K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2016

A- NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

1. Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh; Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn văn thuyết minh; biết cách sắp xếp các tri thức theo một trình tự rõ ràng, mạch lạc; vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn. Đoạn văn thuyết minh có những điểm giống và những điểm không giống với đoạn văn tự sự. Đoạn văn tự sự thiên về kể các sự việc. đoạn văn thuyết minh thiên về giới thiệu sự vật, hiện tượng.

Đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm ba phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn có nhiệm vụ giới thiệu chung. các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác- chứng minh,... Trước khi viết một đoạn văn thuyết minh cần lập dàn ý cho cả bài văn thuyết minh bởi vì đoạn văn không tồn tại một cách độc lập mà đứng ở vị trí nhất định trong bố cục chung toàn bài.

2. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh để vận dụng viết được những đoạn văn có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập, từ đó có kĩ năng làm các bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.

B-  TRẢ LỜI CÂU HỎI,

I- Luyện tập thực hành tại lớp: Tình huống: Viết một bài văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt.

Bài tập 1. Anh (chị) hãy phác qua dàn ý đại cương cho bài viết. 

 Bài tập này chỉ yêu cầu lập một dàn ý đại cương làm cơ sở cho việc viết các đoạn văn cụ thể ở bài tập 2. Trước hết cần chọn một vấn đề thuyết minh trong số các vấn đề nêu ra ở tình huống trên, sau đó suy nghĩ về vấn đề để định ra những nội dung cần thiết cho dàn ý đại cương của bài thuyết minh. Ví dụ chọn thuyết minh về một tác phẩm văn học cần lập dàn ý đại cương như sau:

+ Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm).

+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.

             - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.

             - Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

             - Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

+ Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, ảnh hưởng của tác phẩm).

Bài tập 2. Hãy diễn đạt một ý trong dàn bài vừa lập thành một đoạn văn.

Trước khi viết cần xác định:

- Đoạn văn chọn viết là đoạn văn nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? (Chẳng hạn theo dàn ý trên có thể chọn đoạn mở bài, kết bài hay một đoạn thuộc ý giới thiệu giá trị nội dung, giới thiệu nghệ thuật).

- Cần viết câu chuyển ý, chuyển đoạn như thế nào để đoạn văn có sự liên kết với đoạn trước đó và liên kết với toàn bài. - Các ý trong đoạn cần sắp xếp như thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn.

- Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh gì và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

Khi đã xác định được những nội dung trên, để có thể chỉnh sửa, cần viết ra giấy nháp trước, kiểm tra xem chủ đề của đoạn văn có được thể hiện rõ ràng và nhất quán không? Phương pháp thuyết minh sử dụng có hợp lí không? Diễn đạt đã trong sáng, mạch lạc chưa?,...

Người viết có thể tham khảo đoạn văn thuyết minh về niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình trong nội dung tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi:

“Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả và quân dân nước Việt. Điều này được thể hiện rõ trên mọi phương diện từ việc đánh giá tình hình ta mạnh, địch yếu đến việc chỉ ra sáu nguyên nhân dẫn đến bại vong tất yếu của địch; từ việc khuyên giặc ra hàng đến việc sẵn sàng thách thức "một trận thư hùng”. Tinh thần yêu chuộng hoà bình còn thể hiện rõ ở cuối lời dụ (trước khi đưa ra lời thách thức): "Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm thuyền bè,...”. điều này không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể sau chiến thắng (Nguyễn Trãi đã đề cập đến trong Đại cáo bình Ngô)”. (Trích bài làm của học sinh).

II- Luyện tập (ở nhà).

 1. Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp.

Cách tiến hành tương tự như bài tập trên lớp. Có thể tham khảo các đoạn văn giới thiệu:

- Về các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí: Thế giới mới, Tri thức trẻ, Tạp chí khoa học... hoặc các bài giới thiệu về các nhà khoa học trong các Từ điển chuyên ngành.

- Về gương điển hình người tốt, việc tốt trên các tờ báo: Thanh niên, Tiền phong, Phụ nữ, Hoa học trò, Bạn đường, An ninh,...

- Về một tác phẩm văn học trong Từ điển văn học hoặc các báo, tạp chí chuyên ngành,...

2. Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.

