K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2021

b.

 

c.

Câu 1: Dấu ngoặc kép trong những câu sau có tác dụng gì?Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa, có nhà Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.D. Đánh dấu hành động của nhân vật.Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: Học thầy,...
Đọc tiếp

Câu 1: Dấu ngoặc kép trong những câu sau có tác dụng gì?

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa, có nhà Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”

A. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

B. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

D. Đánh dấu hành động của nhân vật.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: Học thầy, học bạn:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 3. Y Phương sinh năm bao nhiêu?

A. 1946

B. 1946

C. 1947

D. 1948

Câu 4. Ý “học thầy” trong văn bản Học thầy, học bạn liên quan đến câu tục ngữ nào dưới đây?

A. Uống nước nhớ nguồn

B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

C. Có chí thì nên

D. Không thầy đố mày làm nên

Câu 5. Từ nào dưới đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với từ “gia” trong gia đình?

A. Gia vị

B. Gia tăng

C. Gia sản

D. Tham gia

Câu 6. Con là… in trong tập thơ nào?

A. Những cánh buồm

B. Mây và sóng

C. Biển cả

D. Đàn then

Câu 7. Từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. Xã tắc

B. đất nước

C. Sơn thủy

D. Giang sơn

Câu 8. Đâu là câu hỏi của đứa con dành cho người cha của mình?

A. Bóng con tròn chắc nịch. - Sau trận mưa đêm rả rích - Cát càng mịn, biển càng trong - Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.

B. Cha ơi! - Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời - Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

C. Hai cha con bước đi trên cát - Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh - Bóng cha dài lênh khênh

D. Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa - Sẽ có cây, có cửa, có nhà, - Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.

Câu 9. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” liên quan đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Tôn sư trọng đạo

B. Cần cù, sáng tạo

C. Kiên cường, bất khuất

D. Cần kiệm, liêm chính

Câu 10. Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ biểu tượng cho điều gì?

A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.

B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên

C. Tặng vật trời đất

D. Những gì không có thực trong đời

Câu 11. Trong văn bản, khi con là nỗi buồn được ví to bằng gì?

A. Trời.

B. Hạt vừng.

C. Đất.

D. Sợi tóc.

Câu 12. Nhân vật chính trong Những cánh buồm là ai?

A. Cha

B. Con

C. Cha và con

D. Biển cả

Câu 13. Con là… là văn bản thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Thơ

D. Kịch

Câu 14 Dòng nào sau đây nhận định không đúng về nhân vật em bé trong bài Mây và sóng?

A. Yếu đuối, không thích các trò chơi

B. Ham chơi, tinh nghịch

C. Hóm hỉnh, sáng tạo

D. Hồn nhiên, yêu thương mẹ tha thiết

Câu 15. Cảnh vật thiên nhiên trong Những cánh buồm hiện lên như thế nào?

A. Ảm đạm

B. U ám

C. Tươi sáng

D. Xám xịt

Câu 16. Câu thơ “Con là nỗi buồn của cha” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Điệp từ.

D. Hoán dụ.

Câu 17. Từ email, video, internet có phải là từ mượn từ ngôn ngữ nào?

A. Tiếng Hán.

B. Tiếng Anh.

C. Tiếng Nhật

D. Tiếng Hàn Quốc.

Câu 18. Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Hồi kí

D. Văn bản nghị luận

Câu 19. Nghĩa của từ “tân binh” là gì?

A. Người lính mới

B. Binh khí mới

C. Con người mới

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 20. Đáp án nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn” và “Không thầy đố mày làm nên”

A. Phản bác ý kiến của nhau

B. Đối chọi nhau

C. Bổ sung cho nhau

D. Gần gũi, tương tự nhau

Câu 21. Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ không được hiểu theo nghĩa thông thường?

A. Cái dáng "to con" của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.

B. Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: "Em thắp đèn lên chị nhé?"

C. "Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8" là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.

D. Tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.

 

Câu 22. Chị sẽ gọi em bằng tên do tác giả nào sáng tác?

A. Mác Vích-to Han-xen

B. Giắc Can-phiu

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 23. Truyện Thánh Gióng là tác phẩm nói về đề tài gì?

A. Người trí thức

B. Người nông dân

C. Vẻ đẹp đất nước

D. Chống giặc ngoại xâm

Câu 24. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” trong văn bản: Những cánh buồm được hiểu theo nghĩa nào?

A. Nghĩa chuyển.

B. Nghĩa gốc.

Câu 25. Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý điều gì?

A. Không nên mượn từ 1 cách tùy tiện.

B. Không được mượn từ.

C. Mượn từ càng nhiều càng tốt.

D. Sử dụng từ mượn thay thế từ thuần Việ

4
27 tháng 3 2022

tách ra

27 tháng 3 2022

tối đa 10 câu thôi nha bn

5 tháng 3 2022

tôi như được " ngược dòng " khi bước chân đến vùng đất này

→ lí giải : ngược dòng ở đây tứ là có sự hồi tưởng về quá khứ chứ không phải ngược dòng nước

5 tháng 3 2022

củm ưn>3

28 tháng 2 2022

1) Phương thật là " thông minh " vì đã làm những hết bài cô giáo giao.

