K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2017

Đáp án C

Bạn Tùng Núi thường có thói quen ăn mặn, sau bữa ăn bạn thường phải uống rất nhiều nước. Giải thích hiện tượng này là do: Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng → làm tăng áp suất thẩm thấu → kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước → tăng tái hấp thu nước ở thận và gây cảm giác khát. 

1 tháng 12 2019

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng 1 và 5

Uống nhiều nước làm áp suất thẩm thấu máu giảm, giảm kích thích lên vùng dưới đồi, giảm tiết ADH, tính thấm ở ống thận giảm, tăng thải nước tiểu.

Uống nhiều nước làm tăng huyết áp, tăng áp lực lọc ở cầu thận, tăng thải nước tiểu

11 tháng 3 2018

Đáp án C

Khi cơ thể bị mất nước thì các cơ chế điều hòa sẽ tăng cường khả năng tái hấp thu nước ở thận, thông qua việc tăng hấp thu Na+

17 tháng 2 2019

Chọn C.

Khi cơ thể bị mất nước thì các cơ chế điều hòa sẽ tăng cường khả năng tái hấp thụ nước ở thận, thông qua việc tăng hấp thu Na+.

15 tháng 1 2017

+ Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.

+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi... à thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước và uống nước vào => giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm thì thận tăng thải nước và duy trì áp suất thẩm thấu.

* Điều hòa nồng độ glucozo trong máu là nhờ vai trò của gan.

Vậy: C đúng

22 tháng 12 2019

Đáp án C

Cả 4 hướng nói trên đều đúng.

- Nôn nhiều làm mất nước trong dạ dày dẫn tới lượng nước được hấp thụ vào máu giảm

→ Gây giảm thể tích máu.

- Khi nôn nhiều làm mất nhiều dịch vị (mất nhiều HCl) thì lượng ion H+ trong máu giảm

→ làm tăng pH máu.

- Nôn nhiều gây mất muối dẫn tới làm giảm áp suất thẩm thấu của máu.

- Khi máu bị giảm áp suất thẩm thấu thì nước sẽ thẩm thấu vào các tế bào mô làm giảm thể tích máu dẫn tới giảm huyết áp.

- Nôn nhiều làm mất nước trong dạ dày dẫn tới lượng nước được hấp thụ vào máu giảm.

→ Gây giảm thể tích máu từ đó làm giảm huyết áp.

Bạn Tùng Núi thường có thói quen ăn mặn, sau bữa ăn bạn thường phải uống rất nhiều nước. Giải thích hiện tượng này như thế nào cho phù hợp? A. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu giảm →làm tăng áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước → cơ thể cần cung cấp thêm nước B. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu giảm →làm giảm áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu...
Đọc tiếp

Bạn Tùng Núi thường có thói quen ăn mặn, sau bữa ăn bạn thường phải uống rất nhiều nước. Giải thích hiện tượng này như thế nào cho phù hợp?

A. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu giảm →làm tăng áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước → cơ thể cần cung cấp thêm nước

B. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu giảm →làm giảm áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước →cơ thể cần cung cấp thêm nước

C. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng →làm tăng áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước →tăng tái hấp thu nước ở thận và gây cảm giác khát

D. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng →làm giảm áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước →cơ thể cần cung cấp thêm nước

1
12 tháng 6 2019

Đáp án C

Bạn Tùng Núi thường có thói quen ăn mặn, sau bữa ăn bạn thường phải uống rất nhiều nước. Giải thích hiện tượng này là do: Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng → làm tăng áp suất thẩm thấu → kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước → tăng tái hấp thu nước ở thận và gây cảm giác khát

27 tháng 4 2019

Đáp án D

Ý III không phản ánh sự cân bằng nội môi trong cơ thể, phổi và ruột non có diện tích rộng phù hợp với trao đổi chất

20 tháng 8 2018

Có 4 phát biểu đúng, đó là (1), (4), (5) và (6). → Đáp án A.

Khối lượng máu giảm làm giảm huyết áp đến thận được áp thụ quan thu nhận thông tin. Điều này dẫn tới bộ máy cận quản cầu tiết renin; dưới tác dụng của renin thì Angiôtesinogen được biến đổi thành Angiôtesin → kích thích vỏ thượng thận tiết anđosteron → làm tăng tái hấp thụ Na+ (kèm theo nước ở ống lượn xa và ống góp). Angiôtesin còn làm co động mạch nhỏ đến thận làm giảm áp lực lọc ở cầu thận.

Khối lượng máu tăng lên làm huyết áp tăng trở lại.

Cơ chế (3) tuyến yên giải phóng ADH chỉ xảy ra khi thay đổi áp suất thẩm thấu của máu, còn nếu khối lượng máu giảm nhưng không thay đổi áp suất thẩm thấu thì lượng ADH cũng không thay đổi.

22 tháng 12 2019

Đáp án A

I - Đúng. Vì Cơ chế đóng mở khí khổng là cơ sở khoa học nhằm giải thích sự đóng mở khí khổng. Khi đưa cây ra ngoài sáng thì khí khổng mở, đưa cây vào trong tối thì khí khổng đóng. Điều này được giải thích bằng nguyên nhân ánh sáng. Ngoài sáng, tế bào khí khổng quang hợp làm thay đổi PH trong tế bào và sự thay đổi này kích thích sự phân giải tinh bột thành đường làm áp suất thẩm thấu của tế bào tăng lên , tế bào khí khổng hút nước và khí khổng mở. Trong tối , quá trình  diễn ra ngược lại. Mặt khác khí khổng thường đóng lại khi cây không lấy được nước do bị hạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng khí khổng này lại do sự tăng hàm lượng axit AAB.

Axit này tăng lên kích thích các bơm ion hoạt động và các kênh ion mở ra lôi kéo các ion ra khỏi tế bào khí khổng, tế bào khí khổng mất nước và đóng lại. Ngoài ra còn có cơ chế do hoạt động của các bơm ion dẫn đến sự tích luỹ hoặc giảm hàm lượng ion trong tế bào khí khổng. Các bơm ion này hoạt động phụ thuộc vào nhiệt độ, sự chênh lệch hàm lượng nước, nồng độ CO2, ... giữa trong và ngoài tế bào.

II - Đúng. ion K+ làm tăng lường nước trong tế bào khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.

III - Sai. Khi tế bào lá thiếu nước, lượng kali trong tế bào khí khổng sẽ giảm, làm sức trương nước giảm, khí khổng đóng lại.

IV - Đúng. Nồng độ ion kali tăng, áp suất thẩm thấu của tế bào tăng, khí khổng đóng.