xoan với làn da trắng nõn căng mọng. Đôi mắt bồ câu đen láy, trong vắt như hòn bi ve. Cặp lông mày lá liễu càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp của đôi mắt ấy. Tấm có chiếc mũi dọc dừa, rất cân đối với khuôn mặt. Bên dưới chiếc mũi nhỏ nhắn đó là một đôi môi đỏ chúm chím. Tấm có một mái tóc dài mượt và đen láy, luôn được cô vấn lên gọn gàng cột lại bằng một chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Nhìn tổng thể Tấm chẳng khác gì một tiên nữ với một vẻ đẹp trong sáng và thành thiện.

Sống với mẹ con Cám Tấm phải làm việc quần quật cả ngày. Từ sáng sớm tinh mơ cho đến khi tối muộn. Có những hôm cô phải đi chăn trâu ở tận bên làng xa. Rồi phải đi mò cua bắt ốc. Tấm còn phải làm cả những phần việc của Cám do Cám lười mà đùn đẩy cho cô. Thế mà Tấm vẫn rất chi là siêng năng chăm chỉ, chẳng khi nào than phiền tới nửa lời. Vận chiếc áo tứ thân màu nâu cũ đã sờn bạc, cô lặng lẽ quét nhà, quét sân, chăm sóc vườn tược, tới cây bắt sâu, nấu cơm giặt giữ, lau chùi sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp từ trong ra ngoài không có lấy một điểm gì chê được.

Tấm còn là một người có sức sống mạnh mẽ, sự sống của Tấm chính là sự sống của cái thiện trong xã hội, mặc dù bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác những Tấm vẫn hồi sinh, hóa thân thành cây con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là quả thị. Và đến cuối cùng Tấm cũng có được hạnh phúc của chính mình khi được về sống với nhà vua. Và mẹ con Cám phải trả giá cho những hành động độc ác của chính mình.

Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền lại chịu thương chịu khó.Cô Tấm đẹp người đẹp nết ấy là biểu tượng của nhân dân Việt Nam. Qua truyện cổ tích Tấm Cám em càng hiểu hơn câu nói của dân gian “Ở hiền thì lại gặp hiền- Người ngay thì được Phật, Tiên độ trì”.

18 tháng 1 2020

cảm ơn nhiều nhé bạn Bulldog cute