K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bầm gan tím ruột: Căm hận hết độ
Đặt câu: Tôi bậm gan tím ruột vì ông lắm rồi đấy!

12 tháng 11 2021

Tôi bầm gan tím ruột vì ông lắm rồi đấy!

15 tháng 3 2019

a, Chó ăn đá gà ăn sỏi

b, Bầm gan tím ruột

c, Ruột để ngoài da

d, Nở từng khúc ruột

e, Vắt chân lên cổ

Bài 1: Tìm các thành ngữ có sử dụng nói quá để diễn đạt các ý sau. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó. a, Chắt lọc, chọn lấy cái quá giá , cái tốt đẹp, tinh túy trong những tạp chất khác. b, Cả gan, hay làm điều kém cỏi, vụng về trước người hiểu biết, tinh thông tài cán hơn mình. c, Sợ hãi, khiếp đản tới mức mặt tát lét. d, Luôn kề cạnh bên nhau, gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau. e, Gan dạ, dũng cảm...
Đọc tiếp

Bài 1: Tìm các thành ngữ có sử dụng nói quá để diễn đạt các ý sau. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó. a, Chắt lọc, chọn lấy cái quá giá , cái tốt đẹp, tinh túy trong những tạp chất khác. b, Cả gan, hay làm điều kém cỏi, vụng về trước người hiểu biết, tinh thông tài cán hơn mình. c, Sợ hãi, khiếp đản tới mức mặt tát lét. d, Luôn kề cạnh bên nhau, gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau. e, Gan dạ, dũng cảm không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm. f, Giống nhau tưởng chừng như cùng một thể tích. Bài 2 : Tìm 5 thành ngữ và giải nghĩa. Bài 3 : Tìm 3 đọan văn hoặc đoạn thơ có nói giảm nói tránh. Bài 4 : Viết một đoạn văn ngắn chủ đề học tập có sử dụng nói giảm nói tránh. Bài 5 : Viết một đoạn văn ngắn về thuốc lá có sử dụn nói giảm nói tránh.

0
18 tháng 4 2018

từ ngữ xưng hô: mẹ, u, con,bầm,mế

từ ngữ địa phương: bầm, mế, u

7 tháng 4 2022

C1:

- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Hịch tướng sĩ
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.

C2:

- Trong đoạn trích, không thể thay các từ "quên" bằng "không", "chưa" bằng "chẳng được" , bởi vì nếu thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu.
+" Quên" ở đây không có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến". Phải dùng từ này mới thể hiện được chính xác ý của người viết: Căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không quan tâm đến việc ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người.
+ "Chưa" có nghĩa là trong tương lai sẽ thực hiện được, còn nếu đổi từ chẳng thì sẽ không bao giờ thực hiện được ý định trả thù.

C3:

- Lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn: đau xót trước cảnh tình của đất nước; uất ức, căm tức khi chưa trả được thù; sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

C4:

* Triển khai hợp lí nội dung của đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có một số gợi ý sau cho phần thân bài :
1. Giải thích về lòng yêu nước:
- Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
2. Biểu hiện của lòng yêu nước:
* Thời kì chiến tranh
*Thời kỳ hòa bình
3. Vai trò của lòng yêu nước:
- Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
- Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước:
- Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
- Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
Mở bài và kết bài em tự làm nhé.

Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm... Bầm ơi có rét không bầm! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Câu 1: Xác định PTBĐ chính của...
Đọc tiếp

Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn thơ

Câu 2: Chỉ ra nét đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ:

Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Câu 3: Xác định kiểu câu và nêu tác dụng:

Bầm ơi có rét không bầm!

Câu 4: Cảm nhận của em về hình ảnh "bầm" (người mẹ) trong đoạn thơ trên.

2
14 tháng 3 2020

1, Biểu cảm

2,

Nét đặc trưng trong cách sử dụng từ ngữ là:

- dùng những từ địa phương: bầm, chớ, nghe. Tác dụng: thể hiện được sắc thái của những người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- dùng những từ sánh đôi: bao nhiêu- bấy nhiêu.

3,

Câu cảm thán: Bầm ơi có rét không bầm!

Tác dụng: bộc lộ cảm xúc thương xót của người lính xa nhà với những nỗi nhọc nhằn, vất vả của người mẹ ở nhà; từ đó bộc lộ được tình yêu thương của người lính xa nhà dành cho mẹ.

4,

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Bầm ơi" của nhà thơ Tố Hữu đã hiện lên vô cùng chân thực và gây xúc động cho người đọc. Thật vậy, người mẹ trong bài thơ chính là đại diện của tất cả những bà mẹ VN anh hùng có những phẩm chất quý báu hy sinh cho đất nước, non sông. Đầu tiên, những người mẹ VN anh hùng là những người giàu đức hy sinh. Bên cạnh những người lính ra trận trực tiếp bảo vệ tổ quốc, những người mẹ ở nhà chính là những người giàu đức hy sinh, thầm lặng làm chỗ dựa tinh thần cho những người con. Những người con ra đi và hy sinh đều là những nỗi mất mát vô cùng lớn cho những người mẹ ở nhà ngóng chờ con trong nỗi vô vọng tột cùng. Thứ hai, những người mẹ VN anh hùng là những người phụ nữ chịu thương chịu khó, 1 nắng hai sương. Họ chăm chỉ với công việc đồng áng, họ gánh vác công việc của những người đàn ông trong nhà. Những sự vất vả in hằn lên đôi vai, đôi mắt đượm buồn của những người mẹ, người phụ nữ ở quê chờ đợi người con của mình trở về. Tóm lại, những người mẹ VN anh hùng chính là những người phụ nữ giàu đức hy sinh và là chỗ dựa cho Cách mạng, cho những người lính, cho chiến thắng của dân tộc VN vĩ đại.

14 tháng 3 2020

Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm

Câu 2 :

Sử dụng từ ngữ địa phương : " Bầm "

Giải nghĩa từ " Bầm " : " Mẹ"

Câu 3:

Kiểu câu nghi vấn

- Tác dụng : Nói lên tình yêu thương của đứa con với bầm " Mẹ " , thể hiện nỗi xót đau lòng của người con đối với mẹ , người con tự hỏi mẹ có lạnh không trong sự giá lạnh của mùa đông.

Câu 4 :

“Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!“. Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi đâu về đâu , dù thành công hay thất bại thì mẹ vẫn luôn bên ta, che chở, bảo vệ, động viên ta vững bước trên đường đời. Từ tận đáy lòng tôi luôn mong ước được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Thương mẹ, con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân , góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.