K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:

Cho đoạn thơ sau:

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…,,

a/ Đoạn thơ được trích từ bài thơ nào ? Do ai sáng tác ?

b/ Trong đoạn thơ trên, tác giả đã giới thiệu quê hương của mình như thế nào ?

Nêu nhận xét về cách giới thiệu của tác giả.

c/ Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ sau:

“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang,,

d/ Từ đoạn trích trên và hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 1/2 trang

giấy thi: suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với mỗi người. 

Câu 2:

Cho đoạn thơ sau:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao”

(Khi con tu hú, Ngữ văn 8 tập II, NXB Giáo dục năm 2011)

a. Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 

b. Câu thơ “Khi con tu hú gọi bầy” thuộc kiểu câu gì theo mục đích nói? Nêu tác

dụng của kiểu câu đó. 

c. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch, phân tích để làm

rõ bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm tưởng của nhà thơ được thể hiện

qua đoạn trích trên; đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân câu

cảm thán đó). 

2
17 tháng 3 2022

đăng 1 đề thôi.

17 tháng 3 2022

tại t hết bài làm t ms làm á mốt đăng 1 đề hoi nghe

C1: quê hương của Tế Hanh

C2:

quê ông ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

C3: đầy đủ hơn là biện pháp nhân hóa và so sánh

tác dụng :làm cho hình ảnh con thuyền mang một vẻ đẹp lãng mạn mang bao khát khao hy vọng của ngư dân chài lưới.

C4:có thể tham khảo những ý như sau:

1. Giới thiệu chung: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn mỗi con người

2. Bàn luận

- Quê hương là vùng đất, là nơi mà chúng ta được sinh ra, lớn lên.

=> Quê hương không chỉ có ý nghĩa về mặt vị trí địa lý mà nó còn mang giá trị tinh thần, có vai trò quan trọng đối với đời sống tâm hồn mỗi con người.

- Vai trò của quê hương:

+ Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên bởi vậy nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mỗi con người.

+ Quê hương còn là mục đích để ta không ngừng vươn lên, phấn đấu để khẳng định tên tuổi nơi mình được sinh ra.

+ Quê hương như vòng tay êm ấm của mẹ, là nơi ta trở về sau những bộn bề của cuộc sống, tiếp cho ta năng lượng, sức mạnh để tiếp tục phấn đấu.

+…

- Trách nhiệm của mọi người với quê hương:

+ Yêu quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương.

+ Có lý tưởng sống đẹp, không ngừng phấn đấu để xây dựng quê hương giàu mạnh.

- Liên hệ bản thân.

28 tháng 7 2018

Đáp án

Nội dung 2 khổ thơ đầu bài thơ Quê hương:

   - 2 câu đầu giới thiệu về quê hương ngắn gọn, tự nhiên nhưng không kém phần da diết. Đó là một làng chài ven biển với con sông Trà Bồng. (0.5đ)

   - 6 câu tiếp: cảnh thuyền chài ra khơi

      + Hình ảnh quê hương trong lao động: thiên nhiên thơ mộng, trong sáng “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, báo hiệu một ngày làm việc thành công. (0.5đ)

      + Con thuyền hăng hái ra khơi dưới bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài. Biện pháp so sánh “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, cùng các động từ phăng, vượt cho thấy hình ảnh con thuyền mạnh mẽ, dũng mãnh cùng với khí thế hăng hái, hứng khởi (0.75đ)

      + Cánh buồm no gió được liên tưởng so sánh độc đáo “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Cánh buồm trở thành biểu tượng của dân làng chài, mang theo hi vọng về chuyến ra khơi yên bình, nâng đỡ ngư dân trên hành trình lao động. (0.5đ)

→ Tâm hồn tinh tế, lòng yêu quê hương của nhà thơ (0,25đ)

17 tháng 3 2022

nhớ cảm ơn đấy, nek:Diễn tả hình ảnh lớn lao ,kì vĩ ,sức mạnh phi thường của con thuyền khi ra khoi  .Nó chứa đựng linh hồn lớn lao của người dân làng chài 

17 tháng 3 2022

câu thơ trên có kiểu câu rút gọn .

