K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2016

*Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên. Tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hoá, điệp từ, đối lập, tương phản.

* - Nhân hoá: “ Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân” 
Điệp từ: ...Trời xanh thành tiếng hát. 
...Những kẻ quê mùa đã thành trí thức. 
Tương phản đối lập:
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức( quê mùa > < trí thức )
Tối tăm cần lao nay hoá những anh hùng ( tối tăm cần lao > < anh hùng )
*Tác dụng:
-Các biện pháp tu từ, nhân hoá, điệp từ, đối lập tương phản Chế Lan Viên vận dụng sáng tạo làm cho lời thơ giàu hình tượng và biểu cảm.
-Chất thơ lãng mạn cất cánh diễn tả khát vọng và niềm tin chói ngời của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về viễn cảnh đất nước ta sau này, khi mà “giặc nước đuổi xong rồi”...Tổ quốc được độc lập, tự do, thanh bình “trời xanh thành tiếng hát”. Nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc “điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân”.
-Người lao động “quê mùa”, “ tối tăm” ...được học hành làm chủ đất nước. một sự đổi mới kì diệu nhờ cách mạng mang lại: 
“Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tối tăm cần lao nay hoá những anh hùng”

4 tháng 10 2016

khó nha

 

 Câu 1. Đọc đoạn thưo sauGiặc nước đuổi xong rồi.Trời xanh thành tiếng hát.Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhânNhững kẻ quê mùa đã thành tri thứcTăm tối cần lao nay hoá anh hùng" (Chế Lan Viên)a. Trong đoạn thơ, tác giả dùng biện pháp tu từ gì?b.Biện pháp đó được thể hiện ở câu nào trong đoạn thơ?c. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.Câu 2. Tìm biện pháp nghệ thuật và phân tích giá trị biểu cảm...
Đọc tiếp

 Câu 1. Đọc đoạn thưo sau

Giặc nước đuổi xong rồi.Trời xanh thành tiếng hát.

Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân

Những kẻ quê mùa đã thành tri thức

Tăm tối cần lao nay hoá anh hùng"

 

(Chế Lan Viên)

a. Trong đoạn thơ, tác giả dùng biện pháp tu từ gì?
b.Biện pháp đó được thể hiện ở câu nào trong đoạn thơ?
c. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 2. Tìm biện pháp nghệ thuật và phân tích giá trị biểu cảm trong đoạn 

" Ở tận sông Hồng em có biết

Quê hương anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết

 Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông"

Câu 3: 

                Viết bài văn ngắn  nêu suy nghĩ của em về triết lí sau" Tuổi tác không nói lên độ trưởng thành, điểm số không nói lên năng lực và những  lời đồn đại không nói lên bạn là ai"

Câu 4.Viết đoạn văn với câu chủ đề :" Thà bị ghét vì sống thật với chính mình chứ không giả tạo nói xạo để người khác yêu mến"

 Câu 1. Đọc đoạn thưo sau

Giặc nước đuổi xong rồi.Trời xanh thành tiếng hát.

Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân

Những kẻ quê mùa đã thành tri thức

Tăm tối cần lao nay hoá anh hùng"

 

(Chế Lan Viên)

a. Trong đoạn thơ, tác giả dùng biện pháp tu từ gì?
b.Biện pháp đó được thể hiện ở câu nào trong đoạn thơ?
c. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 2. Tìm biện pháp nghệ thuật và phân tích giá trị biểu cảm trong đoạn 

" Ở tận sông Hồng em có biết

Quê hương anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết

 Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông"

Câu 3: 

                Viết bài văn ngắn  nêu suy nghĩ của em về triết lí sau" Tuổi tác không nói lên độ trưởng thành, điểm số không nói lên năng lực và những  lời đồn đại không nói lên bạn là ai"

Câu 4.Viết đoạn văn với câu chủ đề :" Thà bị ghét vì sống thật với chính mình chứ không giả tạo nói xạo để người khác yêu mến"

0
20 tháng 4 2020

Bptt :

* điệp ngữ ( từ ''Những mùa quả'')

từ ''Những mùa quả'' được lặp lại 2 lần làm :

+Đó là thứ “quả” mẹ vẫn chăm sóc trong khu vườn của mẹ.

+Nhấn mạnh sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ “quả” mà mẹ mong chờ nhất.

* So sánh : Những mùa quả lặn rồi lại mọc như mặt trời khi như mặt trăng

-Tác dụng của phép so sánh: mọc rồi lại lặn như mặt trời, mặt trăng là quy luật của tự nhiên. Mặt trăng, mặt trời gợi lên hình ảnh của thời gian. Gợi lên thời gian tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm chăm sóc cho vườn quả, cho các con mà không quản nhọc nhằn.

