K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2022

- Đất ở VN rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta.

- Đất Feralit:

+ Chiếm 65%, phân bố ở vùng đồi núi thấp.

+ Dùng để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm

+ Chua, nghèo mùn, màu đỏ vàng

- Đất phù sa:

+ Chiếm 24%, phân bố ở vùng đồng bằng

+ Dùng để trồng lúa, cây hoa màu, cây công nghiệp hằng năm

+ Tươi xốp, giàu mùn, phì nhiêu

 

Câu 8:

- Đất Feralit: – Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.

                      – Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

- Đất phù sa: Nhìn chung rất phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt…

Câu 9:

Đặc điểm chung

- Sinh vật rất phong phú và đa dạng.

+ Đa dạng về thành phần loài và gen.

+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.

+ Đa dạng về công dụng và sản phẩm.

- Trên đất liền: đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên biển Đông: hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

Câu 10:

Nhóm đất

Đặc tính

Phân bố

Giá trị sử dụng

Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên)

– Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.

– Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

 

Quảng cáo

 

Các miền đồi núi thấp (đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).

Trồng cây công nghiệp.

Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên

xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu

Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

Trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên)

Nhìn chung rất phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt…

ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ…).

Được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả…

15 tháng 9 2021

Câu1: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?

* Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

     + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

    + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

     + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

15 tháng 9 2021

Câu 3: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi nước ta?

1. Đặc điểm chung

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

 - Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

 - 93% các sông nhỏ và ngắn.

 - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công,…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung

 - Các con sông chảy hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...

 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam,…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ mnước hàng trăm triệu tấn phù sa.

 - Hàm lượng phù sa lớn, khoảng 200 triệu tấn/năm.

NG
26 tháng 10 2023

1. Feralit (65%):

   - Feralit thường là loại đất phù sa cát sét, thích hợp cho việc trồng cây lúa, cây trồng nông nghiệp, và cây hàng năm khác. Loại đất này thường giàu dinh dưỡng và dễ quản lý.
   - Giá trị sử dụng của feralit nằm trong khả năng sản xuất nông nghiệp cao và sự đa dạng trong việc trồng cây.

2. Mùn núi cao (11%):
   - Mùn núi cao thường chứa nhiều chất hữu cơ và nước, giúp duy trì độ ẩm tốt. Điều này có thể làm cho nó thích hợp cho việc trồng cây cỏ, nuôi gia súc, hoặc dùng cho mục đích tái tạo rừng.
   - Giá trị sử dụng của mùn núi cao nằm trong khả năng duy trì và tái tạo đất, đặc biệt là trong việc duy trì hệ thống thực phẩm và nguồn nước.

3. Bồi tụ phù sa (24%):
   - Bồi tụ phù sa thường là loại đất rất phù sa, thích hợp cho việc trồng cây lúa và cây trồng nông nghiệp khác. Đặc điểm quan trọng của bồi tụ phù sa là nó giàu dinh dưỡng và giữ nước tốt.
   - Giá trị sử dụng của bồi tụ phù sa nằm trong khả năng sản xuất nông nghiệp cao và khả năng duy trì độ ẩm trong đất.

15 tháng 5 2017

4.

Đặc điểm chung của đất Việt Nam
a. Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam
b. Nước ta có ba nhóm đất chính:
* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:
– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.
– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.
– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.
– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).
– Thích hợp trồng cây công nghiệp
* Nhóm đất mùn núi cao:
– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%
– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao
– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.
* Nhóm đất phù sa sông và biển:
– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
– Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.
– Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..
– Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

15 tháng 5 2017

2.

– Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống:
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp…
+ Tài nguyên động vật cung cấp cho ta nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học…

7 tháng 9 2019

4.Đất nước ta đa dạng và phong phú , đất feralit chiếm 65%, đất bồi tụ phù sa chiếm 24%, đất mùn núi cao 11%.

- Đất là tài nguyên hết sức qúy giá.

- Thực trạng:Nhiều vùng đất được cải tạo và được sử dụng có hiệu quả

tuy nhiên vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý , tài nguyên đất bị giảm sút :50% diện tích đất tự nhiên cần cải tạo, đất trống , đồi chọc bị sói mòn tới hơn 10 triệu ha.

- Biện pháp bảo vệ: ban hành luật đất đai để sử dụng và bảo vệ đất ngày càng tốt hơn .

+ sử dụng đất hợp lý , có hiệu quả : sử dụng đi đôi với cải tạo , chăm sóc và bảo vệ đất.

5đặc điểm sinh vật VN:

1 đặc điểm chung :

SV việt nam đa dạng và phong phú : đa dạng về thành phần loài, đa dạng về gen di truyền , đa dạng về kiểu hệ sinh thái , đa dạng về công dụng sinh học.

2 sự giàu có về thành phần loài: Có tới 14600 loài thực vật , trong đó có 350 loài thực vật qúy hiếm .

Có tới 11200 loài động vật , trong đó có 365 loài động vật qúuy hiếm.

3 Đ adạng về hệ sinh thái :+ Rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới gió mùa, các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quôc qia.

10 tháng 11 2018
Nhóm đất Đặc tính Phân bố Giá trị sử dụng
Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên) Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các miền đồi núi thấp ( đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ…). Trồng cây công nghiệp.
Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên) Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên) Nhìn chung rất phì nhiêu tười xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt… Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu, đất chua, mặn, phèn ở các vùng Tây Nam Bộ…) Được sử dụng trong nông nghiệp để trông lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả…
30 tháng 4 2022