2) Xã hội ngày nay, quả là " bình đẳng " nam nữ.

3) Anh chàng "lý hậu cần" của ông bị người đàn bà nuôi con túm tóc, đẩy ngã nhào ra thềm. => Tham khảo nha

4) Ôi chao, những chú mèo thật " xinh xắn " làm sao!

5) Tôi khẳng định rằng,  những thứ tôi làm là đều là " tự nguyện "

28 tháng 2 2022

Ví dụ: Anh ấy là một cây hài của lớp

2 tháng 1 2022

1. So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn. Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc

-Biện pháp nhân hóa sẽ làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên và động vật hơn. Nó giúp biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật

-Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …).
-Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau.
=> Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho lời văn diễn đạt.

 

HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường....
Đọc tiếp
HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “Tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : - Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. Giàu có, sung sướng B. Nghèo khó, vất vả C. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn D. Hạnh phúc Câu 3. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ D. Tất cả những việc làm trên. Câu 4: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? A. Thầy thuốc giỏi B. Bà tiên C. Bà lão tốt bụng D. Thầy lang Câu 5. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. D. Vì cô bé hiếu thảo. Câu 6. Ý nghĩa câu chuyện là gì? A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà D. Ca ngợi cô bé là người tốt bụng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!” có tác dụng gì? A. Trích dẫn lời của tờ báo B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 9. Trong câu: “Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.” có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10. Trong câu “Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm ) Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 2. (1 điểm) Xác định một cụm động từ trong văn bản trên và đặt câu với cụm động từ đó. Câu 3. (3 điểm) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Em hãy viết một đoạn văn 3 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé trong câu chuyện.
1
10 tháng 12 2021

I . TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : A

Câu 8 : D

Câu 9 : C

Câu 10 : B

II . TỰ LUẬN 

Câu 1 : Chiếc tay nải 

Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh

Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .

Bài làm :

Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn

Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có...
Đọc tiếp
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật chính nào? A. Ốc sên con và ốc sên mẹ B. Ốc sên con và giun đất C. Ốc sên mẹ và chị sâu róm D. Chị sâu róm và giun đất Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả Câu 3. Từ nào trong câu: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” là không từ ghép? A. Bầu trời B. Lòng đất C. Bảo vệ D. Che chở Câu 4. Từ nào trong câu: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” là động từ A. Chúng ta B. Có C. Cái D. Bình Câu 5. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 6. Biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? A. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật. B. Nhấn mạnh vào sự vật được nói đến. C. Làm cho sự vật được đầy đủ, trọn vẹn hơn. D. Làm cho sự vật sinh động, trở nên gần gũi với con người hơn. Câu 8. Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Trích dẫn lời của tờ báo D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 9. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì Óc sên không được chui vào lòng đất. B. Vì Ốc sên con sắp phải xa mẹ. C. Vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. D. Vì Ốc sên không được hóa thành bướm bay lên bầu trời. Câu 10. Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ? A. Cái bình vừa nặng vừa cứng B. Chui xuống đất C. Dựa vào chính bản thân chúng ta D. Có cái bình II. Tự luận Câu 1. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Câu 2. Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 3. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?
1
10 tháng 12 2021

Viết tách ra hộ cái

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “(1) Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, co bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng thể hiện tập trung chủ đề đánh giặc cứu nước, thuộc loại tác phẩm hay nhất của chủ đề này. (2) Gióng ra đời kì lạ Mẹ Gióng có thai Gióng không bình thường. Bà ướm chân mình vào vết chân khổng lồ rồi mang thai, lại có thai không phải chín tháng mười ngày mà mười hai tháng. Sự sinh nở thần kì, ta vẫn thấy trong truyện cổ dân gian. Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thể là cách dân gian tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường. Nhân dân muốn tạo những nét kì lạ, biểu hiện niềm yêu mến, sự tôn kính với nhân vật và tin rằng nhân vật đã ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.[…] (3) Gióng lớn lên cũng kì lạ Ba năm, Gióng không nói không cười, chỉ nằm im lặng. Nhưng bắt đầu cất lên tiếng nói thì đó là tiếng nói yêu nước, cứu nước. Tiếng nói ấy không phải là tiếng nói bình thường […]. Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. […] Gióng lớn lên bằng những thức ăn, thức mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản di. Tất cả dân làng đùm bọc, nuôi náng. “Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng monh Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước. Gióng đâu còn là con chỉ của một bà mẹ, mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó” (Lê Trí Viễn). […]”. (Trích Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, Bùi Mạnh Nhị) Câu 1. Chép lại câu văn nêu ý chính của cả đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong phần (2) của đoạn trích. Câu 3. Chỉ ra tác dụng của việc trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn trong phần (3) của đoạn trích. Câu 4. Em hãy rút ra ý nghĩa của việc tìm hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” với bản thân em.
2
5 tháng 12 2021
Giúp mình câu 1,2,3 nha, cảm ơn nhiều.
5 tháng 12 2021
Mình cần gấp