20 tháng 4 2020
  1. – Nghệ thuật hoán dụ: Bàn tay mẹ mỏi: chỉ sự già nua và sự ra đi của mẹ.
  • Nghệ thuật ẩn dụ quả xanh non, chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành của người con, câu hỏi tu từ: Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
  • Tác dụng: Tạo điểm nhấn về lòng biết ơn và sự ân hận như một thứ “tự kiểm” về sự chậm trễ thành đạt của người con chưa làm thỏa được niềm vui của mẹ.

Tham Khảo

1 tháng 7 2021

THAM KHẢO

a.Phép tu từ
- Phép tu từ nhân hóa: « Trăng nhòm”, điệp từ “ ngắm”
b. Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:
- Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...
- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời

Tham khảo

biện pháp tu từ : điệp ngữ và nhân hóa

 BP nhân hóa : Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu

BP điệp từ : ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người

giá trị : Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu 

13 tháng 11 2021

Em tham khảo:

- Biện pháp tu từ : + Ẩn dụ ( nước gương trong ) 

+ So sánh ( tâm hồn tôi với buổi trưa hè ) 

+ Nhân hóa ( soi tóc những hàng tre ) 

- Tác dụng : + Làm cho câu văn sinh động, gây ấn tượng với người đọc 

+ Làm nổi bật lên hình ảnh con sông quê hương cùng những hàng tre hiền hòa và đầy thơ mộng. Qua đó, tác giả bày tỏ niềm yêu quê hương vè rung động trước cảnh thiên nhiên tha thiết 

Biện pháp tu từ: liên tưởng

Tác dụng: Thể hiện tâm trạng đau đớn tới thảng thốt, không tin ở cái tin sét đánh phũ phàng kia. Dường như không còn Bác, cũng không nên tồn tại những gì là thơm ngọt, đẹp đẽ. Bác ra đi đồng nghĩa với lạnh, lặng, tắt... tâm trạng đau đớn đến tột cùng. Bác ra đi, trong khi đó ở ngoài kia đang là trời đầu thu, đang là chiến thắng và hi vọng. Khung cảnh và lòng người trở nên tương phản, đối lập, gợi bao nỗi day dứt về tính chất phi lí, không thể chấp nhận được của sự mất mát. Cuộc đời càng đẹp đẽ, hấp dẫn thì sự ra đi của Bác càng gợi bao đau xót, nhức nhối tâm can.

P/S: 1. Phần in đậm là phần trả lời, còn phần còn lại là mình giải thích thêm phòng trường hợp bạn cần đến

        2. Câu trả lời là theo ý kiến của mình khi liên hệ tới bài học, không quá chắc chắn đúng cả 100%

10 tháng 8 2022

yeu

 

 

28 tháng 6 2023

Phép hoán dụ: "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính."

Phân tích giá trị nghệ thuật: Làm tăng giá trị diễn đạt sự thương nhớ mà con người, sự vật ở quê hương dành cho người lính. Đồng thời gợi đến tình cảm giữa làng quê bình yên và con người ra đi đánh giặc qua từ "giếng nước gốc đa", "người ra lính". Từ đó làm câu thơ thêm giá trị biểu cảm sâu sắc, giá trị hình ảnh mộc mạc giản dị nhưng thấm đậm vào lòng đọc giả. 

Nghệ thuật hoán dụ "Giếng nước gốc đa”. Tác dụng 

- Giếng nước và gốc đa là hình ảnh hoán dụ về quê hương cũng như người thân nơi hậu phương của người lính. 

- Câu thơ tạo nên 2 chiều nỗi nhớ da diết: quê hương nhớ người lính và người lính nhớ gia đình của mình. 

- Tạo mạch cảm xúc cho khổ thơ khiến câu thơ giàu hình ảnh hơn 

25 tháng 11 2019

a. Biện pháp liệt kê: tiếng chim reo, trời xanh biếc, nắng tràn khắp ngả, đất thành cây, mật trào lên vị quả

Tác dụng: cho thấy mùa hè đến với âm thanh rộn rã, màu sắc rực rỡ, tràn ngập hương vị ngọt ngào.

b. Biện pháp so sánh: Những mùa quả lặn rồi lại mọc như mặt trời khi như mặt trời

Tác dụng: Diễn tả những thành quả là trái ngọt do bàn tay mẹ vun trồng, chăm sóc; thể hiện tình yêu thương, kính trọng của người con dành cho mẹ.

7 tháng 2 2021

Hai câu thơ cuối :

Các biện pháp tu từ là :

+ Giọng thơ:trầm lắng ,tha thiết 

+lời thơ :mộc mạc ,giản dị 

+câu cảm thán :bộc lộ cảm xúc nỗi nhớ chân thành, da diết 

->tình cảm gắn bó sâu lặng với quê hương 

=> Với lời thơ mộc mạc, dản dị, sử dụng câu cản thán. Tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ chân thành da diết và tình cảm gắn bó sâu lặng với quê hương.