17 tháng 3 2022

Câu rút gọn trong đoạn này nha em (Rút gọn chủ ngữ)

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

19 tháng 3 2022

Tế Hanh là cây bút tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong số những tác phẩm ông để lại cho đời thì nổi bật nhất có lẽ là "Quê hương". Thi phẩm đã vẽ lên một bức tranh sống động, chân thực về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc bình minh. Điều này được thể hiện rõ nét qua những câu thơ "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng....". Chao ôi! ngay từ những vần thơ đầu tiên, thi sĩ đã đưa người đọc đến khung cảnh mênh mông, rộng lớn, bao la của biển cả. Trong không gian ấy, dân trai tráng bắt đầu đi đánh cá. Cùng đồng hành với họ là những con thuyền "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã? Phải chăng đây chính là dụng ý của nhà thơ, là hình ảnh làm nên cái hay, cái đẹp của bài. Hơn thế nữa, với động từ "phăng", "rướn" đã thể hiện những động tác dứt khoát, nhanh nhạy cùng tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước của người dân làng chài. Qua đây, thầm cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã dệt nên một bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh ra khơi của người dân miền biển, cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.

19 tháng 3 2022

Hay nhưng mình xong từ tối qua .-.

4 tháng 8 2023

Bài 1:

Biện pháp tu từ:

+ So sánh: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã", "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"

Tác dụng: Làm cho hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên sinh động, đặc sắc, cách gợi tả nghệ thuật và dễ dàng cho người đọc hình dung về hoạt động miền biển. Đồng thời câu thơ thêm giàu giá trị diễn đạt, sức gợi hình gợi cảm hấp dẫn đọc giả hơn.

+ Nhân hóa: "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang", "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"

Tác dụng: Làm cho cách tả hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm trở nên có hồn hơn, gần gũi với đọc giả hơn qua từ nhân hóa "mạnh mẽ", "rướn", "thâu góp" từ đó đồng thời thể hiện đến chiều hoạt động của người dân miền biển gắn liền với hai hình ảnh thân thuộc trên. Từ đó câu thơ thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả hơn nhờ hiệu quả của sự gợi hình gợi cảm.

Bài 2:

Với biện pháp so sánh: Hoàng hôn biển là lúc bầu trời ngả vàng như lòng đỏ trứng pha cùng sắc xanh biển thẳm.

Với biện pháp nhân hóa: Chú chó đen này bằng tuổi em.

Bài 3:

Dàn ý phân tích giá trị của phép tu từ trong đoạn trích:

- Giới thiệu đoạn thơ trên.

+ Tình cảm của Viễn Phương với Bác...

- Phép tu từ:

+ Hoán dụ: "mặt trời" ở dòng đầu tiên là sự vật bình thường còn "mặt trời" ở dòng thứ hai là chỉ đến vẻ đẹp sáng ngời cùng cuộc đời rực rỡ của Bác Hồ.

-> Tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ: giúp nhà thơ dễ dàng bày tỏ vẻ đẹp của Bác Hồ còn đỏ và chói lóa hơn mặt trời bình thường đồng thời bộc lộ tình cảm thương yêu nghưỡng mộ của Viễn Phương với Bác. Từ đó câu thơ với lời thơ giản dị, tự nhiên bộc cảm xúc chân thành thương yêu của tác giả với Bác.

- Tổng kết lại vẻ đẹp của nội dung và ý nghĩa của đoạn trích:

+ Bằng hết thảy nghệ thuật bút lực của mình, nhà thơ Viễn Phương vừa làm cho câu thơ đẹp đẽ vừa gợi tả Bác theo chiều sâu từ con người Bác đến lối sống.

+ ...