K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

* Điểm khác nhau trong chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long:

 

Chế độ nước của sông Hồng

Chế độ nước của sông Cửu Long

Mùa lũ

- Kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.

- Các đợt lũ lên nhanh và đột ngột

- Kéo dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm.

- Lũ lên và khi rút đều diễn ra chậm.

Mùa cạn

- Kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm.

- Kéo dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm

 
NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Vùng châu thổ sông Hồng:

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Châu thổ sông Hồng có diện tích khoảng 15.000 km2, được hình thành trong thời gian dài nhờ phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ trầm tích trên vùng trũng.

+ Trong 2000 năm gần đây, châu thổ sông Hồng có nhiều thay đổi do hoạt động đắp đê, lấn biển ở vùng châu thổ và sự xuất hiện các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện ở vùng thượng nguồn.

- Chế độ nước sông:

+ Mùa lũ: từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.

+ Mùa cạn: từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

- Quá trình khai khẩn, chế ngự:

+ Ngay từ thời xa xưa, con người đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng.

+ Để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, con người sớm đã quan tâm đến việc: điều tiết và chế ngự nguồn nước.

* Vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Châu thổ sông Cửu Long là một phần của châu thổ sông Mê Công, rộng khoảng 40.000 km2. Là châu thổ trẻ, có quá trình hình thành chủ yếu cách đây hơn 2.000 năm, được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long và ảnh hưởng của các đợt biển tiến, biển thoái.

Châu thổ sông Cửu Long còn nhiều ô trũng lớn chưa được phù sa bồi đắp. Do địa hình thấp nên hằng năm, các vùng trũng này bị ngập nước vào mùa lũ.

+ Ở bãi triều ven biển và vùng cửa sông của châu thổ, rừng ngập mặn rất phát triển.

- Chế độ nước sông:

+ Mùa lũ: từ tháng 7 đến tháng 11, chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm.

+ Mùa cạn: từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau.

- Quá trình khai khẩn, thích ứng:

+ Ngay từ thời vương quốc Phù Nam, vùng châu thổ sông Cửu Long đã được con người khai phá.

+ Việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

* Vùng châu thổ sông Hồng:

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Hệ thống sông Hồng là một trong hai hệ thống sông lớn nhất ở Việt Nam, với dòng sông chính là sông Hồng, hàng trăm phụ lưu các cấp và hàng chục chi lưu.

+ Hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn và lượng phù sa hết sức phong phú.

+ Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển.

+ Phù sa sông còn có tác dụng bồi cao để hoàn chỉnh bề mặt châu thổ. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc hai bên bờ sông.

- Quá trình khai khẩn, chế ngự:

+ Ngay từ thời xa xưa, con người đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng.

+ Để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, con người sớm đã quan tâm đến việc: điều tiết và chế ngự nguồn nước.

* Vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Quá trình hình thành và phát triển:

+ Hệ thống sông Mê Công là một trong những hệ thống sông lớn ở châu Á và thế giới. Phần sông Mê Công chảy trên lãnh thổ Việt Nam (còn gọi là: sông Cửu Long) dài hơn 230 km, gồm hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trên bề mặt châu thổ.

+ Tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 507 tỉ m3/năm, chiếm 60,4% tổng lượng nước của tất cả sông ngòi ở Việt Nam, vì vậy tuy hàm lượng phù sa không cao nhưng tổng lượng phù sa của hệ thống sông Cửu Long vẫn rất lớn.

+ Do không có hệ thống đê ven sông như ở châu thổ sông Hồng nên khi mùa lũ đến, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng 10.000 km, bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ.

+ Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm nên nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở.

- Quá trình khai khẩn, thích ứng:

+ Ngay từ thời vương quốc Phù Nam, vùng châu thổ sông Cửu Long đã được con người khai phá.

+ Việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Hồng là:

+ Hệ thống đê sông Hồng.

+ Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông, như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bản Chát, Thác Bà,…

- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Cửu Long là:

+ Kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, kênh Chợ Gạo, kênh Tháp Mười,…

+ Hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp (ở 4 tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).

+ Hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre.

+ Cống đập Ba Lai (xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).

+ Hệ thống đê biển ở toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Giống nhau:

+ Hoạt động khai thác của con người ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long đều diễn ra từ rất sớm.

+ Hoạt động khai thác diễn ra nhằm mục đích chủ yếu là: phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, con người cũng thực hiện các hoạt động khác, như: khai thác nguồn lợi thủy sản từ sông nước; sử dụng sông ngòi, kênh rạch,… làm đường giao thông kết nối giữa các vùng,…

- Khác nhau:

+ Quá trình khai khẩn châu thổ sông Hồng ở miền Bắc gắn liền với việc đắp đê trị thủy.

