K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 6 2018

a)     Có 2 cách vẽ ảnh của S.

Cách 1: Vẽ hai tia phản xạ IJ và KJ’, hai tia này có đường kéo dài cắt nhau ở đâu thì đó là ảnh S’ của S.

Cách 2: Lấy S’ đối xứng với S qua gương phẳng.

 

b)     Vẽ tia phản xạ của SI và SK bằng cách vẽ pháp tuyến tại I và K sau đó vẽ tia phản xạ theo định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

c) Xác định vùng nhìn thấy của mắt bằng cách vẽ hai tia tới đến mép gương và vẽ tia phản xạ của các tia này. Vùng giới hạn bởi hai tia này là vùng mắt nhìn thấy ảnh S’ của S.

d)     Ta nhìn thấy ảnh của S vì có các tia phản xạ đi vào mắt ta, các tia phản xạ này có đường kéo dài cắt nhau, nên ảnh tạo ra là ảnh ảo. Vì vậy ta không hứng được ảnh này.

12 tháng 1 2017

Vì tủ chắn sáng, và ánh sáng tuân theo định luật truyền thẳng nên ta chọn được kết quả sau:

Giải bài tập Vật Lý 7 | Để học tốt Vật Lý 7

Những cặp nhìn thấy nhau:

Giải bài tập Vật Lý 7 | Để học tốt Vật Lý 7

An – Thanh; An – Hải; Thanh – Hải; Hải – Hà.

30 tháng 11 2018

Hai quả cầu A và B sẽ cho hai ảnh A’ và B’. Ta nhìn thấy các ảnh này do tia sáng từ vật đến gương phản xạ lại mắt ta. Tia phản xạ của tia tới từ vật A đến mắt ta thì ta nhìn thấy ảnh A’ của A. Tia phản xạ của tia tới từ vật B đến mắt ta thì ta nhìn thấy ảnh B’ của B. Vậy nếu tia phản xạ của A và B trùng nhau đi vào mắt ta thì ta sẽ thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia.

Hình vẽ:

28 tháng 7 2018

Giải bài tập Vật Lý 7 | Để học tốt Vật Lý 7

a) Xác định ảnh S’:

 

Vì ảnh S’ và S đối xứng nhau qua mặt gương nên ta vẽ ảnh S’ như sau:

    + Từ S vẽ tia SH vuông góc với mặt gương tại H.

    + Trên tia đối của tia HS ta lấy điểm S’ sao cho S’H = SH. S’ chính là ảnh của S qua gương cần vẽ.

b) Vẽ tia phản xạ.

Tia phản xạ luôn có đường kéo dài đi qua ảnh S’ của S qua gương nên ta vẽ tia phản xạ như sau:

    + Đối với tia tới SI, ta nối S’I, sau đó vẽ tia đối của tia IS’ ta được tia phản xạ IR cần vẽ.

    + Đối với tia tới SK, ta nối S’K, sau đó vẽ tia đối của tia KS’ ta được tia phản xạ KR’ cần vẽ.

c) Mắt ta nhìn thấy S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S’ đến mắt. Do vậy để thấy được ảnh S’ ta có thể đặt mắt ở vị trí hứng chùm tia phản xạ truyền tới mắt như hình vẽ trên.

d) Không hứng được S’ trên màn chắn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S’ chứ không có ánh sáng thật đến S’.

Kết luận:

Ta nhìn thấy ảnh ảo S và các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’.

25 tháng 3 2018

- Muốn cho ảnh của hai quả cầu che lấp nhau thì hai tia tới xuất phát từ hai điểm sáng A, B phải cho hai tia phản xạ trùng lên nhau. Như vậy hai tia tới cũng phải trùng lên nhau. Hai tia tới duy nhất có thể trùng lên nhau là hai tia nằm trên đường thẳng AB, cắt mặt gương ở I.

Giải SBT Vật Lí 7 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 7

- Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng ở I (i = r), ta vẽ được tia phản xạ chung IR. Để mắt trên đường truyền của IR, ta sẽ nhìn thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia.

31 tháng 8 2021

Mình ko thấy được hình. Bạn có thể gửi lên dc ko ?

29 tháng 4 2017

Học sinh tự làm thực hành.

Kết quả thu được: PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

5 tháng 9 2016

2.1 Tại một điểm C trong một hộp kín có một bóng đèn điện nhỏ đang sáng (hình2.1)

a) Một người đặt mắt ở gần lỗ nhỏ A trên thành hộp nhìn vào trong hộp, người đó có nhìn thấy bóng đèn không? Vì sao?

b) Vẽ một vị trí đặt mắt để nhìn thấy bóng đèn.

Giải

a)     Người đó không nhìn thấy bóng đèn vì ánh sáng từ bóng đèn không truyền vào mắt người đó.

b)    Vì ánh sáng đèn phát ra truyền đi theo đường thẳng CA. Mắt ở bên dưới đường CA nên ánh sáng đi từ đèn không truyền vào mắt được. Phải để mắt nằm trên đường thẳng CA.

5 tháng 9 2016

C A

6 tháng 1 2022

A