K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DD
9 tháng 6 2021

Bài 1: 

Có tổng số bài hát đã diễn ra là: 

\(\left(9+5+6+7\right)\div3=9\)(bài) 

Bình đã đệm đàn cho số bài hát là: 

\(9-5=4\)(bài) 

Bài 2: 

Tổng giá của tất cả các sản phẩm là: 

\(120\times25=3000\)(nghìn đồng) 

Tổng giá của các sản phẩm không đổi, để có một sản phẩm có giá trị cao nhất có thể có thì các sản phẩm có giá dưới \(100\)nghìn đồng đều có giá \(40\)nghìn đồng (do không có sản phẩm nào có giá trị dưới \(40\)nghìn đồng), các sản phẩm có giá không dưới \(100\)nghìn đồng thì đều có giá \(100\)nghìn đồng (trừ sản phẩm giá cao nhất). 

Khi đó một sản phẩm có thể có giá cao nhất là: 

\(3000-40\times10-100\times14=1200\)(nghìn đồng) 

24 tháng 3 2019

Câu1

Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em gồm 4 quyền. Đó là các nhóm sau đây:

Nhóm quyền sống còn.

Nhóm quyền bảo vệ.

Nhóm quyền phát triển.

Nhóm quyền tham gia.

quyền trẻ em ko được vui chơi, học tập và ko làm việc nặng

18 tháng 2 2020

*Cúc năm nay 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng ăn uống. Hằng ngày, Cúc phải làm rất nhiều công việc như rửa bát, dọn dẹp, nhóm lửa, phục vụ khách.... suốt từ sáng sớm đến khuya có những công việc nặng quá sức của em. Cúc lại thường bị bà chủ mắng nhiếc. Em không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi.

Theo em, trong tình huống trên, những quyền nào của trẻ em bị vi phạm?
- TRẺ EM 14 TUỔI ĐI LÀM THUÊ
- LÀM VIỆC NẶNG QUÁ SỨC
- MẮNG TRẺ EM
- KHÔNG ĐƯỢC ĐI HỌC, TIẾP SÚC VỚI BẠN CÙNG TUỔI

5 tháng 4 2017

Quyền mà em đã được hưởng:

-   Được cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, thương yêu.

-  Được bảo vệ, được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao.

-   Được tham gia bày tỏ ý kiến của mình.

Suy nghĩ của em là:

-   Em biết ơn cha mẹ, thầy, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ và đem lại cuộc sông hạnh phúc cho em.

Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi:

-   Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc;

-   Làng trẻ SOS;

-   Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.

-   Các trường nuôi dạy trẻ khuyết tật...

Các tổ chức đó bảo vệ và chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi, để các em được hưởng mọi quyền lợi, được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.



k nehs, thanks

15 tháng 11 2018

Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về mức độ, số lượng vụ việc, nhất là bóc lột sức lao động của trẻ em, các vụ hiếp dâm, dâm ô trẻ em, bạo hành gia đình, bạo lực học đường...

 Thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho thấy, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600-1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, thì số trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.

Những vụ việc xâm hại trẻ em liên tiếp được công khai làm rúng động dư luận và cảnh báo “đỏ” về sự an toàn của những đứa trẻ và sự xuống cấp về đạo đức, ý thức pháp luật của những người trưởng thành[1].

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chưa được quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh con là việc “bình thường”. Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự ”rắc rối ”liên quan đến họ. Nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức, đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác.

Trong khi đó, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng còn bị coi nhẹ, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống và bị  bạo lực

Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em (khoảng 50% tổng số vụ vi phạm) và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự.

“Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước!”.

Việc “Tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển”[2] là một trong những mục tiêu quan trọng, là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta, của toàn xã hội và của mỗi gia đình.

Cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Từ các bản Hiến pháp, các bộ luật, luật đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em phù hợp với các công ước quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu về một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định theo pháp luật quốc tế, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Hiến pháp năm 2013[3].

1. Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế

Trong Bộ luật Nhân quyền quốc tế, quyền trẻ em được chế định chủ yếu trong Công ước về quyền trẻ em (CRC, năm 1989) và hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung CRC được thông qua năm 2000 (Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang). Trong đó khái niệm “Trẻ em” được xác định là những người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, đây là một điều luật mở cho các quốc gia thành viên. Theo đó, các quốc gia thành viên có thể quy định các quyền trẻ em được bắt đầu ngay khi mang thai hay sau khi ra đời; và về độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi so với quy định của CRC.

Quyền trẻ em được quy định dưới 04 dạng, trong đó 02 dạng đầu là quyền trực tiếp; hai dạng sau, tạm gọi là quyền gián tiếp hay quyền thụ động:

- Quyền: được sống và phát triển, có họ tên và quốc tịch,...

- Tự do (hay quyền cơ bản): tự do tiếp nhận thông tin, tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo,...

- Trách nhiệm của cha mẹ và xã hội: thực hiện các quyền trẻ em, có quyền và nghĩa vụ định hướng và đưa ra những chỉ dẫn phù hợp,...

- Bảo vệ của cha mẹ và xã hội: khỏi sự bóc lột và lạm dụng tình dục, khỏi bị mua bán và bắt cóc, khỏi bị tra tấn và tước đoạt tự do, khỏi ảnh hưởng của xung đột vũ trang,...

Nội dung quyền trẻ em trong CRC được phân thành 04 nhóm: a/ Nhóm quyền được sống hay được tồn tại (các Điều 5, 6, 24, 26, 27); b/ nhóm quyền được bảo vệ (các Điều 2, 7, 8, 9, 10, 11, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40); c/ nhóm quyền được phát triển (các Điều 17, 18, 28, 29, 31, 32); d/ nhóm quyền được tham gia (các Điều 12, 13, 14, 15, 17, 30).

2. Một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Hiến pháp năm 2013

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.

Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác), và trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2001), năm 2013. Trong Hiến pháp năm 1992, quyền trẻ em được chế định trực tiếp trong Điều 40 và được hàm chứa trong một số điều khác (Điều 50,...). Quyền trẻ em cũng được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và trong Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37. Cụ thể:

 Thứ nhất, quyền được khai sinh và có quốc tịch[4]

Mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu[5]. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân sau này mà có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh[6].

Thứ hai, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức[7]. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội[8], theo đó:

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình[9].

- Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con[10].

- Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con[11].

- Khi con gặp khó khăn không thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con[12].

- Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự[13].

- Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra[14].

Cha mẹ Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội[15], tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Thứ ba, quyền được sống chung với cha mẹ

Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em[16]. Các trường hợp trẻ em buộc phải cách ly cha mẹ được pháp luật quy định, gồm:

- Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù.

- Cha mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyết định không cho cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Trẻ em bị quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…

Khi phải sống cách ly cha mẹ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ em được bảo đảm như sau:

- Trong trường hợp, cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù, thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức chính trị - xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế, trừ trẻ em dưới ba mươi sáu tháng tuổi.

- Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích; Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự[17].

- Trong các trường hợp này, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha mẹ theo các hình thức giao cho người thân thích của trẻ em, giao cho gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

- Cơ quan có chức năng bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân thích, gia đình thay thế, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha mẹ; liên hệ và thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế; thường xuyên kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha mẹ sau khi giao cho người chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế.

- Trong thời gian trẻ em ở trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em này có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ; trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình, gia đình thay thế; Ủy ban nhân dân, các cơ quan, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cấp xã, nơi có trẻ em vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện, có biện pháp cụ thể để giúp đỡ trẻ em tiến bộ và tái hòa nhập gia đình, cộng đồng khi trở về.

Thứ tư, quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự[18],[19]

Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, quyền được chăm sóc sức khỏe[20]

Trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

Thứ sáu, quyền được học tập[21]

Trẻ em có quyền được học tập, đối với bậc tiểu học trẻ em không phải đóng học phí, theo đó:

- Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập[22]. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Thứ bảy, quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch[23]

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi, theo đó:

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địa phương. Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí.

- Xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng.

Thứ tám, quyền được phát triển năng khiếu[24]

Trẻ em có quyền được phát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, theo đó:

- Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạo điều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiện việc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

Thứ chín, quyền có tài sản[25]

 Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. Tài sản riêng của trẻ em bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của trẻ em, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của trẻ em và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của trẻ em cũng là tài sản riêng của trẻ em. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản lý, bảo vệ, định đoạt tài sản riêng của trẻ em[26] và đảm bảo quyền dân sự của trẻ em về tài sản, theo đó:

- Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

- Cha mẹ, người giám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp trẻ em gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định.

....

Hiến pháp năm 2013 - một trong những thành tựu của gần 30 năm đổi mới của Việt Nam (1986 - 2016): “Đây là văn kiên pháp lý và đạo luật đặc biệt quan trọng phản ánh ý chí của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng bảo vệ phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới”[27].

Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thông qua Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến lớn trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng, Nhà nước và Nhân dân về vị trí và vai trò của Hiến pháp trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã có hiệu lực kể từ ngày 01/1/2014, các quy định về quyền con người, quyền công dân (trong đó, có quy định về quyền của trẻ em) trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, lao động - việc làm… cũng đã được quy định và khẳng định trong Hiến pháp năm 2013 với những đổi mới đáng kể[28].

Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 64/2013/QH13 Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[29], Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 về việc Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 75/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII[30] đối với việc triển khai thi hành Hiến pháp; công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính[31]. Theo đó, các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành liên quan đến quyền con người, quyền công dân, quyền được học tập, lao động, làm việc và nghỉ ngơi[32]…, được ban hành trước ngày Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực đã và đang được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013, trong đó: “Ưu tiên ban hành các luật về quyền con người - Tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là mục tiêu xuyên xuốt của Nhà nước ta”[33]./.

Vũ Hải Việt 


[1]Xem bài: Trẻ em bị xâm hại vì khoảng trống của pháp luật

http://treem.molisa.gov.vn/SIte/vi-vn/13/367/17601/Default.aspx

[2]Tiết a mục 1 Điều 1 Quyết định số 267/QĐ-TTg, ngày 22/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015.

[3]Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013

[4]Khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[5]Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Giấy khai sinh có giá trị toàn cầu

 http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=5597

[6]Điều 5.2 Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 của Bộ Tư pháp Nghị định về đăng ký quản lý hộ tịch (“Văn bản hợp nhất số 8013/VBHN-BTP”).

[7]Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[8]Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

[9]Khoản 2 Điều 69, khoản 3 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[10]Khoản 1 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

[11]Khoản 2 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[12]Khoản 3 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[13]Khoản 1 Điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[14]Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[15]Khoản 4 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

[16]Điều 13 Điều 25 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[17]Khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[18]Điều 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[19]Điều 26 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[20]Điều 15 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[21]Điều 16 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; khoản 1 Điều 70 và Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[22]Khoản 1 Điều 11 Luật Giáo dục năm 2005

[23]Điều 17 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[24]Điều 18 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004

[25]Điều 19 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[26]Xem: Điều 76, 77 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

[27]Trích: Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

[28]Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên chương “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và chuyển vị trí từ Chương V lên Chương II của Hiến pháp (sau Chương về Chế độ chính trị) để khẳng định tầm quan trọng của quyền con người, quyền công dân.  

[29]Nghị quyết số 64/2013/QH 13 ngày 28/11/2013 Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

22 tháng 6 2019

Có 2 em thích ca hát nha bn 

~ Hok tốt ~
#Gumball

Có 2 em thích ca hát nha bn 

~ Hok tốt ~
#Penny

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học...
Đọc tiếp

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.

Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do vị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát, rất vui.

Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho một một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng,trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.

10
7 tháng 11 2016

very well!

