K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cảm nhận về ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng 1 lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi:

– Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi già từ tốn trả lời:

– Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông , ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

2

Để vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, đạt đến thành công, con người cần phải có ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin tất thắng. Câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, in trong Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TPHCM, 2011, gợi cho ta bài học giáo dục sâu sắc về khả năng vượt lên chiến thắng nghịch cảnh và niềm tin vững chắc vào sức mạnh của bản thân.

Chuyện kể rằng có một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng nọ. Với sức mạnh khủng khiếp, nó tàn phá mọi thứ. Thế nhưng nó không thể nào quật ngã được cây sồi già. Bởi cây sồi già có bộ rễ khỏe khoắn bám chặt vào lòng đất mẹ. Bộ rễ khỏe khoắn ấy đã được rèn luyện qua biết bao nhiêu bão tố. Sự điên cuồng của cơn gió mạnh càng giúp cây sồi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh kiên cường của mình.

Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Ngọn gió điên cuồng kia là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống. Cây sồi già với bộ rễ vững chắc là hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, ý chí dám đối đầu, không gục ngã trước nghịch cảnh.

Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học giáo dục đầy ý nghĩa. Trong cuộc sống cần có lòng dũng cảm, sự tự tin vào bản thân mình. Phải rèn luyện nghị lực vươn lên và bản lĩnh vững vàng trước những nghịch cảnh. Khó khăn, thử thách chính là cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của mình. Cũng chính trong khó khăn, thử thách con người mới chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

11 tháng 8 2021

Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh.Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Bài học giáo dục từ câu chuyện.Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây). Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân, phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi). Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện: Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách của cuộc sống. Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh và cũng phải biết lên án, phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu nghị lực.

28 tháng 2 2023

Cây sồi già có những nhánh rễ dài, bám sâu vào lòng đất khiến cây không bị quật ngã trước gió.

Làng chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.Đã bao lần tôi...
Đọc tiếp

Làng chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về làng mình và lần nào tôi cũng nghĩ thầm: “Ta sắp được thấy hai cây phong sinh đôi ấy chưa? Mong sao chóng về tới làng.."

Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đám lửa vô tình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đồi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền

a) Những chi tiiét nào trong bài thể hiện tình cảm đặc biệt của tác giả đối với cây phong?

b) theo bạn, vì sao nhân vật tôi trong bài lại yêu quý 2 cây phong đến thế?

c)Bài viết cho bạn suy nghĩ gì về cách nhìn, cách cảm nhận của bạn đối với thiên nhiên quanh ta?

d)Bạn học được những gì qua cách tả cảnh vật qua bài viết trên?

Giúp mình nha các bạn mình lạy ,mình xin các bạn đấy

giúp mình nha các bạn

1
22 tháng 10 2016

a)

+“Ta sắp được thấy hai cây phong sinh đôi ấy chưa? Mong sao chóng về tới làng.."

+bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đồi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ.

+ Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

b) Vì Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.

c)

Tôi mở rộng tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, sống với sự biết ơn người mẹ thiên nhiên đã mang lại cho con người “bông hoa” kỳ diệu đến vậy.

Bằng cách đó, tôi có được những rung động sâu sắc nhất mà một tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên tuyệt vời có thể mang lại cho con người. Tôi cảm nhận được hoàn toàn vẻ đẹp của bông hoa, mặc dù tôi chỉ có thể phác họa hoặc miêu tả lại vẻ đẹp ấy một cách rất hạn chế bằng năng khiếu diễn đạt rất tồi của mình. Và nếu bạn cũng muốn cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp ấy, tôi khuyên bạn hãy trải lòng ra với thiên nhiên.

Chúc bạn học tốt!

 

25 tháng 6 2021

ngôi thứ 3

Ngôi thứ 3 . Nhanh nhì đó k nhé

đề 1: đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi"Thỉnh thoảng, muốn thử sức lợi lại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu...
Đọc tiếp

đề 1: đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

"Thỉnh thoảng, muốn thử sức lợi lại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng trông rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."

Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3: Trong câu văn "Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc" sử dụng biện pháp tư từ gì?

Câu 4: Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu nhận xét của em về cách đối xử của Dế Mèn với Dế Choắt

2
23 tháng 3 2021

Câu 1:đoạn văn trên trích trong tác phẩm " Bài học đường đời đầu tiên " của Tô Hoài

Câu 2:Nội dung chính của đoạn văn trên là miêu tả ngoại hình Dế Mèn

Câu 3: "Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc" sử dụng biện pháp so sánh

Câu 4:

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!

Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.

Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng

những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.

Lúc này, tỏi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!

Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thìa cho mình.

9 tháng 4 2021

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ Dế mèn phiêu lưu kí, tác giả là Tô Hoài.

Câu 2: Nội dung chính chính của đoạn trích trên là miêu tả vẻ đẹp của dế Mèn.

Câu 3: Trong câu" Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc" tác giá đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh.Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự biểu đạt.

Mk chỉ giúp đc tới đây thôi nhưng nhớ tick cho mk nhé.haha

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau      Về , sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường . Đặc biệt tôi đã quan sát 1 cây . Một cây bàng cuối đông , cao to , thân vạm vỡ , cành tỏa ra như tán . Nó đen đủi lắm ! Tất cả lá của nó bị cháy rét ; lá vàng pha , lá son đỏ của mùa thu thơ mộng xịt lại thành một màu gỉ sắt [...] Nhưng kia kìa bỗng đâu 1 trận gió rét...
Đọc tiếp

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau

      Về , sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường . Đặc biệt tôi đã quan sát 1 cây . Một cây bàng cuối đông , cao to , thân vạm vỡ , cành tỏa ra như tán . Nó đen đủi lắm ! Tất cả lá của nó bị cháy rét ; lá vàng pha , lá son đỏ của mùa thu thơ mộng xịt lại thành một màu gỉ sắt [...] Nhưng kia kìa bỗng đâu 1 trận gió rét thốc tới . Tức thì khối lá xao động cây bàng buông xuống một loạt lá xạm đen , lá bay trong gió , có lá bay vèo . Một trận gió nữa thốc tới . Cây bàng lại trút lá say sưa . Cành của nó nhẹ bớt đi trọc lên cao hơn . Bấy giờ tôi mới nhìn kĩ  : thì ra ở cành trụi nhất đã ló những chút mầm xanh rồi . Cây bàng ! Có phải ngươi là hình ảnh của những cuộc đấu tranh mới , cũ ? Coa phải ngươi dạy cho ta một bài học về cuộc chiến đấu để dành mùa xuân . 

Giúp mình với , mai mình phải nộp rồi !!!

1
19 tháng 4 2021

Giúp mink ik , mink h cho 

26 tháng 4 2018

b, Trên những ngọn cây già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ...chúng vẫn còn y nguyên, những tàu lá vắt vẻo, mềm mại như cái đuôi én.

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.” ( Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài, SGK Ngữ Văn 6 – tập 2)

d, Trong đoạn trích trên, tìm một phó từ đứng trước và một phó từ dứng sau động từ hoặc tính từ, cho biết ý nghĩa của phó từ đó.

1

- Phó từ đứng trước: đã(nghe): phó từ chỉ quan hệ thời gian.

 - Phó từ đứng sau: (co cẳng)lên: phó từ chỉ kết quả và hướng.

                                                      CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!

12 tháng 7 2016

1. Phép tu từ: nhân hóa.

Được thể hiện qua các từ ngữ là: không khí ban cho; ngọn gió mang lại, nhận lại; làn gió thấm đượm hương hoa.

Tác dụng của phép tu từ đó là:Làm cho bài văn thêm sinh động hơn.Làm cho người đọc, người nghe cảm nhận được tác giả đã thổi hồn vào bài văn để thấy rằng người da đỏ trân trọng mảnh đất thiêng liêng nơi họ sống đến thế nào.

2.Các phó từ có trong đoạn văn là: lại,và, là, của, mà,được,...

Chúng bổ sung cho động từ và tính từ về mặt ngữ nghĩa.