K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2021

bạn tra google là xong cần gì phải hỏi ở đây

25 tháng 9 2021

- Các đảo và quần đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa, tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển : khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, đặc sản, tạo muối, giao thông biển và du lịch biển

Tham khảo:

Biển đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước: biển Đông rộng lớn với hàng ngàn hòn đảo  quần đảo tạo nên hệ thống tiền tiêu bảo vệ vùng đất liền nước ta. => đây là ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng của biển đông.

27 tháng 8 2018

* Về kinh tế - xã hội:

- Phát triển các ngành nghề truyền thông gắn với việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cũng như các đặc sản.

+ Đánh bắt, nuôi cá, tôm.

+ Các đặc sản: bào ngư, ngọc trai, tổ yến,...

- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (cá, nước mắm,...) và giao thông vận tải biển.

- Có ý nghĩa về du lịch:

+ Tiềm năng đa dạng (rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử - cách mạng,...).

+ Mới bắt đầu khai thác.

- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo.

* Về an ninh, quốc phòng

- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

NG
31 tháng 10 2023

Giá trị tự nhiên:

- Đa dạng sinh học: Vùng biển của Việt Nam có sự đa dạng sinh học phong phú với nhiều loài biển động và thực vật biển quý hiếm. Các khu vực biển cũng là môi trường sống cho nhiều loài động và thực vật địa phương quan trọng.

- Nguồn lợi thủy sản: Biển cung cấp nguồn lợi thủy sản lớn, là nguồn thực phẩm quan trọng cho người dân Việt Nam và nguồn xuất khẩu. Cá, tôm, và mực là những sản phẩm chủ đạo từ nguồn thủy sản biển.

- Khoáng sản biển: Ngoài lợi thủy sản, biển còn chứa nhiều khoáng sản quý như dầu khí, cát, sỏi, và quặng. Ngành công nghiệp dầu khí và khai thác khoáng sản biển đóng vai trò quan trọng trong kinh tế quốc gia.

- Môi trường biển: Vùng biển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khí hậu và cung cấp dịch vụ sinh thái. Biển cũng có giá trị du lịch cao với bãi biển đẹp và hoạt động thể thao biển.

Giá trị kinh tế:

- Thương mại biển: Vùng biển của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Các cảng biển như Cảng Hải Phòng và Cảng Sài Gòn là cửa ngõ thương mại quan trọng, thu hút hàng hóa và đầu tư nước ngoài.

- Ngành công nghiệp biển: Các ngành công nghiệp như đóng tàu, chế biến thủy sản, công nghiệp dầu khí, và du lịch biển đóng vai trò quan trọng trong kinh tế quốc gia.

Giá trị an ninh quốc phòng:

- Bảo vệ chủ quyền: Biển Đông là một khu vực tranh chấp chủ quyền và biển Đông phía Đông dãy Trường Sa và Hoàng Sa là một phần quan trọng của chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam. Vùng biển này có vai trò quan trọng trong bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của quốc gia.

- An ninh và quốc phòng: Vùng biển cũng đóng vai trò quan trọng trong an ninh và quốc phòng quốc gia. Đảm bảo an ninh biển cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ quốc gia khỏi các mối đe dọa và thách thức từ biển.

5 tháng 2 2021

- Về Tự nhiên

+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

+ Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

-Về kinh tế:

+Tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các nước.

+Có ý nghĩa rất quan trọng việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ.

-Về văn hóa-xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-Về an ninh-quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

28 tháng 10 2023

- Về Tự nhiên

+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

+ Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

-Về kinh tế:

+Tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các nước.

+Có ý nghĩa rất quan trọng việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ.

-Về văn hóa-xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-Về an ninh-quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

 

 

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông -Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po và cả Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông. Biển Đông có những eo biển quan trọng như eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Đài Loan là những eo biển khá nhộn nhịp trên thế giới. Do đó, Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế. Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ lệ trung bình của thế giới (600 km2đất liền có 1 km bờ biển). Không một nơi nào trên lục địa của Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km. Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa. Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá. Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch... Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm... trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.
11 tháng 2 2022

đặc điểm:

Các đảo và quần đảo Tạo thành hệ thống tiện tiêu bảo vệ đất liền.

Hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác và đại dương trong thời đại mới.

Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với cùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

27 tháng 1 2018

Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, các đảo và quần đảo đóng góp một vai trò hết sức to lớn.
1. Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên, đặc biệt có những loại sinh vật quý hiếm như yến, các loài chim, các cây dược liệu,...
2. Kinh tế các đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú cho cơ cấu nền kinh tế nước ta.
3. Các đảo và quần đảo chính là nơi trú ngụ an toàn cho tàu bè đánh bắt khơi xa khi gặp thiên tai.
4. Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

20 tháng 2 2022

refer

1..

Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển, đại dương, khai thác có hiệu quả nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.