K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2022

C

19 tháng 11 2021

=> Các nhà máy thủy điện lớn của nước ta phân bố chủ yếu trên các con sông lớn  vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

Chọn D
31 tháng 3 2022

Câu 8: (Nhận biết)

Loại khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. sét, cao lanh.

B. bôxit, dầu khí.

C. đá vôi, than bùn.

D. oxit titan, cát trắng

 Câu 21. Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc làA. Dầu mỏ.B. Khí đốt.C. Than đá.D. Than gỗ.Câu 22. Cho bảng số liệuGiá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng) Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 làA. Biểu...
Đọc tiếp

 

Câu 21. Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc là

A. Dầu mỏ.

B. Khí đốt.

C. Than đá.

D. Than gỗ.

Câu 22. Cho bảng số liệu

Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)

 Description: Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 18 có đáp án năm 2021 mới nhất

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 là

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ cột ghép.

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Thái Nguyên.

B. Ninh Bình.

C. Hải Dương.

D. Hưng Yên.

Câu 24. Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với khu vực nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Vịnh Bắc Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 25. Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là

A. đất phù sa màu mỡ.

B. nguồn nước mặt phong phú.

C. có mùa đông lạnh.

D. địa hình bằng phẳng.

Câu 26. Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là

A. than đá, bô xit, dầu mỏ.

B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu.

C. than nâu, đá vôi, apatit, chì – kẽm.

D. sét cao lanh, đá vôi, thiếc.

Câu 27. Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất cả nước không phải vì

A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.

B. Điều kiện địa hình, nguồn nước, khí hậu thuận lợi.

C. Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước.

D. Mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước.

Câu 28. Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay là

A. Thiếu tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiếu lao động có kĩ thuật.

C. Dân số đông trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

D. Nhiều vùng đất bị thoái hóa, bạc màu.

Câu 29. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng?

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Sản xuất vật liệu xây dựng.

C. Chế biến lương thực, thực phẩm.

D. Khai thác khoáng sản.

Câu 30. Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có

A. diện tích lúa lớn nhất.

B. trình độ thâm canh cao.

C. sản lượng lúa lớn nhất.

D. hệ thống thủy lợi tốt.

0
22 tháng 11 2021

Tham khảo

Câu 1:

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:

- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).

+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở  Thái Nguyên, Na Dương.

+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…

⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà:  nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).

Câu 2:

Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.

Câu 3

 * Nhận xét:

 Trong thời kì 1995 – 2002,

 - Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.

+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.

+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.

⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.

7 tháng 12 2021

c1 D

 

2 tháng 3 2016

-Về mặt tự nhiên, 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có điểm:

* Giống nhau:

Cả hai đều có nét chung là chịu sự chi phối sâu sắc bởi độ cao địa hình và hướng núi.

* Khác nhau:

- Vùng Đông Bắc có núi thấp chạy theo hướng vòng cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.

- Vùng Tây Bắc có núi cao, hướng Tây Bắc – Đông Nam, địa hình chia cắt sâu. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông ít lạnh hơn.

 

 

19 tháng 11 2021

Tham khảo

Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: vị trí địa lí, độ cao địa hình, hướng nghiêng, hướng núi, đặc điểm hình thái địa hình.

- Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

a) Giống nhau

- Đều có núi cao, núi trung bình và núi thấp.

- Hướng núi: Đều có các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.

- Hướng nghiêng: Đều nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam (cao ở tây bắc, thấp dần về đông nam).

- Đặc điểm hình thái: Đều có các khu vực với đặc điểm hình thái khác nhau.

b) Khác nhau

- Vùng núi Đông Bắc

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

+ Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).

+ Có các khu vực rõ rệt:

• Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.

• Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

- Vùng núi Tây Bắc

+ Cao nhất nước.

+ Hướng núi: tây bắc - đông nam.

+ Có 3 dải địa hình song song:

• Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.

• Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).

• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.