K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3

Nguyên tắc truyền máu từ người cho sang người dựa trên một số cơ sở chính sau:

1.Tính an toàn và hiệu quả của máu truyền: Quá trình truyền máu là phương pháp y học cơ bản và quan trọng để cung cấp máu mới cho cơ thể những người cần. Mục tiêu của quá trình này là cung cấp máu an toàn và hiệu quả từ người hiến máu đến người nhận mà không gây hại cho sức khỏe của bất kỳ ai.

2.Tính tương thích máu: Mỗi người có một hệ thống huyết học riêng biệt, được xác định bởi các nhóm máu (A, B, AB, O) và nhân tố Rh (Rh+ hoặc Rh-). Tính tương thích máu là yếu tố quan trọng nhất trong việc truyền máu. Người nhận máu phải nhận được máu có nhóm máu tương thích với mình, ngược lại có thể gây ra các phản ứng phản kháng và nguy hiểm đến tính mạng.

3.Kiểm tra và xử lý máu hiến: Máu hiến phải được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo tính an toàn và chất lượng trước khi truyền cho người nhận. Quy trình này bao gồm kiểm tra nhóm máu, kiểm tra các bệnh truyền nhiễm qua máu như HIV, vi rút viêm gan B và C, sự tương thích máu, và các yếu tố khác như huyết khối.

4.Hệ thống an toàn và đảm bảo chất lượng: Các tổ chức y tế có trách nhiệm xây dựng và duy trì hệ thống an toàn và đảm bảo chất lượng trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền máu. Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy định về an toàn máu, đào tạo nhân viên, vận chuyển máu và duy trì cơ sở hạ tầng y tế.

5.Chính sách và quy định pháp luật: Các quy định và chính sách pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý quá trình truyền máu, bảo vệ sức khỏe của người hiến máu và người nhận, và đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc sử dụng máu.

Tóm lại, nguyên tắc truyền máu từ người cho sang người dựa trên các cơ sở vững chắc như tính tương thích máu, kiểm tra và xử lý máu hiến, hệ thống an toàn và đảm bảo chất lượng, cũng như các chính sách và quy định pháp luật liên quan.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

1. Sơ đồ truyền máu thể hiện mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu:

2. 

- Nếu một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận nhóm máu A và nhóm máu O.

- Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ xảy ra hiện tượng kết dính làm phá hủy hồng cầu của máu truyền ngay trong lòng mạch máu, đồng thời, có thể gây ra hiện tượng sốc và nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết.

Rối loạn môi trường trong cơ thể có thể có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, bệnh gout, …

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Vai trò của máu đối với cơ thể: Máu là dịch lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn; gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Do đó, máu có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải; vận chuyển oxygen và carbon dioxide; bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của các bạch cầu và làm đông máu của tiểu cầu.

- Máu lưu thông trong cơ thể nhờ sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Trong quá trình đó, tim có vai trò như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.

23 tháng 7 2023

Tham khảo!

Chỉ số glucose trong máu ở mức trung bình từ: 3,9 – 6,4 mmol/L là bình thường.

Khi chỉ số này nằm ngoài giới hạn cho phép tức là thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường, sẽ biểu lộ những dấu hiệu bất ổn về lượng đường trong máu. 

- Nếu chỉ số nồng độ glucose trong máu của một người lớn hơn mức bình thường thì người đó có nguy cơ mắc các bệnh sau: Bệnh tiểu đường, viêm tụy cấp hay mạn tính, các bệnh về tuyến yên hay tuyến thượng thận, viêm màng não, tình trạng stress….

Tuy nhiên lượng glucose trong máu tăng cao thường hay gặp phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng là một trong số những chỉ số quan trọng mà các bác sĩ căn cứ để đánh giá tình hàm lượng đường trong máu của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Chú ý: milimol/ lít có kí hiệu là mmol/ L.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Cấu tạo cơ thể người có những đặc điểm chung là:

- Cơ thể người được cấu tạo gồm các phần: đầu, cổ, thân, hai tay và hai chân. Toàn bộ cơ thể được bao bọc bên ngoài bởi một lớp da, dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương.

