K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2021

a.nói về lí tưởng sống , cuộc sống , ý chí và những điều xung quanh con người 

b.gián tiếp nhé

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh...
Đọc tiếp

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm tới nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Quan tâm tới tha nhân(*) làm cho cuộc sống trở nên thân thiết, gần gũi, ấm áp tình người. Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người khác đang bí lối… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có. (3) Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa hình thức, qua loa, lấy lệ. Cần có ý thức về trách nhiệm quan tâm đến người thân và tha nhân trong xã hội. Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực. (Trích báo Thể thao - Văn hóa, ngày 20/01/2015) (*) tha nhân: người khác

Câu hỏi:

a. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

. b. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn (1) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

c. (1.0 điểm) Hãy nêu ý chính của đoạn (2). d. (1.0 điểm) Kể ra 3 hành động “quan tâm đến tha nhân” mà mỗi học sinh nên thực hiện mỗi ngày.

0
19 tháng 5 2018

Trong cả hai lần, chú bé đều đáp:

- Nhưng làm thế nào mình lên đó được?

- Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?

- Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ

- Mỗi lần được gọi mờ, chú bé đều lưỡng lự, tuy nhiên tình yêu mẹ đã chiến thắng.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiNghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.

Đoạn văn trên bàn về nội dung?

A. Cái hay của một bài thơ

B. Cách đọc một bài thơ

C. Tư tưởng trong thơ

D. Tư tưởng trong nghệ thuật

1
24 tháng 9 2018

Chọn đáp án: D.

(1) Đã bao giờ bạn tự hỏi cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiếu đi những cuốn sách? (2) Có thể chúng ta vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng cuộc sống của con người sẽ buồn tẻ, đơn điệu và tối tăm biết mấy!(3) Bởi lẽ mỗi cuốn sách là ngọn đuốc thắp lên từ trí tuệ và tâm hồn con người, dẫn dắt con người thoát khỏi vương quốc tối tăm của sự không hiểu biết. (4) Sách...
Đọc tiếp

(1) Đã bao giờ bạn tự hỏi cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiếu đi những cuốn sách? (2) Có thể chúng ta vẫn sống, vẫn tồn tại nhưng cuộc sống của con người sẽ buồn tẻ, đơn điệu và tối tăm biết mấy!(3) Bởi lẽ mỗi cuốn sách là ngọn đuốc thắp lên từ trí tuệ và tâm hồn con người, dẫn dắt con người thoát khỏi vương quốc tối tăm của sự không hiểu biết. (4) Sách cũng chính là người bạn của chúng ta. (5)Bởi vậy, bàn về lợi ích của sách, có người đã nói: “Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền”.                                                                                                                                 (Sưu tầm)

Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên. 

Câu 2. Chỉ ra ít nhất 2 phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn số (3).

Câu 4. Em có đồng ý với quan điểm của người viết: “Sách cũng chính là người bạn của chúng ta.”? Vì sao? 

0
1 tháng 10 2017

Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Tiếng Việt có những đặc sắc cúa một thứ tiếng đẹp,một thứ tiếng hay.Nói thế có nghĩa là nói rằng:tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng,thanh điệu mà cũng rất tế nhị,uyển chuyển trong cách đặt câu.Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm,tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
[...]Tiếng Việt,trong cấu tạo của nó,thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta,đã có thể nhận xét rằng:tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.Họ không hiểu tiếng ta,và đó là một ấn tượng,ấn tượng của người "nghe"và chỉ nghe thôi.Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao.Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm.Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo Tiếng Việt),đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp"và"rất rành mạch trong lối nói,rất uyển chuyển trong câu kéo,rất ngon lành trong những câu tục ngữ".Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguên âm và phụ âm khá phong phú.Tiếng ta lại giàu về thanh điệu.Giọng nói của người Việt Nam ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc.Do đó,tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng [...]Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc.Là một phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người,một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn được nhu cầu ấy của xã hội.Về phương tiện này,tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều.Ngữ pháp cũng dần dần trờ nên uyển chuyển hơn,chính xác hơn.Dựa vào đăc tính ngữ âm của bản thân mình,tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới,những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng,để biểu hiện những khái niệm mới,để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế,chính trị,khoa học,kĩ thuật,văn nghệ,...
Chúng ta có thể khẳng định rằng:cầu tạo của tiếng Việt,với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây,là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

  • Lời dẫn trực tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc đã viết "người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình".
  • Lời dẫn gián tiếp: Nhà văn Đặng Thai Mai khi bàn về Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc cho rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đu và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.