K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2017

Chọn đáp án: B.

12 tháng 7 2019

●   Trên đường về quê: Bộc lộ tâm trạng buồn se sắt, chua xót, hụt hẫng, thương cảm. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật “tôi” là niềm mong mỏi và nỗi buồn phảng phất khi nhận ra những nét đổi thay theo hướng tiêu điều của quê hương. Nhân vật Tôi cảm thấy ngạc nhiên, không tin là làng mình, mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Qua đó thể hiện tâm trạng hụt hẫng, thất vọng vì làng xóm tiêu điều, xơ xác

●   Tâm trạng lúc rời xa quê: là sự đan xen cả nỗi buồn thấm thía, chua xót vì quê hương quá bi đát, thê lương và niềm mong mỏi sự đổi thay cho các thế hệ tương lai (qua hình ảnh cháu Hoàng và hồi ức về Nhuận Thổ hồi nhỏ). Cuối cùng là niềm hi vọng, lời kêu gọi và quyết tâm hành động để tìm một con đường mới cho xã hội Trung Hoa đương thời.

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.

2 tháng 6 2019

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu… đang làm ăn sinh sống): suy nghĩ nhân vật tôi trên con đường về quê

- Phần 2 (tiếp…sạch như trơn quét): tác giả đau xót trước thực tại tiều tụy, nghèo túng của quê hương

- Phần 3 (còn lại): trên đường xa quê, những suy ngẫm về hiện tại và tương lai

1)Kể tên một số văn bản khác cũng ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.(Như "Truyện Kiều",vv.)2)Tại sao có thể nói văn bản "Chị em Thúy Kiều" mang giá trị nhân đạo sâu sắc?3)(Bếp lửa) So sánh sự việc đã xảy ra ở làng và lời bà dặn cháu có phương châm hội thoại nào bị vi phạm? Chi tiết này bộc lộ điều gì về người bà?4)Kể tên một số bài thơ cùng chủ đề với bài "Đồng...
Đọc tiếp

1)Kể tên một số văn bản khác cũng ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.(Như "Truyện Kiều",vv.)

2)Tại sao có thể nói văn bản "Chị em Thúy Kiều" mang giá trị nhân đạo sâu sắc?

3)(Bếp lửa) So sánh sự việc đã xảy ra ở làng và lời bà dặn cháu có phương châm hội thoại nào bị vi phạm? Chi tiết này bộc lộ điều gì về người bà?

4)Kể tên một số bài thơ cùng chủ đề với bài "Đồng chi"-Chính Hữu.

5)(Bến quê)Liệt kê ra chuỗi tình huống nghịch lí,ngẫu nhiên trùng hợp xuyên suốt mạch truyện.Những chi tiết ấy phản ánh điều gì?

6)(Sang thu)Tại sao nhà thơ chọn hương ổi trong muôn ngàn hương vị quê hương để miêu tả?Khổ thơ đầu cho ta biết cảnh sắc thiên nhiên ở vùng miền nào nước ta?

7)(Làng) Cuộc trò chuyện của ông Hai và đứa con út có chi tiết:ông hỏi con có thích về làng chợ Dầu và ủng hộ ai,khi nghe con trải lời "Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh" ông giàn giụa nước mắt.Chi tiết này thể hiện vẻ đẹp gì của ông Hai?

8)(Chiếc lược ngà)Khi kể về cuộc chia tay của ông Sáu và bé Thu,tại sao nhân vật "tôi" lại "bỗng cảm thấy khó thở"?

9)Tại sao trong "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" tác giả lại hỉ nói đến đối tượng người trẻ mà không nói đối tượng nào khác?

10)(Bắc Sơn)Diễn biến nội tâm nhân vật Thơm phản ánh điều gì?Những xung đột nào xảy ra trong hồi bốn?

1
20 tháng 3 2020

1. Bánh trôi nước.

2. Vì văn bản ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

3. Phương châm về lượng.

-> Tần tảo, hi sinh, luôn nghĩ cho người khác.

-> Yêu nhà, yêu nước.

4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

22 tháng 8 2018

Truyền kì mạn lục - ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.

Yếu tố kì ảo: Vũ Nương trầm mình tự vẫn, gặp Linh Lang, linh hồn trở về dương thế gặp Trương Sinh

Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kì ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương không làm cho bi kịch tác phẩm mất đi vì người con gái tư dung tốt đẹp, phẩm chất cao đẹp vẫn không được hưởng hạnh phúc thật sự nơi trần thế, tính chất tố cáo xã hội, tố cáo chiến tranh phi nghĩa vẫn đậm nét trong tác phẩm này

Đọc các đoạn văn sau và chỉ ra lỗi trong những câu văn trên bằng cách thêm, bớt một số từ ngữ, chứa các câu văn cho đúng mà không làm thay đổi nghĩa của câu. a) Qua việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi lên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. b) Kho tàng văn học dân gian...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và chỉ ra lỗi trong những câu văn trên bằng cách thêm, bớt một số từ ngữ, chứa các câu văn cho đúng mà không làm thay đổi nghĩa của câu. 

a) Qua việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi lên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. 

b) Kho tàng văn học dân gian Việt Nam với rất nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè, .....

c) Sau khi tôi thi đỗ vào trường THPT Lê Quý Đôn (ngôi trường mà tôi vẫn luôn mong ước). 

d) Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng. 

e) Với ngòi bút tài hoa, tinh tế của Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống. 

1
18 tháng 9 2020

Đọc các đoạn văn sau và chỉ ra lỗi trong những câu văn trên bằng cách thêm, bớt một số từ ngữ, chứa các câu văn cho đúng mà không làm thay đổi nghĩa của câu. 

a) Qua việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi lên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. 

Lỗi sai :Thiếu chủ ngữ

=>Việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi lên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. 

b) Kho tàng văn học dân gian Việt Nam với rất nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè, .....

Lỗi sai :  Dùng sai quan hệ từ

=>  Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè, .....

c) Sau khi tôi thi đỗ vào trường THPT Lê Quý Đôn (ngôi trường mà tôi vẫn luôn mong ước). 

Lỗi sai : Thiếu CN

=>Tôi thi đỗ vào trường THPT Lê Quý Đôn (ngôi trường mà tôi vẫn luôn mong ước). 

d) Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng. 

Lỗi sai :Thiếu CN

=> Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng. 

e) Với ngòi bút tài hoa, tinh tế của Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống.

Lỗi sai : thiếu CN

=>  Ngòi bút tài hoa, tinh tế của Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống.

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì? 2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì? 3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu...
Đọc tiếp

1.Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tac giả nhằm thể hiện điều gì?

2.Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?

3.Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo?Phân tích sự miêu tả tâm lý nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.

4.Ở đoạn kết truyện tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy.

5. Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng. (Gợi ý: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ bên này bị sụt lở, hình ảnh anh con trai sa vào đám phá cờ thế….)

6.Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cẩm nhận của em về đoạn văn.

4
18 tháng 12 2017

Đây là VẬt Lí mà,sao lại có văn ở đây?

7 tháng 1 2019

ngốc, đây là Văn mà