K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2019

Chọn A

25 tháng 5 2017

Những tình cảm được diễn tả trong bài: nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà

- Diễn đạt thông qua lối so sánh làm nổi bật tình cảm trong bài - đây là kiểu so sánh phổ biến trong ca dao.

- Những sự vật bình thường, thân thuộc đều có thể gợi hồn thơ, thi liệu cho người sáng tác ca dao.

- Cách diễn đạt tình cảm:

+ “Ngó lên” trong văn cảnh bài ca thể hiện sự trân trọng, tôn kính

+ Hình ảnh so sánh: “nuộc lạt mái nhà” nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình

+ Mức độ so sánh: bao nhiêu… bấy nhiêu

+ Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tình cảm trong bài ca.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Ngó lên nuộc lạt mái nhàBao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.Cái hay của cách diễn đạt trong bài nằm ở cách dùng từ và cách dùng hình ảnh so sánh. Bài ca dao mở đầu bằng động từ "ngó lên", “ngó lên” là ngước lên, là nhìn lên. Hành động ấy chí sự thành kính, nó giống như việc thành khẩn thắp nén nhang dâng lên tiên tổ. “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”, chỉ riêng việc ngó lên phía mái nhà đã gợi đến lòng biết ơn đối với những lớp người đi trước - những lớp người đã tạo ra và giữ yên mái ngói yên bình của ngòi nhà, dòng tộc. Không chỉ vậy, hướng ánh mắt lên mái nhà để ngó nhưng nuộc lạt. Và hình ảnh so sánh ở đây thật độc đáo: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bây nhiêu”. Nỗi nhớ được so sánh với số lượng nuộc lạt trên mái nhà! Có ai lại đi đo, đi đếm nỗi nhớ bao giờ... Nhưng trong thực tế, cùng chẳng ai đếm, ai đo lượng nuộc lạt trên mái nhà! Bởi nhắc đến hình ảnh “nuộc lạt”, ta chỉ thấy nó nhiều về số lượng và hơn thế nó tạo ra sự kết nối bền chặt cho mái nhà.Ở đây, tác giả so sánh nỗi nhớ với ông bà là dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính đồng thời gợi ra sự nối kết bền chặt của tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha. Không chỉ thế, trong bài ca dao này, dân gian sử dụng thể lục bát biến thế. Câu tám tiếng lại gồm chín tiếng, nỗi nhớ ông bà như tràn ra khỏi phạm vi câu chữ. Bài ca dao ngắn gọn, giản dị nhưng xiết bao cảm động.
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
19 tháng 9 2018

Câu ca dao trên sử dụng nghệ thuật ẩn dụ "nuột lạt" và nghệ thuật so sánh "bao nhiêu" - "bấy nhiêu". Nhà thời xưa ở làng quê Việt Nma thường được lợp bằng rơm rạ. Từ "nuột lạt" để chỉ những sợi tre/ giang được chẻ nhỏ, mỏng, dẻo dai và bền chắc, dùng để buộc những lớp mái ngói/ rơm rạ với khung trên mái nhà. Nhà thường là tượng trưng cho tình cảm gia đình. Mái nhà thường gợi nhớ về tổ tiên, cội nguồn. "Nuột lạt" là hình ảnh ẩn dụ để chỉ sự gắn kết bền chặt của tình cảm gia đình. Hành động "ngó lên" để gợi sự tưởng nhớ, biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Cụm từ chỉ sự đong đếm ước lệ "bao nhiêu" - "bấy nhiêu" đã khiến cho tình cảm, sự biết ơn ấy trở nên vô hạn. Câu ca dao bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế đã gửi gắm tình cảm, sự biết ơn vô hạn của con cháu đối với ông bà.

20 tháng 11 2019

học tốt

11 tháng 4 2020

1  A

2 C

3 D

" Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

  Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

 "Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

 "Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"

1.Các bài ca dao trên gieo vần gì ?

A.Vần chân

B.Vần lưng

2.Các bài ca dao trên gieo vần như thế nào?

A.Vần liền

B.Vần cách

3.Cụm từ"Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

A.So sánh

B.Ẩn dụ

C.Nhân hoá

D.Hoán dụ 

18 tháng 9 2018

mk vừa học hôm qua mà quên r 

để xem lại đã

cậu cần gấp ko

18 tháng 9 2018

Mình cần gấp lắm

5 tháng 9 2016

có nhầm sang câu 2 ko z

5 tháng 9 2016

là câu hỏi thứ 3 đó