7 tháng 11 2016

hay, thật cảm động

14 tháng 1 2019

sống tự do

ko có quần xâm phạm

14 tháng 1 2019

Trong văn bản gốc có đến 54 điều và 29 quyền trong một ngôn ngữ rất phức tạp và chắc chắn không dễ hiểu với trẻ. UNICEF, tổ chức về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc, tóm lược văn bản 20 trang này trong 10 quyền cơ bản:

  • Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới;
  • Quyền có tên gọi và quốc tịch;
  • Quyền về sức khỏe và y tế;
  • Quyền được giáo dục và đào tạo;
  • Quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển;
  • Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và tụ họp;
  • Quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa của bình đẳng và hòa bình;
  • Quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại;
  • Quyền có 1 gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngụ an toàn;
  • Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật.

Trong thực tế điều này có nghĩa rằng trẻ em có quyền được sống trong 1 môi trường an toàn mà không bị phân biệt đối xử. Trẻ em có quyền tiếp cận nước, thức ăn, được chăm sóc y tế, giáo dục và có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến hạnh phúc, phúc lợi của trẻ.

Câu 1 (0,5 điểm)Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)A. Người dưới 18 tuổi có quốc tịch Việt Nam.B. Trẻ em được t́m thấy ở Việt Nam mà không rơ cha mẹ là ai.C. Người đă thôi quốc tịch Việt Nam, định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam.Câu...
Đọc tiếp

Câu 1 (0,5 điểm)
Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)
A. Người dưới 18 tuổi có quốc tịch Việt Nam.
B. Trẻ em được t́m thấy ở Việt Nam mà không rơ cha mẹ là ai.
C. Người đă thôi quốc tịch Việt Nam, định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.
D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng phạm tội bị phạt tù giam.
Câu 2 (0,5 điểm)
Trẻ em ở độ tuổi nào dưới đây không được phép đi xe đạp người lớn? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)
A. Dưới 11 tuổi               C. Dưới 13 tuổi
B. Dưới 12 tuổi               D. Dưới 14 tuổi
Câu 3 (0,5 điểm)
Biển báo hình tròn viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen là loại biển báo gì? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn)
A. Biển báo nguy hiểm           C. Biển báo hiệu lệnh
B. Biển báo cấm                   D. Biển chỉ dẫn.
Câu 4 (1 điểm)
Hăy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
A. Khi con đến tuổi đi học mới làm khai sinh cho con là vi phạm quyền trẻ em.     
B. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông là do phương tiện cơ giới tăng nhanh.      
C Thư của người thân nhất dù để ngỏ cũng không được tự ý xem.     
D. Không ai được phép khám xét chỗ ở của người khác.      
II. TỰ LUẬN (7,5 điểm)
Câu 1 (1 điểm)
Em hăy cho biết thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
Câu 2 (2,5 điểm)
Cúc năm nay 14 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng ăn uống. Hằng ngày, Cúc phải làm rất nhiều công việc như rửa bát, dọn dẹp, nhóm lửa, phục vụ khách.... suốt từ sáng sớm đến khuya có những công việc nặng quá sức của em. Cúc lại thường bị bà chủ mắng nhiếc. Em không được đi học, không được tiếp xúc với các bạn cùng tuổi.
Theo em, trong tình huống trên, những quyền nào của trẻ em bị vi phạm?
Câu 3 (3 điểm)
Cho tình huống sau:
Nhà Bình ở cạnh nhà Hải. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Bình đă chửi Hải và rủ anh trai đánh Hải.
Hỏi:
1.    Bình đă vi phạm quyền gì của công dân?
2.    Hải có thể có những cách ứng xử nào? (nêu ít nhất 3 cách)
3.    Theo em, cách ứng xử nào là phù hợp nhất trong tình huống đó?
Câu 4 (1 điểm)
Em hãy tự liên hệ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của bản thân.

giúp mình làm đi

4
3 tháng 5 2017

1c

2b

3a

4 d đúng, còn lại sai

3 tháng 5 2017

Đây là trang để hỏi toán mà bạn, để có câu trả lời cụ thể bạn lên yahoo hoặc những trang có liên quan đến câu hỏi của bạn