K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1 điểm)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu.

Câu 10. (1 điểm)

Trong văn bản có một câu văn gợi suy ngẫm: Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Em sẽ làm gì để gắn kết gia đình và rút ngắn khoảng cách thế hệ trong ngôi nhà? (trả lời bằng đoạn văn từ 5 - 7 câu văn)

Bài đọc:

ÔNG NGOẠI

      (Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đậu phỏng vấn và đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ.) 

       Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng, mấy con cá vàng. Con hỏi: "Ngoại chăm sóc hoài không chán sao?", ngoại nói cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu".

       Mẹ cười:

       - Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem.

       (...)

       Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đầu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hòa tan nhau.

       (...)

       Hôm bữa Dung nói với ông:

       - Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?

       Ông nhìn Dung thật lâu: "Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn". Dung chột dạ: "Có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không?". 

       (...)

       Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi: "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo. Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, quen mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường nhận lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. (...)

       Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi: "Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại". Dung nói với ông, ông gật đầu:

       - Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy.

       Dung tròn mắt:

       - Thật ư?

       Ông khẽ cốc đầu nó.

       - Đừng có khinh ngoại.

       Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mặt bánh, Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau; ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, bật nhạc dạo bài Tango "Xa vắng", Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm...

(Trích Ông ngoại, Nguyễn Ngọc Tư)

0
Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa...
Đọc tiếp

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).
Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?
Phần 2:Nghị luận xã hôi
Dựa vào nội dung câu chuyện trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ)trả lời câu hỏi Làm thế nào để tình yêu thương của ta không làm khổ người ta yêu thương?

0
Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa...
Đọc tiếp

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).
Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?
Phần 2:Nghị luận xã hôi
Dựa vào nội dung câu chuyện trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ)trả lời câu hỏi Làm thế nào để tình yêu thương của ta không làm khổ người ta yêu thương?

0
Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng mắc lỗi. Riêng tôi cũng đã có sai lầm mà làm cho tôi có một bài học đáng nhớ trong cuộc đời. Đó là lúc tôi đi về quê vào hè năm ngoái.Khi đến nơi, ông bà tôi rất vui. Mọi người đã cùng nhau vui chơi, nói về tình hình học tập của tôi trong thời gian vừa qua. Một hôm, khi đang rượt đuổi chú chó của ông trong nhà, tôi đã vô tình làm rơi...
Đọc tiếp

Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng mắc lỗi. Riêng tôi cũng đã có sai lầm mà làm cho tôi có một bài học đáng nhớ trong cuộc đời. Đó là lúc tôi đi về quê vào hè năm ngoái.

Khi đến nơi, ông bà tôi rất vui. Mọi người đã cùng nhau vui chơi, nói về tình hình học tập của tôi trong thời gian vừa qua. Một hôm, khi đang rượt đuổi chú chó của ông trong nhà, tôi đã vô tình làm rơi chiếc bình xuống sàn nhà, chiếc bình mà ông rất quý. Nó đã vỡ, khi ông nghe thấy tiếng động lạ, bèn chạy đến ngay. Tôi sợ ông la, liền đổ tội cho chú chó :”Thưa ông, cháu không có làm vỡ chiếc bình của ông đấy”. Ông đã cười thầm và đi chỗ khác. Tôi đã dọn dẹp chúng và chạy thật nhanh đến mẹ, kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ bảo :”Con hãy nhận lỗi và xin lỗi với ông ngay đi, mẹ nghĩ ông sẽ tha thứ cho con bởi vì con không cố ý mà”. Thế nhưng mà tôi vẫn còn lo sợ. Sáng hôm sau, khi ra về, tôi cảm thấy rất có lỗi với ông, tôi liền chạy vào và nói hết sự thật, cứ tưởng ông sẽ la tôi, thế mà ông lại cười và nói :”Thực ra, ông đã biết hết mọi chuyện nhưng ông chỉ muốn để cháu nhận lỗi thôi”.Và cuối cùng, tôi đã lên đường sau lời tạm biệt ông.

Từ đó trở đi, tôi rất cảm ơn ông vì đã cho tôi bài học đáng nhớ trong cuộc đời :”Đừng bao giờ nói dối”.

Các bạn hãy đánh giá bài viết của mình và xem nó có những lỗi sai chỗ nào nha.Cảm ơn các bạn

7
28 tháng 12 2017

nếu đây là thi học kì thì tạm được nhưng trong các bài tập làm văn thì nó quá ngắn. Tuy đây là văn tự sự nhưng bạn nên miêu tả nhiều hơn, lược bớt phần biểu cảm lại. Còn nữa, câu " thưa ông, cháu không làm vỡ chiếc bình của ông đấy" đọc nó cứ lũng cũng, bạn nên đổi câu khác. Phần lúc bạn đi xin lỗi ông, bạn nên thêm một lời căn dặn của ông hoặc hứa hẹn của bạn đối với ông. Vậy thì bài văn của bạn sẽ hay hơn. 

28 tháng 12 2017

bn làm hay mà

HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường....
Đọc tiếp
HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “Tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : - Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. Giàu có, sung sướng B. Nghèo khó, vất vả C. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn D. Hạnh phúc Câu 3. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ D. Tất cả những việc làm trên. Câu 4: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? A. Thầy thuốc giỏi B. Bà tiên C. Bà lão tốt bụng D. Thầy lang Câu 5. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. D. Vì cô bé hiếu thảo. Câu 6. Ý nghĩa câu chuyện là gì? A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà D. Ca ngợi cô bé là người tốt bụng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!” có tác dụng gì? A. Trích dẫn lời của tờ báo B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 9. Trong câu: “Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.” có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10. Trong câu “Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm ) Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 2. (1 điểm) Xác định một cụm động từ trong văn bản trên và đặt câu với cụm động từ đó. Câu 3. (3 điểm) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Em hãy viết một đoạn văn 3 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé trong câu chuyện.
1
10 tháng 12 2021

I . TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : A

Câu 8 : D

Câu 9 : C

Câu 10 : B

II . TỰ LUẬN 

Câu 1 : Chiếc tay nải 

Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh

Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .

Bài làm :

Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa...
Đọc tiếp

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).
Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)                 1.Dựa vào nội dung câu chuyện trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ)trả lời câu hỏi Làm thế nào để tình yêu thương của ta không làm khổ người ta yêu thương?

0
Phần I. (6 điểm) ĐọcĐọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi“Chào Mào và Sáo Sậu sống với nhau trong xóm Vườn Nhãn. Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu…Chào Mào ít nói, hiền lành và chăm chỉ. Còn Sáo Sậu, suốt ngày chỉ thấy luyện giọng để đi thi hát.Một hôm Chào Mào sang gặp Sáo:- Bữa mai ngày lành tháng tốt, em...
Đọc tiếp

Phần I. (6 điểm) Đọc

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

“Chào Mào và Sáo Sậu sống với nhau trong xóm Vườn Nhãn. Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu…

Chào Mào ít nói, hiền lành và chăm chỉ. Còn Sáo Sậu, suốt ngày chỉ thấy luyện giọng để đi thi hát.

Một hôm Chào Mào sang gặp Sáo:

- Bữa mai ngày lành tháng tốt, em cất nhà mới. Chị có rảnh sang giúp em một tay.

- Ấy chết! Mai lại đúng vào ngày tôi phải ra thành phố đăng ký dự thi. Mỗi năm chỉ mở một kì thi hát, tôi không thể bỏ được. Cô thông cảm nhé.

Sự thật thì đến cuối mùa thu mới hết hạn đăng ký, nhưng Sáo Sậu ngại làm giúp hàng xóm nên nói thác ra như thế. Sáng hôm sau, Sáo khoá trái cửa nằm nhà, đánh một giấc say sưa đến tận chiều tối.

Được mọi người chung tay giúp sức, chả mấy nỗi nhà của Chào Mào đã dựng xong. Hôm ăn mừng tân gia, Chào Mào lại sang mời Sáo:

- Chị nghỉ tập hát một ngày, sang bên em dự tiệc với mọi người cho vui.

Thấy nói có tiệc tùng, Sáo Sậu đến ngay. Chào Mào thật thà đôn hậu nên chẳng nghĩ xa nghĩ xôi gì. Nhưng mấy cô Giẻ Quạt, Liếu Điếu vừa nhác thấy Sáo đã chao chát:

- Hôm nay, cô Sáo không đi thi hát à?

- Xóm Vườn Nhãn quê mùa này buồn chết đi được. Hát hay như cô Sáo, dọn quách ra thành phố mà ở. Ngoài ấy quanh năm tha hồ đình đám hội hè.

Biết mọi người cạnh khoé, Sáo Sậu cúi gằm mặt suốt bữa ăn. Mấy ngày sau, càng nghĩ càng xấu hổ, Sáo lặng lẽ dọn nhà lên vách núi cao chót vót.

Thỉnh thoảng, Sáo cũng tạt qua Vườn Nhãn, nhưng tránh mặt người. Sáo biết hối hận và nhớ quê hương lắm. Có ai trong xóm hiểu được điều đó không?

(Chào Mào và Sáo Sậu trích “Xóm bờ giậu” của Trần Đức Tiến)

Câu 1. Hãy cho biết câu chuyện “Chào Mào và Sáo Sậu” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 2. Cho biết câu chuyện “Chào Mào và Sáo Sậu” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 3. Tìm một từ ghép và một từ láy trong câu văn: “Mấy ngày sau, càng nghĩ càng xấu hổ, Sáo lặng lẽ dọn nhà lên vách núi cao chót vót.”

Câu 4. Hãy gọi tên và chỉ rõ và nêu tác dụng một biện pháp tu từ, được sử dụng trong câu văn sau: “Xóm Vườn Nhãn đông vui lắm: ngoài Sáo và Chào Mào, còn có Giẻ Quạt, Chích Choè, Vành Khuyên, Liếu Điếu…”.

Câu 5. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học nào cho bản thân?

Giúp mình với ai  nhanh mình tick 

4
23 tháng 11 2021

Câu 2. Chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 3. Từ ghép: xấu hổ, từ láy: chót vót

Câu 5. Hãy giúp đỡ người khác ngay cả khi mình không muốn và chớ lấy cớ để từ chối.

23 tháng 11 2021

bạn tự đi mà đọc

Đề 2 : Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn...
Đọc tiếp
Đề 2 : Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé : – Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó . Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1(0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản? Câu 2 (0,5 điểm): Tìm từ láy trong câu sau và phân tích tác dụng : “ Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã” Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ? Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm. Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Câu 2 (5 điểm): kể lại truyện ông lão đánh cá và con cá vàng bằng lời của ông lão
0
Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già...
Đọc tiếp

Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?

(Nhanh nha)

0
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
4 tháng 9 2016

1)Đoạn trích tren nằm trong tác phẩm ''Làng'' Tác giả Kim Lân

2)''Ông lão'' trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai

''Điều nhục nhã'' được nói đến là làng chợ Dậu theo giặc

3)-Những câu văn là lời trần thuật của tác giả (1),(3)

-Những câu văn là lời độc thoại nội tam của nhân vật:(2),(4),(5)

-Những lời độc thoại nội tâm áy thể hien tâm trạng của ông Hai:băn khoăn,day dứt nhưng vãn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng

24 tháng 5 2017

Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

     + Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

     + Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

     + Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

→ câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.