 Trên cơ sở những kết quả đã đạt được về văn thuyết minh, tự chọn một đối tượng (một con người, một miện quê, một danh lam thắng cảnh, hay một phong trào hoạt động). Đề bài yêu cầu mở để người viết chọn một đối tượng mà mình thích và am hiểu. Bài viết cần đạt được các yêu cầu sau:

- Giới thiệu được những nội dung cơ bản về đối tượng. Nếu là một con người thì phải giới thiệu được tiểu sử, những nét cơ bản về đặc điểm tính cách, phẩm chất, tài năng, vị thế xã hội, sức ảnh hưởng tới những người xung quanh hoặc tới lịch sử, xã hội, văn hoá,... Nếu là một miền quê, một danh lam thắng cảnh thì phải giới thiệu được lịch sử, những đặc điểm cơ bản của miền quê hoặc danh lam thắng cảnh đó đặc biệt sức hấp dẫn của nơi ấy là ở đâu,... Nếu là một phong trào hoạt động thì tốt nhất là những phong trào mà bản thân đã từng tham gia như phong trào Mùa hè xanh, phong trào hoạt động từ thiện, phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào văn hoá văn nghệ, thể thao,... Cần giới thiệu phong trào do ai hoặc đoàn thể nào tổ chức; thời gian, đối tượng tham gia và địa bàn hoạt động; quá trình hoạt động và những kết quả đạt được,...

- Chọn và kết hợp được những phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung. Diễn đạt linh hoạt để bài viết không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

18 tháng 2 2016

I. Những kiến thức cần nắm vững

Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức về sự vật khách quan. Vì vậy bài viết (bài nói) cần chuẩn xác. Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất đối với văn bản thuyết minh. Muốn chuẩn xác cần chú ý tìm hiểu thấu đáo trước khi viết; thu thập tài liệu tham khảo, chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những tìm tòi phát kiến mới cũng như thấy được những thay đổi thường có.

Thuyết minh bao giờ cũng có người đọc (người nghe). Bài viết vì thế cần tạo được hấp dẫn. Muốn làm cho văn bản hấp dẫn cần đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác; so sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe); làm cho câu văn thuyết minh biến hoá linh hoạt; khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt

II. Trả lời câu hỏi 

I- Bài luyện tập về tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:

Trả lời các câu hỏi để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh (Nội dung câu hỏi, xem SGK).

a. Muốn biết lời thuyết minh về chương trình học có chuẩn xác hay không chỉ cần đối chiếu với mục lục sách Ngữ văn 10. Sau khi đối chiếu sẽ thấy lời thuyết minh không chuẩn xác vì:

- Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian.

- Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ.

- Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.

b. Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ "thiên cổ hùng văn". "Thiên cổ hùng văn" là áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm.

c. Văn bản dẫn trong bài tập không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách nhà thơ.

II- Bài luyện tập về tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:

1. Đọc đoạn văn (SGK) và phân tích luận điểm: "Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

"Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm" là một luận điểm khái quát. Tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng,... để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể, dễ hiểu. Vì vậy việc thuyết minh trở nên hấp dẫn, sinh động.

2. Đọc đoạn trích (SGK) và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.

Việc biết sự tích vua Lê trả kiếm cho Rùa thần tạo nên sự thích thú cho mọi người khi đứng trước Hồ Gươm. Chúng ta không chỉ thấy phong cảnh một Hồ Gươm trước mặt mà còn thấy một Hồ Gươm trong quá khứ, từ đó hiểu sâu về lịch sử, văn hoá, về đời sống tâm linh của dân tộc. Chính vì thế mà khi tham quan một thắng cảnh, một di tích nào ta cũng muốn biết những sự tích liên quan đến thắng cảnh, di tích ấy. Bài thuyết minh về Hồ Ba Bể đã trở nên hấp dẫn hơn khi tác giả nói đến những sự tích, những truyền thuyết giúp ta như trở về một thuở xa xưa thần tiên, kì ảo. Ngắm phong cảnh với những cảm xúc như thế, tâm hộn ta sẽ giàu có hơn, sâu sắc hơn.

III- Bài luyện tập chung:

Đọc đoạn trích tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của nhà văn Vũ Bằng (SGK) và phân tích tính hấp dẫn của nó.

 Đoạn văn thuyết minh của nhà văn Vũ Bằng hấp dẫn, sinh động vì:

- Tác giả sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định.

- Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng như: "Bó hành hoa xanh như lá mạ", "... một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu",...

- Tác giả bộc lộ rất nhiều cảm xúc: "Trông mà thèm quá", "Có ai lại đừng vào ăn cho được”,... 

19 tháng 11 2019

Bài 1 - Tóm tắt bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10 tập 1).

Bài viết theo các ý:

a. Văn học dân gian là gì? (Văn học truyền miệng, do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền, phục vụ các sinh hoạt khác nhau của cộng đồng).

b. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian (Tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành).

c. Các thể loại của văn học dân gian (12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết). Nêu ngắn gọn khái niệm về mỗi thể loại.

d. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian:

- Kho tri thức bách khoa của nhân dân các dân tộc.

- Giáo dục đạo lí làm người.

- Giá trị nghệ thuật: văn học dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài 2: Tóm tắt bài Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập 2, tuần 28).

Các ý chính:

a. Thân thế, sự nghiệp. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thìa bao nỗi ấn lạnh kiếp người, Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802) tới chức Học sĩ điện cần Chánh, được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc... Nhưng có những mâu thuẫn phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch.

b. Các sáng tác chính . Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục (Chữ Hán), Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh (Chữ Nôm), ...

c. Giá trị tư tưởng, nghệ thuật trong các sáng tác.

