K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4

Đánh giá tính hình của một quốc gia như Việt Nam có thể phức tạp và đa chiều, và có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, v.v. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan:

**1. Kinh tế:**
   - Việt Nam đã có sự phát triển kinh tế đáng kể trong những năm gần đây, với mức tăng trưởng GDP ổn định và cao so với nhiều quốc gia khác trong khu vực.
   - Đầu tư nước ngoài và xuất khẩu đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế.
   - Tuy nhiên, cũng còn tồn đọng nhiều thách thức như nền tảng hạ tầng kém, nợ công, và sự phân bố thu nhập không đồng đều.

**2. Xã hội:**
   - Mức sống của một phần lớn dân cư đã cải thiện, với mức giáo dục và sức khỏe cơ bản được nâng cao.
   - Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các vấn đề như chất lượng giáo dục, y tế, an sinh xã hội, và bất công xã hội.

**3. Môi trường:**
   - Ít nhiều tiến bộ đã được đạt được trong việc quản lý và bảo vệ môi trường, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai và tài nguyên tự nhiên.
   - Các biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang dần được chú trọng.

**4. Chính trị:**
   - Việt Nam vẫn duy trì một chính trị ổn định và là một quốc gia độc lập, tự chủ, và tự do.
   - Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại về việc bảo vệ và thúc đẩy quyền dân chủ và nhân quyền.

Tóm lại, Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn những thách thức cần phải vượt qua. Việc đánh giá xem quốc gia đã "tốt lên" hay "xấu đi" có thể phụ thuộc vào góc nhìn cũng như các tiêu chí và yếu tố được xem xét.

6 tháng 1 2018

Đáp án đúng : B

4 tháng 9 2019

Mặc dù đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, nền công nghiệp nước ta thời gian qua phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ yếu phát triển theo các mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Những hạn chế, tồn tại của công nghiệp Việt Nam chủ yếu gồm:

- Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp chưa thực sự là nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nhiều năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP thay đổi không lớn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp có xu hướng tăng song vẫn ở mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa.

- Tái cơ cấu các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ra những thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, chậm được đổi mới, nhất là đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 – 3 thế hệ, đặc biệt là trình độ cơ khí chế tạo (là trụ cột của sản xuất công nghiệp).

- Công nghiệp chưa thu hút mạnh mẽ lao động để tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu lao động chung của nền kinh tế đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa. Tỷ lệ lao động công nghiệp trong tổng lao động có việc làm của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước khác đã thực hiện thành công công nghiệp hóa trong giai đoạn nửa đầu của thời kỳ dân số vàng.

- Nội lực của ngành công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế; năng lực, hiệu quả của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước ở mức thấp.

- Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn thấp, kém xa các nước khác trong khu vực và châu lục.

- Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu tham gia vào khâu gia công, lắp ráp. Phần lớn các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam có hàm lượng công nghệ thấp, ngoại trừ hàng điện tử chủ yếu do khu vực FDI nắm giữ. Số lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực Việt Nam có lợi thế so sánh đang có xu hướng giảm.

- Chất lượng năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp, có khoảng cách khá xa so với các nước khác.

- Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đã đề ra. Trong số các ngành ưu tiên theo xác định của Chính phủ, có các ngành công nghiệp ưu tiên có tốc độ tăng trưởng khá cao là dệt may, da – giày, thép, điện tử. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp này chỉ thực sự tham gia được ở một vài khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị sản xuất trong khi nguồn lực nhà nước hỗ trợ các ngành này thông qua ưu đãi về thuế là khá lớn. Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên khác không đạt mục tiêu đã đề ra.

- Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đối với các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các ngành công nghiệp ở mức thấp.

- Vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp đa số tập trung vào các ngành có thời gian hoàn vốn ngắn như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm, số dự án đầu tư vào công nghệ cao chưa nhiều.

- Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp còn hạn chế và kém hiệu quả. Không gian phát triển công nghiệp hiện nay còn bị chia cắt theo địa giới hành chính, thiếu sự hợp tác và phân công lao động trong vùng, chưa có sự phân bố hợp lý trên phạm vi toàn quốc dựa trên lợi thế so sánh. Việc kết hợp và lồng ghép chính sách phát triển ngành công nghiệp với chính sách phát triển vùng chưa hiệu quả, chưa xây dựng được mạng lưới các cụm công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp gắn kết chưa chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp.

Ngành công nghiệp phát triển thiếu gắn kết chặt chẽ đã ảnh hưởng đến việc phát huy tối đa lợi thế của các ngành kinh tế khác, trong đó đặc biệt là nông nghiệp. Giữa công nghiệp và nông nghiệp là mối liên kết cộng sinh, không thể phát triển ngành này mà không cần đến sự phát triển của ngành kia, và ngược lại. Đối với công nghiệp, nông nghiệp là nguồn cung nguyên liệu đầu vào như mía, bông, trà, gạo, lúa mì… cho ngành công nghiệp chế biến. Ngược lại, đối với nông nghiệp, công nghiệp là ngành cung cấp công cụ lao động, máy móc thiết bị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất như máy kéo, máy cày, máy thu hoạch, máy bơm nước, phân bón… tăng hiệu quả tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp thông qua các hoạt động xây dựng đường sá, chợ, siêu thị, nhà kho… Trong các chính sách phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là việc cơ khí hóa nông nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

+ Đối với việc cơ khí hóa nông nghiệp: Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của Việt Nam trung bình đạt 1,6 mã lực (HP)/ha canh tác, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (4 HP/ha), Trung Quốc (8 HP/ha), Hàn Quốc (10 HP/ha).

Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu gần 70% số máy móc phục vụ nông nghiệp, phần lớn trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại đồng bằng sông Cửu Long, việc cơ giới hóa canh tác được thực hiện chủ yếu trong ngành trồng lúa, mía đường. Ngược lại, tỷ lệ này còn rất thấp với các cây trồng cạn khác ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Trên thực tế, có rất nhiều loại máy nông nghiệp, phụ thuộc vào quy trình canh tác, thu hoạch các loại cây trồng khác nhau, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của từng vùng miền.

Hiện nay, ngành Cơ khí phục vụ nông nghiệp đang phải đối mặt với hai vấn đề quan trọng cần giải quyết. Thứ nhất là chất lượng kim loại của chi tiết máy nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, chủ yếu ở các khâu công nghệ rèn, đúc chi tiết máy, công nghệ gia công và công nghệ nhiệt luyện để tăng độ bền và tuổi thọ chi tiết máy. Thứ hai là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu về vận hành máy móc cơ giới hóa nông nghiệp.

Thực tế này cho thấy ngành cơ khí nông nghiệp hiện nay còn nhiều yếu kém, chưa có sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhưng việc tổ chức thực thi chưa đem lại kết quả như mong đợi.

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã đạt được những bước phát triển tích cực những năm gần đây. Cả nước đã hình thành hệ thống khoảng hơn 7.500 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, trong đó có một số ngành hàng có công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt 5-7%.

Nhờ công nghiệp chế biến nông sản tăng trưởng mạnh mà các mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng bình quân khoảng 8-10%/năm. Bước đầu đã có một số ngành hàng, doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, chú trọng áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và các thị trường cao cấp.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của nước ta chưa tương xứng với tiềm năng. Phần lớn trong số các sản phẩm nông lâm thủy sản chế biến được xuất khẩu là ở dưới dạng sơ chế thô. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị hàng nông sản chế biến của nước ta thường thấp hơn từ 15 - 50% so với các sản phẩm cùng loại từ những nước khác.

14 tháng 6 2017

Đáp án: A. vùng đồng bằng ven biển ; cây Cói.

Giải thích: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là cây Cói – SGK trang 31, 33

2 tháng 11 2021

a nha 👉🏻👈🏻

29 tháng 12 2017

Dat xau la dat khong co chat dinh duong lam cho cay 1 phan k phat trien tot

Bien phap:xoi dat phoi ra nang cho het do chua, tron phan vao dat

31 tháng 12 2018

Đất là vốn cơ bản của nhà nông. Đất không mất đi sau mùa gặt hái, nhưng đất sẽ xấu dần đi hay tốt dần lên tuỳ thuộc vào quá trình khai thác và cải tạo con người. Đất tốt quyết định bởi khả năng giữ nước, giữ thức ăn, giữ không khí và bởi độ phì nhiêu của đất. Muốn sử dụng đất hợp lý phải luôn luôn chăm lo cải tạo đất.
Cải tạo đất bao gồm một hệ thống tổng hợp nhiều biện pháp: sanh ghềnh, lấp trũng, tránh xáo trộn lớp đất màu, thiết kế thuỷ lợi và giao thông một cách thuận tiện và hợp lý, cải tạo độ chua (bón vôi, thạch cao), cày bừa vun xới để làm cho đất có độ xốp thích hợp (giữ nước, giữ phân, giữ không khí). Quan trọng hơn nữa là phải bón đủ loại phân hữu cơ, phân vô cơ (N, P, K), phân vi lượng và trong một số trường hợp cần bón thêm phân vi sinh vật. Cố thi sĩ Hoàng Trung Thông đã viết: “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

11 tháng 6 2018

Đáp án: D. 70%.

Giải thích: Ở Việt Nam, có khoảng 70% diện tích đất tự nhiên ở vùng đồi núi – SGK trang 27

6 tháng 5 2019

Đáp án: D. 70%.

Giải thích: Ở Việt Nam, có khoảng 70% diện tích đất tự nhiên ở vùng đồi núi – SGK trang 27

10 tháng 12 2020

 Những loại đất xấu, đất bạc màu, đất thoái hoá thường mang những nhược điểm gây hại cho cây trồng như đất bị mất tầng canh tác, nghèo kiệt dinh dưỡng, đặc biệt là nghèo chất hữu cơ, bị khô hạn, chai cứng hoặc bị ngập úng nước, bị chua hoá, mặn hoá... do vậy mà hiệu quả sản xuất thu được không cao.

Để có thể tiếp tục canh tác được trên vùng đất bạc màu đưa lại hiệu quả kinh tế cao bà con cần phải cải tạo đất bạc màu bằng các biện pháp tổng hợp như thuỷ lợi, luân canh cây trồng, thâm canh hợp lý, phân bón...