+ Quá trình khai khẩn châu thổ sông Cửu Long ở miền Nam là quá trình con người thích ứng với tự nhiên.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 9 2023
Đặc điểmĐồng bằng sông HồngĐồng bằng sông Cửu Long
Diện tíchKhoảng 15.000 km2.Khoảng 40.000 km2
Nguồn gốc phát sinhDo phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ.Do hệ thống sông Cửu Long bồi tụ.
Địa hình– Được con người khai thác từ lâu và làm biến đổi mạnh.
– Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.
– Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.
– Có hệ thống đê ven  sông ngăn lũ.
– Thấp và bằng phẳng hơn.
– Không có đê nhưng có hệ thống sông ngòi , kênh rạch chằng chịt.
– Có các vùng trũng lớn chưa được bồi đắp xong: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên.
Đất đai– Vùng trong đê không còn được bồi tụ phù sa, đất bạc màu  hoặc ngập nước.
– Vùng ngoài đê được  bồi tụ phù sa hàng năm.
– Mùa lũ: nước sông dâng cao, bồi tụ phù sa.
– Mùa cạn: nước triều lấn mạnh, gần 2/3 diện tích là đất mặn, đất phèn.
NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1

- Hình ảnh vùng châu thổ sông Hồng:
loading...

 

- Hình ảnh vùng châu thổ sông Cửu Long:
loading...

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ngay từ thời vương quốc Phù Nam (khoảng thế kỉ I đến đầu thế kỉ VII), vùng châu thổ sông Cửu Long đã được con người khai phá và trở thành một trung tâm nông nghiệp lúa nước.

- Đến thế kỉ IV, ở Nam Bộ xuất hiện tình trạng biển tiến cục bộ, nước mặn dần dâng cao. Quá trình này đã làm cho toàn bộ vùng đất thấp bị ngập mặn, gây ra hậu quả lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề trồng lúa. Cho đến thế kỉ XIII, Nam Bộ vẫn còn là vùng đất tương đối hoang vu.

- Việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.

+ Quá trình khai hoang, phục hoá đồng ruộng bắt đầu được đẩy mạnh từ khoảng thế kỉ XVII với nhiều dòng kênh lớn được đào và đưa vào khai thác. Các cộng đồng cư dân đến từ phía bắc, cùng với những nhóm cư dân có mặt từ trước đã sát cánh bên nhau khai phá trên quy mô lớn, phát triển vùng đất Nam Bộ dần thành một trung tâm kinh tế của đất nước.

+ Cuộc sống trên sông nước, gần sông nước và những ứng xử thường xuyên với môi trường đã tạo nên một nền văn hoá đậm chất sông nước. Chợ nổi, nhà nổi,... là những cách thích ứng với môi trường sông nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.

+ Do tác động lớn của môi trường sông nước mà “nước” thành quan niệm của người Việt về Tổ quốc từ xưa đến nay.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Quá trình khai khẩn và cải tạo vùng châu thổ sông Cửu Long:

- Đầu thế kỉ XVI, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là vùng đất khá hoang vu.

- Từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII, một bộ phận người Việt bắt đầu đến cư trú, khai phá vùng đất này. Họ sinh sống chủ yếu bằng cách khai thác thuỷ hải sản, lâm sản, trồng lúa,...

- Đến thế kỉ XVIII, người Việt di cư đến đây sinh sống đã khá đông đúc, hình thành nên những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa rộng lớn, những vườn cây trái xanh tốt.

- Bên cạnh hệ thống sông, kênh rạch tự nhiên, người dân còn đào nhiều kênh mới để dẫn nước tưới tiêu, làm đường giao thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa,... Nổi tiếng là các kênh: Vĩnh Tế, Thoại Hà, Tháp Mười, Chợ Gạo,...

♦ Các hoạt động nhằm thích ứng với chế độ nước sông Cửu Long:

- Ở đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu đời con người đã thích ứng với điều kiện tự nhiên, tận dụng khai thác nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nguồn nước ngọt và phù sa màu mỡ do nước sông mang lại để tăng độ phì và cải tạo đất.

- Trong những năm gần đây, để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, người dân ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành các giải pháp như:

+ Xây các đập ngăn mặn xâm nhập vào thời kì mùa cạn;

+ Đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn các giống mới phù hợp;

+ Tái cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, phát huy cao nhất những lợi thế của vùng là: trồng lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển vườn trồng cây ăn quả,...

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ngay từ thời xa xưa, con người đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng. Hình ảnh về cuộc sống sông nước, cũng như dựa vào khai thác các sản phẩm tự nhiên từ sông nước được in đậm trên các di vật, hoặc vẫn được lưu giữ trong các tầng văn hoá khảo cổ học.

- Để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, con người sớm đã quan tâm đến việc: điều tiết và chế ngự nguồn nước.

+ Từ xa xưa, để khai thác nguồn nước giàu phù sa của hệ thống sông Hồng, người Việt đã biết tạo nên những hệ thống kênh (sông đào) dẫn nước vào ruộng, hoặc tiêu nước, phân lũ về mùa mưa; đồng thời cũng sớm phải tổ chức đắp đê, trị thuỷ để phát triển sản xuất và bảo vệ cuộc sống.

+ Từ thế kỉ XI, dưới thời Lý, Nhà nước Đại Việt đã cho đắp đê dọc theo hầu hết các con sông lớn.

+ Tới thời Trần, triều đình đã cho gia cố cho các đoạn đê xung yếu ở hai bên bờ sông Hồng từ đầu nguồn tới biển (đê quai vạc) và đặt ra chức quan Hà đê sứ chuyên trách trông coi việc bồi đắp và bảo vệ hệ thống đê điều,...

+ Sang thế kỉ XV, nhà Lê bắt đầu tiến hành quai đê lấn biển để khai thác bãi bồi vùng cửa sông. Công việc này được đẩy mạnh vào thời Nguyễn ở các vùng ven biển Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.