- Các hệ cơ quan trong cơ thể người gồm: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh và các giác quan, hệ nội tiết, hệ sinh dục. Mỗi hệ cơ quan lại được cấu tạo bởi các cơ quan và thực hiện các vai trò nhất định.

21 tháng 7 2023

Tham khảo

\(\rightarrow\)

- Giá trị pH trong máu, trong dịch dạ dày của người, trong nước mưa, trong đất:

+ Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm vi khoảng 7,35 – 7,45.

+ Dịch vị dạ dày của con người chứa acid HCl với pH dao động khoảng 1,5 – 3,5.

+ Nước mưa bình thường mà chúng ta hay sử dụng có giá trị pH rơi vào khoảng 5,6. Cụ thể hơn, tại thành phố, giá trị pH nước mưa dao động từ 4,67 – 7,5. Và tại các khu công nghiệp, nước mưa có giá trị pH trung bình khoảng 4,72, thường dao động từ 3,8 – 5,3.

+ Đất thích hợp cho trồng trọt có giá trị pH trong khoảng từ 5 – 8.

- Trong cơ thể người, máu và dịch dạ dày … đều có giá trị pH trong một khoảng nhất định. Chỉ số pH trong cơ thể có liên quan đến tình trạng sức khoẻ. Nếu chỉ số pH tăng hoặc giảm đột ngột (ngoài khoảng chuẩn) thì là dấu hiệu ban đầu của bệnh lí.

+ Nếu giá trị pH dạ dày cao hơn khoảng chuẩn sẽ khiến cho tình trạng tiêu hóa khó khăn, các vi khuẩn sẽ dễ sinh sôi hơn trong hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ gây ra các bệnh đường tiêu hóa … Nếu giá trị pH trong dạ dày thấp hơn khoảng chuẩn sẽ gây ra các vấn đề như đắng miệng, ợ chua, ợ hơi, nóng trong lồng ngực, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,…

+ Nếu có pH máu ngoài khoảng chuẩn, có thể bắt đầu gặp các triệu chứng nhất định. Các triệu chứng gặp phải sẽ phụ thuộc vào việc máu có tính acid hơn hay kiềm hơn. Một số triệu chứng nhiễm toan (máu có tính acid) bao gồm: đau đầu; lú lẫn; mệt mỏi; buồn ngủ; ho và khó thở; nhịp tim không đều hoặc tăng; đau bụng; yếu cơ … Các triệu chứng nhiễm kiềm bao gồm: lú lẫn và chóng mặt; run tay; tê hoặc ngứa ran ở bàn chân, bàn tay hoặc mặt; co thắt các cơ; nôn hoặc buồn nôn …

    
9 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Nhận xét chỉ số xét nghiệm máu của người phụ nữ trên:

+ Về chỉ số glucose trong máu: Chỉ số glucose trong máu của người này là 7,4 mmol/L, cao hơn nhiều so với mức bình thường → Người này có nguy cơ cao là đã mắc bệnh tiểu đường.

+ Về chỉ số uric acid trong máu: Chỉ số uric acid trong máu của người này là 5,6 mg/dl, vẫn nằm trong ngưỡng bình thường.

- Vì người này có nguy cơ cao là đã mắc bệnh tiểu đường → Khẩu phần ăn của người này cần chú ý phải cung cấp cho cơ thể một lượng đường ổn định và hài hòa. Cụ thể: điều chỉnh chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế các loại thực phẩm có lượng đường cao như hoa quả sấy, kem tươi, sirô, các loại nước uống có gas,…; hạn chế dầu mỡ; bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ;… đồng thời, nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.

D
datcoder
CTVVIP
26 tháng 10 2023

- Quá trình tiếp nhận hình ảnh có sự tham gia của các cơ quan là: mắt, dây thần kinh thị giác và trung khu thị giác ở não bộ.

- Quá trình tiếp nhận âm thanh có sự tham gia của các cơ quan là: tai, dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ.

Năng lượng nhiệt là động năng của vật, nên động năng có thể truyền từ phần này sang phần khác hoặc từ vật này sang vật khác có động năng thấp hơn.

3 tháng 9 2023

hoà trộn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 9 2023

Khi ta nâng một quả tạ, nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động. Sự sắp xếp của cơ, xương, khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong, khớp hình thành nên điểm tựa, tạo sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.