- Giá trị tư tưởng:

    + Giá trị hiện thực (Phản ánh hiện thực xã hội với cái nhìn sâu sắc; tố cáo sự bất nhân của bọn quan lại và thế lực tác oai tác quái ghê gớm của đồng tiền ...).

    + Giá trị nhân đạo (Niềm quan tâm sâu sắc đến thân phận con người; cảm hứng bao trùm là cảm hứng xót thương, đau đớn; ngợi ca vẻ đẹp con người, trân trọng những khát vọng của họ đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, tình yêu, công lí, ..).

- Giá trị nghệ thuật: thơ chữ Hán giản dị mà tinh luyện, tài hoa; thơ Nôm đạt tới đỉnh cao rực rỡ; đóng góp lớn cho sự phát triển tiếng Việt.

d. Đánh giá chung về thiên tài Nguyễn Du: một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Thời đại, hoàn cảnh gia đình và năng khiếu bẩm sinh đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du. Tư tưởng bao trùm là chủ nghĩa nhân đạo.Thơ ông kết tinh những thành tựu văn hoá dân tộc. Truyện Kiều là một kiệt tác ...

Bài 3: Tóm tắt bài Văn bản văn học (Ngữ văn 10, tập 2)

Các ý chính:

1. Khi nào một văn bản được coi là văn bản văn học (Tiêu chí).

a. Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

b. Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.

c. Thuộc một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng, ...

2. Cấu trúc của văn bản văn học:

Gồm nhiều tầng lớp: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.

3 tháng 3 2023

* Văn bản nghị luận:

– Nghị luận xã hội

+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội

+ Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

– Nghị luận văn học

+ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

* Văn bản thông tin:

– Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

– Viết bài luận về bản thân

* Yêu cầu giống và khác nhau khi viết các văn bản

+ Giống nhau:

– Xác định đối tượng và mục đích của bài viết

– Dẫn chứng, lí lẽ cụ thể, sáng tỏ

– Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn

– Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và bản thân em

+ Khác nhau:

– Văn bản nghị luận: Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm thơ; Liên hệ với các tác giả, tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, so sánh để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm thơ; Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả, về giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc và với chính bản thân em.

– Văn bản thông tin:

Nhờ những người có kinh nghiệm góp ý để hoàn thành bài viết

Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể.

29 tháng 8 2023

* Văn bản nghị luận:

- Nghị luận xã hội

+ Viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội

+ Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Nghị luận văn học

+ Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

* Văn bản thông tin:

- Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

- Viết bài luận về bản thân

* Yêu cầu giống và khác nhau khi viết các văn bản

+ Giống nhau:

- Xác định đối tượng và mục đích của bài viết

- Dẫn chứng, lí lẽ cụ thể, sáng tỏ

- Lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn

- Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và bản thân em

+ Khác nhau:

- Văn bản nghị luận: Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm thơ; Liên hệ với các tác giả, tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, so sánh để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm thơ; Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả, về giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc và với chính bản thân em.

- Văn bản thông tin:

Nhờ những người có kinh nghiệm góp ý để hoàn thành bài viết

Xác định nội dung hướng dẫn gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể.

5 tháng 3 2023

Kiểu bài

Tập một

Tập hai

Nghị luận xã hội

- Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học

- Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Bàn luận, thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống

- Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội

Nghị luận văn học

 

- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

- Thông tin chính trong văn bản là quá trình hành động phục hồi tầng ozone của toàn cầu.

- Thông tin này là thông tin khoa học vì thông tin này nói đến vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Và để giải quyết nó cần có sự góp sức của các nhà nghiên cứu khoa học =>  Văn bản thuộc lĩnh vực khoa học đời sống.

 
29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc và tìm hiểu tác phẩm

- Xác định đúng nội dung và liên hệ thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

- Giữ gìn và học hỏi theo vẻ đẹp trong tính cách của Trương Phi và Quan Công: giàu lòng trung nghĩa, tận trung với vua.

- Trân trọng tình cảm keo sơn gắn bó giữa ba anh em kết nghĩa vườn đào.

4 tháng 3 2023

Với em, bài học sâu sắc nhất sau khi học văn bản Hồi trống Cổ Thành đó chính là tình cảm huynh đệ cảm động, những con người sẵn sàng hi sinh mạng sống vì nhau nhưng không chấp nhận sự bội tín, phản bội. Đồng thời ta nhận ra giá trị của lòng tin và chữ tín của mỗi người đối với các mối quan hệ xung quanh là vô cùng quan trọng. Tác giả khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp sáng ngời về lòng tin nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc diễn nghĩa đã để lại rất nhiều bài học về đạo lí, về lối sống, lối ứng xử của người quân tử phương Đông, lấy quy chuẩn luân lí nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho giáo làm mực thước.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là: Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.